Bản đồ mới của Trung Quốc – lợi bất cập hại!

Biểu tình ở Hà Nội, Việt Nam, chống đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc năm 2014. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trung Quốc vừa công bố một bản đồ mới mà Bắc Kinh gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023” trùm lên lãnh thổ của một số quốc gia láng giềng, gây ra một sự phản đối mạnh mẽ. Ý đồ của Trung Quốc mở rộng chủ quyền qua tấm bản đồ mới này xem chừng lợi bất cập hại.

Hôm 28 Tháng Tám, Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên Trung Quốc đưa ra tấm bản đồ mới, sẽ được sử dụng nhất quán trong các cơ quan, trường học ở nước này. Đáng chú ý ở Biển Đông, Bắc Kinh đã mở rộng khu vực họ tuyên bố chủ quyền từ đường chín đoạn trước đây thành đường 10 đoạn, thêm một đoạn phía Đông đảo Đài Loan để đòi chủ quyền hòn đảo dân chủ này. Người Việt Nam xưa nay vẫn gọi đường chín đoạn này là “đường lưỡi bò,” vì trông giống hệt lưỡi một con bò khổng lồ liếm hết vùng biển phía Đông nước Việt, nay chắc phải gọi đầy đủ là “đường lưỡi bò 10 đoạn.”

“Đường lưỡi bò” của Trung Quốc liếm gần hết diện tích Biển Đông bị Tòa Trọng Tài Quốc Tế Thường Trực (PCA) ở Hòa Lan bác bỏ, coi là “bất hợp pháp” trong phán quyết hồi Tháng Bảy, 2016, kết thúc vụ kiện từ năm 2013 của chính phủ Philippines. Nay Bắc Kinh chẳng những không tuân thủ phán quyết của tòa án thuộc Liên Hiệp Quốc mà còn manh tâm mở rộng và củng cố đòi hỏi phi pháp của mình.

Các nước hoặc bị Trung Quốc lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông như Philippines, Malaysia, Việt Nam, hoặc bị xâm lấn lãnh thổ như Đài Loan, Ấn Độ đều lên tiếng cực lực phản đối mưu đồ bành trướng của Trung Quốc.

Ấn Độ là nước đầu tiên phản đối bằng những lời lẽ mạnh mẽ khi tấm bản đồ mô tả một số vùng Ấn Độ là thuộc về Trung Quốc. Bắc Kinh lâu nay vẫn tuyên bố chủ quyền trên toàn bang Arunachal Pradesh của Ấn, gọi đó là Nam Tây Tạng. Còn khu vực Aksai Chin khô hạn trên cao nguyên Dokham đã bị Trung Quốc chiếm đóng sau cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. Trả lời phỏng vấn đài NDTV hôm 29 Tháng Tám, Ngoại Trưởng Ấn Độ S. Jaishankar nêu rõ: “Trung Quốc thường đưa ra các bản đồ với các lãnh thổ không thuộc về họ. Đó đã là một thói quen cũ. Nhưng đưa ra các bản đồ [bao gồm] các phần của Ấn Độ… sẽ không thay đổi được gì… Đưa ra các tuyên bố phi lý không làm cho lãnh thổ của nước khác thuộc về bạn.”

Tiếp theo Ấn Độ, ba nước Đông Nam Á Malaysia, Philippines, và Việt Nam cũng lần lượt bác bỏ bản đồ mới của Trung Quốc.

Báo Tuổi Trẻ trong nước tường trình: “Ngày 31 Tháng Tám, bà Phạm Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, khẳng định hành động của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định theo Công Ước của Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).”

Ở Malaysia, bản đồ mới của Trung Quốc lấn vào vùng đặc quyền kinh tế ngoài bờ biển các tiểu bang Sabah và Sarawak trên đảo Borneo. Theo UNCLOS, ngoài lãnh hải rộng 12 hải lý, quốc gia ven biển còn được độc quyền khai thác kinh tế trong phạm vi 200 hải lý, gọi là vùng đặc quyền (Exclusive Economic Zone – EEZ). Bộ Ngoại Giao Malaysia ra thông cáo nhấn mạnh Kuala Lumpur không công nhận các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, bản đồ mới của Trung Quốc không có thẩm quyền ràng buộc Malaysia mà chỉ thể hiện các yêu sách hàng hải đơn phương của Trung Quốc.

Philippines phản đối mạnh hơn nữa, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài PCA, theo đó “Đường chín đoạn” là bất hợp pháp, không có cơ sở và thực tế. Manila khuyến cáo Bắc Kinh, với tư cách một nước lớn, Trung Quốc nên tuân theo trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Đài Loan, lần đầu tiên bị gom vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, phản đối mạnh chưa từng thấy. Ông Jeff Liu, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Đài Loan, nói rằng: “Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc, là một quốc gia có chủ quyền và độc lập, không phụ thuộc vào Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chưa bao giờ cai trị Đài Loan. Đây là những điều phổ biến, là sự thật được thừa nhận và hiện trạng trong cộng đồng quốc tế… Bất kể chính phủ Trung Quốc bóp méo tuyên bố chủ quyền của Đài Loan như thế nào, điều đó không thể thay đổi thực tế khách quan về sự tồn tại của đất nước chúng ta,” theo trang Taiwan News được đài RFA dẫn lại.

Nga cũng lên tiếng phản đối vì tấm bản đồ mới xác định đảo Bolshoy Ussuriysky trên biên giới hai nước (mà Bắc Kinh gọi là đảo Hắc Hạt Tử) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Hòn đảo rộng khoảng 320-350 km vuông này được Nga chia cho Trung Quốc một nửa theo một hiệp ước năm 2008. Nay nhân lúc Nga bị sa lầy trong cuộc chiến ở Ukraine, Bắc Kinh thâu tóm nửa hòn đảo còn lại đưa vào bản đồ của mình. Khi được hỏi về tấm bản đồ Trung Quốc tại cuộc họp báo ở Moscow hôm qua Thứ Năm [31/8/2023], người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bác bỏ bất cứ đề nghị nào về việc tái đối thoại tranh chấp lãnh thổ, mà bà nói đã được hai bên giàn xếp cách đây hơn 15 năm.

Rồi bà nói thêm: “Nga và Trung Quốc tuân theo lập trường chung rằng vấn đề biên giới giữa hai nước đã được giải quyết xong” và “Nga và Trung Quốc nhiều lần khẳng định rằng [giữa hai bên] không có cái gọi là tranh chấp lãnh thổ.”

***

Các nhà bình luận thời sự quốc tế nhận định, thời điểm Trung Quốc tung ra tấm “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023” này – ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Jakarta, Indonesia, từ 5 đến 7 Tháng Chín và hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 tại New Delhi, Ấn Độ, từ 9 đến 10 Tháng Chín – là nhằm khuấy động mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh. Nó chứng tỏ Trung Quốc không công nhận phán quyết của tòa quốc tế mà cương quyết thực hiện các yêu sách của họ.

Nhưng xét kỹ, tấm bản đồ mới không đem lại cho Trung Quốc một diện tích lãnh thổ mới đáng kể nào ngoài những gì Bắc Kinh liên tục tuyên bố từ trước tới nay. Nó cũng không thể gây áp lực lên các quốc gia tham dự hai hội nghị quan trọng nói trên bởi vì một tuyên bố đơn phương của Trung Quốc quá phi lý và phi pháp sẽ không được quốc gia nào chấp nhận hoặc bị ràng buộc phải tuân theo.

Lợi ở đâu chưa thấy chứ việc tung ra một yêu sách lãnh thổ qua tấm bản đồ tự vẽ này, Trung Quốc đã một lần nữa chứng tỏ cho các nước láng giềng thấy họ chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng bành trướng, chưa bao giờ hành xử như một cường quốc có trách nhiệm, tuân thủ đầy đủ và nghiêm cẩn luật pháp quốc tế. Thay vì vậy, Trung Quốc vẫn theo “thói quen cũ” – như lời ngoại trưởng Ấn Độ – áp đặt tham vọng của mình lên các nước lân bang, lợi dụng sức mạnh áp đảo về quân sự và ưu thế về kinh tế. Tại hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS tại Nam Phi mới đây, Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố “bành trướng không có trong máu của người Trung Quốc” bất chấp thực tế lịch sử diện tích của Trung Quốc hiện nay lớn gấp bốn lần nước Trung Hoa thời mới thống nhất dưới triều đại Tần Thủy Hoàng. Việc Bắc Kinh công bố tấm bản đồ “đường lưỡi bò 10 đoạn” ngay sau phát biểu trên của ông Tập chẳng khác gì một cú phản thùng, minh họa cho lối nói một đằng làm một nẻo của ông.

Với lối hành xử lợi mình hại người, bất chấp đạo lý và pháp lý của Trung Quốc, các nước láng giềng không có cách nào khác là đề cao cảnh giác, tăng cường sức mạnh quân sự để tự bảo vệ, đồng thời liên kết với các cường quốc bên ngoài để chống lại hành vi xâm lấn của Bắc Kinh. Làm ăn với Trung Quốc nhưng phải liên kết an ninh với Hoa Kỳ đang là xu thế thời đại ở khu vực, kể cả với các nước lớn như Ấn Độ hay Nhật. Một cuộc thao diễn quân sự quy mô lớn, do quân đội hai nước Mỹ và Indonesia làm nòng cốt, quy tụ đại diện quân đội năm nước Úc, Nhật, Singapore và 12 nước (Brunei, Brazil, Canada, Đức, Ấn Độ, Malaysia, Hòa Lan, New Zealand, Papua New Guinea, Philippines, Nam Hàn và Đông Timor) cử quan sát viên tham dự sẽ diễn ra gần đảo lớn Java của Indonesia từ hôm 31 Tháng Tám và kéo dài hai tuần, trùng với thời gian hội nghị ASEAN, là câu trả lời cho những hành động hung hăng của Trung Quốc. Bắc Kinh hết sức tức giận, cáo buộc Mỹ xây dựng một liên minh “NATO Châu Á” để hạn chế ảnh hưởng quân sự và ngoại giao ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Xem ra, với “nước cờ bản đồ” Bắc Kinh sẽ bị thiệt hại nhiều hơn, trước mắt là các nước nhỏ kề cận Trung Quốc có thêm lý do để tham gia vào chiến lược Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo – điều mà lẽ ra Trung Quốc nên tránh.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.