Báo cáo “#StopVNTrolls – Chống lại Lực lượng 47 và kiểm duyệt trên mạng”

Báo cáo "#StopVNTrolls - Chống lại Lực lượng 47 và kiểm duyệt trên mạng" do Việt Tân thực hiện
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Internet đã giúp xã hội Việt Nam cởi mở và kết nối đất nước với thế giới. Trong tình trạng không có báo chí tự do, người dân quay sang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để theo dõi tin tức và tranh luận về các vấn đề quốc gia. Không gian chính trị trực tuyến cũng đã nuôi dưỡng sự phát triển của xã hội dân sự.

Điều này đe dọa sự độc tôn quyền lực của nhà nước CSVN. Vì vậy Hà Nội quyết tâm ngăn chặn mối đe dọa này. Chính phủ đã gia tăng kiểm duyệt Internet với một đội ngũ an ninh mạng, dư luận viên ngày càng tinh vi.

Trong một báo cáo mới có tiêu đề “#StopVNtrolls — Chống lại Lực lượng 47 và Kiểm duyệt trên mạng,” Việt Tân vạch trần các mạng lưới độc hại đang có những hành động gây tác hại cho người dùng mạng xã hội Việt Nam.

Báo cáo cung cấp các khuyến nghị cho công ty Meta để xây dựng một môi trường mạng xã hội an toàn và xác thực.

Dưới đây là báo cáo.

Ban Biên Tập

* Báo cáo có thể tải về dưới dạng PDF qua link: https://drive.google.com/file/d/1k9D8zjVYoM6ACrfRb8_TyHyObrmS9aNb/view

***

1. Lực lượng an ninh mạng của Việt Nam và sự kiểm duyệt trên mạng

Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng người sử dụng Internet gia tăng nhanh nhất ở Đông Nam Á, với ước tính có khoảng 72 triệu người dùng vào năm 2022. [1] Với số lượng lớn người sử dụng kết hợp với sự tiện lợi của điện thoại thông minh, các nền tảng truyền thông xã hội đã trở thành một công cụ đắc lực cho người dân Việt Nam để bày tỏ quan điểm chính trị của mình.

Mạng xã hội mang đến cho hàng triệu người Việt Nam cơ hội chia sẻ ý kiến cá nhân và tiếp cận thông tin không bị chính quyền kiểm duyệt. Điều này đe dọa sự độc tôn quyền lực của nhà nước CSVN. Vì vậy Hà Nội quyết tâm ngăn chặn mối đe dọa này. Người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam ngày càng phải đối mặt với sự quấy rối, đe dọa, bạo lực và truy tố từ các cơ quan nhà nước quyết tâm dập tắt các cuộc tranh luận công khai.

Trong báo cáo năm 2022, Freedom House xếp Việt Nam ở vị trí thứ 5 từ dưới lên về mức độ tự do Internet, do Hà Nội đã có những hành vi kiểm duyệt nội dung và vi phạm các quyền của người dùng. [2] Từ lâu, kiểm soát sự truy cập thông tin trực tuyến đã là một ưu tiên của Chính phủ Việt Nam.

Vào những năm 2000 và đầu những năm 2010, khi Internet trở nên dễ tiếp cận hơn với đại bộ phận dân chúng, chính phủ đã thiết lập tường lửa để chặn sự truy cập vào các trang web quốc tế tiếng Việt hoặc đề cập đến các vấn đề liên quan đến Việt Nam.

Khi mạng xã hội trở nên phổ biến, các nhà chức trách đã tìm cách giới hạn việc viết blog, chỉ cho phép các blog viết về các vấn đề cá nhân [3], yêu cầu dữ liệu người dùng phải được lưu trữ tại Việt Nam và thậm chí còn siết dòng truy cập vào các nền tảng truyền thông xã hội này. Vài lần, Hà Nội đã làm chậm lưu lượng truy cập Facebook khi mạng xã hội khổng lồ này từ chối tuân thủ các yêu cầu gỡ bỏ nội dung chỉ trích chính phủ.

Không có khả năng hoặc không thể đóng cửa các nền tảng phổ biến như YouTube và Facebook vì lý do kinh tế, các nhà chức trách đã áp dụng một cách tiếp cận mới. Vào tháng 12 năm 2017, chính phủ đã công bố một lực lượng an ninh mạng gồm 10.000 người để chống lại làn sóng chỉ trích chính phủ, có tên là Lực lượng 47. [4][5] Đội quân an ninh mạng này được giao nhiệm vụ rà soát Internet và “sẵn sàng chống lại các quan điểm sai trái từng giây, từng phút và từng giờ,” trên các nền tảng truyền thông xã hội, chủ yếu là trên Facebook. [6] Dưới sự chỉ đạo của chính phủ, lực lượng an ninh mạng này đã thực hiện các hành động phối hợp tác hại xã hội với những hệ lụy nghiêm trọng đối với các cuộc thảo luận công khai ở Việt Nam.

Những quốc gia siết chặt Internet nhất. Việt Nam ở vị trí thứ 5 từ dưới lên, theo Tổ chức Freedom House
Những quốc gia siết chặt Internet nhất. Việt Nam ở vị trí thứ 5 từ dưới lên, theo Tổ chức Freedom House

 

2. Dư luận viên

Nước láng giềng của Việt Nam, Trung Quốc, khét tiếng về việc kiểm duyệt thông tin trên mạng bằng Bức tường lửa vĩ đại. Từ việc cấm Facebook và tạo nền tảng truyền thông xã hội của riêng mình đến việc chặn quyền truy cập vào Google, sự kiểm soát internet của Trung Quốc gần như tuyệt đối. Hà Nội, thiếu các nguồn lực tương tự, đã phải vạch ra một lộ trình kiểm soát khác.

Với một đội quân hùng hậu những người định hướng dư luận gồm Lực lượng 47, đơn vị an ninh mạng của quân đội, và một lữ đoàn dân sự, được gọi một cách không chính thức là E47. [7]

Số quân ban đầu của Lực lượng 47 được báo cáo là mười ngàn người, và tuy không có thông tin cập nhật chính thức nào về quy mô hiện tại của đơn vị này, nhưng các bằng chứng cho thấy số quân đã tăng lên hàng chục ngàn người. Địa bàn hoạt động chính của lực lượng an ninh mạng là Facebook, nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất tại Việt Nam. Đáng chú ý nhất, đây là nền tảng nơi mọi người có quyền tự do tương đối để nhận và truyền đạt thông tin, thường là về các vấn đề không được các cơ quan truyền thông nhà nước đưa tin đầy đủ. Các tài khoản cá nhân, các trang Facebook cộng đồng và bài viết của các nhà báo nước ngoài đều có thể trở thành mục tiêu của đội quân mạng. [8]

3. Báo cáo hàng loạt

Trên bình diện quốc tế, quy định của các chính phủ về truyền thông xã hội vẫn chưa rõ ràng và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Luật an ninh mạng mới được thông qua tại Việt Nam vào năm 2019, quy định về nội dung chống lại chính phủ, và vào năm 2022, yêu cầu một số công ty nước ngoài lưu trữ dữ liệu tại địa phương, đã có hiệu lực để giám sát việc sử dụng internet. Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện vẫn còn tùy tiện.

Các nền tảng truyền thông xã hội cũng đã thiết lập các quy tắc ứng xử của riêng họ. Các quy tắc của Facebook về nội dung nào bị cấm được nêu trong Các Tiêu chuẩn Cộng đồng. Các tài khoản cá nhân, các trang cộng đồng và các nhóm vi phạm các nguyên tắc này sẽ nhận các hình phạt ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận, đặc quyền kiếm tiền và những người vi phạm nhiều lần sẽ bị cấm đăng bài.

Các đội quân an ninh mạng như Lực lượng 47 được đào tạo cách thức báo cáo các vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng với mục tiêu cuối cùng là khiến một trang hoặc tài khoản cá nhân bị cấm tạm thời hoặc vĩnh viễn.[10]

Một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất là báo cáo hàng loạt các tài khoản cá nhân và các trang cộng đồng với các cáo buộc từ kích động bạo lực, đến gây nguy hiểm cho an toàn công cộng, đến nội dung “rác” (spam). Hệ thống tự động của Facebook sẽ cho rằng các tài khoản bị báo cáo hàng loạt này vi phạm nguyên tắc cộng đồng. Các tài khoản này có thể bị hạn chế đáng kể phạm vi tiếp cận hoặc bị cấm hoàn toàn. Các trang cộng đồng do các nhà báo công dân và các nhóm hoạt động điều hành (chẳng hạn như Facebook Việt Tân) đã trở thành mục tiêu của chiến thuật báo cáo hàng loạt, dẫn đến nhiều đợt cảnh cáo ảnh hưởng đến “Uy tín của Trang”.

Một trang không có vi phạm cộng đồng nào thì Uy tín Trang được màu “xanh”, nghĩa là trang không bị Facebook hạn chế phạm vi tiếp cận. Uy tín Trang “màu cam” có nghĩa là trang đó có một hoặc vài vi phạm và sẽ bị hạn chế phạm vi tiếp cận.

Màu “Đỏ” có nghĩa là một trang đã vi phạm nhiều lần và phải đối mặt với một loạt hình phạt bao gồm phạm vi tiếp cận bị hạn chế đáng kể và không được đề xuất cho người dùng. Những hình phạt này làm giảm nghiêm trọng số lượng người dùng Facebook được cho xem các bài đăng trên trang. Trang này cũng có nguy cơ bị đóng. Tuy nhiên Facebook lại không đưa ra chi tiết cụ thể là có bao nhiêu vi phạm nữa thì sẽ bị đóng vĩnh viễn. Các vi phạm (được gọi là “strike”) được lưu trong hồ sơ trong một năm.

 

4. Tài khoản giả và công khai thông tin cá nhân

Một chiến thuật khác của đội quân an ninh mạng của chính phủ là tạo các tài khoản mạng xã hội giả mạo những cá nhân và tổ chức mà họ nhắm mục tiêu quấy phá. Những tài khoản giả mạo này được sử dụng để đăng những nội dung không lành mạnh và thông tin sai lệch, trái ngược với quan điểm về các vấn đề xã hội/chính trị của những cá nhân, tổ chức này khiến công chúng thay đổi nhận thức về họ. Các trang Facebook “ảo” cũng được tạo ra hàng loạt nhằm thực hiện các chiến dịch bôi nhọ các cá nhân bị nhắm mục tiêu.[9]

Để kiểm soát và định hướng nhận thức của công chúng về chính phủ, lực lượng an ninh mạng duy trì sự hiện diện đông đảo và liên tục trong phần bình luận của các tài khoản mạng xã hội của những cá nhân và tổ chức có ảnh hưởng. Họ đăng đầy các thông điệp ca ngợi chính phủ trong phần bình để tạo ra ảo tưởng rằng số đông quần chúng ủng hộ chính quyền. Cách thức này được gọi là “astroturfing”.[10] Để thao túng kết quả của các cuộc thăm dò dư luận về các vấn đề/chính sách xã hội trên mạng xã hội, các dư luận viên tràn vào với các câu trả lời ủng hộ chính phủ và sau đó khai thác kết quả để chứng tỏ rằng phần đông người dân hài lòng với chính phủ.

Một phương thức khác nữa cũng được Lực lượng 47 sử dụng đó là tiết lộ thông tin cá nhân của những người điều hành các trang Facebook. Họ xúi giục quấy rối và bắt nạt trên tài khoản cá nhân tạo nguy cơ dẫn đến những người này bị tấn công ngoài đời, đồng thời tạo sự sợ hãi bày tỏ chính kiến trên không gian mạng.

 

5. Tác hại “xả rác” của Lực lượng 47

Các hệ thống giám sát nội dung tự động của Facebook đã trở thành mục tiêu của lực lượng an ninh mạng. Bằng cách báo cáo hàng loạt rằng nội dung có ngôn từ kích động thù địch, bắt nạt và quấy rối, ngay cả khi thực tế không phải vậy, các tài khoản này vẫn sẽ bị hệ thống giám sát tự động cảnh cáo. Những trừng phạt vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng “sai lầm” này khiến các bài đăng bị gỡ xuống và đôi khi các trang bị cấm đăng bài. Quy trình khiếu nại hoàn toàn không hiệu quả khi chỉ bao gồm một nút kích hoạt yêu cầu xem xét lại mà không cho phép người điều hành trang Facebook cung cấp bất kỳ thông tin giải thích nào. Một quyết định được báo lại, hoặc là thu hồi hoặc là đảo ngược quyết định phạt vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Trong trường hợp quyết định bị đảo ngược, bài đăng bị Facebook gỡ xuống sẽ được hiển thị lại. Đối với một trang như Việt Tân, hoạt động xoay quanh việc đăng những tin tức có thời gian tính, thì việc một bài đăng bị gỡ xuống một cách bất công và cho dù được Facebook cho hiển thị lại vài ngày sau, khi mà tin tức đã cũ, thì cũng không bù đắp lại được thiệt hại.

Facebook thiếu nhân viên được đào tạo bằng ngôn ngữ địa phương để có thể xác định một báo cáo đúng quy định hay một báo cáo sai trái để không đưa ra các quyết định sai lầm có lợi cho những kẻ xấu.[11]

Ngoài ra, nhiều sự kiện lịch sử và thời sự ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam có bản chất bạo lực, chẳng hạn như Cuộc Tấn Công Tết Mậu Thân năm 1968 với những bức ảnh nổi tiếng với cảnh người dân thương tiếc những người thân yêu bị quân đội cộng sản tàn sát. Những hình ảnh này, đã được đăng trên các tờ báo phương Tây trong nhiều thập niên, hiện là cái cớ để các báo cáo hàng loạt kích hoạt hệ thống tự động của Facebook. Một bài đăng của Việt Tân vào tháng 2 năm 2022 nhân kỷ niệm Tết Mậu Thân với chú thích “Thảm sát Tết Mậu Thân – thủ phạm chính là ai?” đã bị báo cáo sai trái là “phát ngôn thù hằn.” Nhân viên Facebook cuối cùng đã đảo ngược quyết định sau một quá trình kháng cáo kéo dài. Trong thời gian đó trang Việt Tân phải đối mặt với các hạn chế do bị cho là đã đăng phát ngôn thù hằn.

Bài đăng với hình ảnh người phụ nữ đang khóc thương người thân với chú thích “Thảm sát Tết Mậu Thân – Ai là thủ phạm chính?" đã bị cho là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng vì ngôn từ kích động thù địch
Bài đăng với hình ảnh người phụ nữ đang khóc thương người thân với chú thích “Thảm sát Tết Mậu Thân – Ai là thủ phạm chính?” đã bị cho là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng vì ngôn từ kích động thù địch

 

Một ví dụ khác về hậu quả của chiêu thức báo cáo hàng loạt nhắm vào Việt Tân, đó là tấm hình một nữ tu Công giáo quỳ trước một nhóm cảnh sát cầu xin họ tha mạng cho những người biểu tình ở Myanmar.

Tấm hình được đăng vào tháng 3 năm 2021 với chú thích “Hành động của một nữ tu Công giáo đã lay động vào con tim của những người đàn áp dân Myanmar.” Thế nhưng bài đăng mô tả hành động quên mình của người nữ tu này đã bị phạt vì “ngôn từ kích động thù địch,” khiến trang Facebook Việt Tân có nguy cơ bị Facebook khóa vĩnh viễn.

Ảnh chụp màn hình của FB Việt Tân. Một bài viết về một nữ tu Công giáo cầu xin mạng sống của những người biểu tình bị Facebook gỡ bỏ với lý do “ngôn từ kích động thù địch”
Ảnh chụp màn hình của FB Việt Tân. Một bài viết về một nữ tu Công giáo cầu xin mạng sống của những người biểu tình bị Facebook gỡ bỏ với lý do “ngôn từ kích động thù địch”

 

Các cuộc tấn công phối hợp không chỉ tập trung vào nội dung mà còn nhắm vào những khoảng thời gian nhất định. Có hai ngày đáng chú ý trong năm mà đội quân an ninh mạng đặc biệt hoạt động mạnh: Ngày 30 tháng 4, kỷ niệm ngày Sài Gòn thất thủ, và ngày 2 tháng 9, quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong năm 2022, vào hai ngày này và nhiều ngày sau đó, các trang Facebook do Việt Tân và nhóm truyền thông Chân Trời Mới điều hành, đã nhận được hàng chục ngàn tin nhắn với lời lẽ xúc phạm trong hộp thư, và các bài đăng của hai trang này tràn ngập hàng ngàn bình luận không lành mạnh.

Các chiến dịch được dàn dựng bởi đội quân an ninh mạng ngày càng gia tăng. Một cuộc tấn công phối hợp có tên #RIPVT đã được một trong các nhóm E47 phát động để báo cáo hàng loạt trang Việt Tân, mục tiêu cuối cùng là làm cho Việt Tân mất dấu hiệu xác thực màu xanh. Họ đã thành công.

1* Hình ảnh của The Intercept: Lời kêu gọi và hướng dẫn thực hiện cuộc tấn công phối hợp #RIPVT
1* Hình ảnh của The Intercept: Lời kêu gọi và hướng dẫn thực hiện cuộc tấn công phối hợp #RIPVT

 

Vào tháng 10 năm 2022, trong nhiều tuần liên tiếp, trang Facebook Việt Tân và trang Facebook của hàng chục nhà hoạt động đã bị tràn ngập bởi hàng trăm tin nhắn và bình luận mỗi ngày với nội dung cáo buộc sai sự thật rằng Việt Tân đã bỏ rơi một thành viên của tổ chức này hiện đang xin tị nạn chính trị ở Thái Lan.

Nhiều người trong số các nhà hoạt động này cũng phải đối mặt với chiêu thức báo cáo hàng loạt dẫn đến việc một số tài khoản bị cấm tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Các cuộc tấn công phối hợp này được thực hiện thông qua một mạng lưới các trang và nhóm Facebook cũng như các nhóm trên Whatsapp và Telegram. Khi tìm kiếm cụm từ “Lực lượng 47” trên Facebook sẽ cho thấy vô số trang thường xuyên đăng “các chủ đề trong ngày” cần chú ý trên các trang “kẻ thù” mà họ đang nhắm mục tiêu. Số người theo dõi các trang Lực lượng 47 này lên tới hàng chục ngàn người. Một trang có hơn 140.000 người theo dõi.

The Intercept, một hãng thông tấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã xâm nhập vào một nhóm Facebook riêng của E47 và đã thấy các bài đăng về các mục tiêu dự định (thường được đăng với một dấu chữ thập đỏ) cùng các hướng dẫn rõ ràng về những gì các thành viên phải làm.[7] Một quy trình ba bước hiệu quả nhất để làm cho một trang bị phạt, cũng như danh sách các cụm từ và câu viết “được nhà nước phê chuẩn” cũng được chia sẻ hàng loạt để sử dụng.

Trong các bài đăng khác, các thành viên E47 đã yêu cầu trợ giúp trong việc xác định tài khoản của những người bình luận về các bài đăng chống nhà nước để công khai thông tin cá nhân của họ trên mạng và/hoặc báo cáo họ với chính quyền địa phương. Nhiều “đối tượng” của E47 đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ như các nhà hoạt động Phạm Đoan Trang và Nguyễn Quang Khải.

Ảnh chụp màn hình: Thu thập được bởi The Intercept Quy trình ba bước về “cách chiến đấu” với các công cụ tích hợp của Facebook
Ảnh chụp màn hình: Thu thập được bởi The Intercept Quy trình ba bước về “cách chiến đấu” với các công cụ tích hợp của Facebook

 

Ảnh chụp màn hình: Thu thập được bởi The Intercept
Ảnh chụp màn hình: Thu thập được bởi The Intercept

 

6. Phản ứng của Facebook trước các yêu cầu của Hà Nội

Từng được tôn vinh vì tiềm năng thúc đẩy tự do và dân chủ, mạng xã hội hiện đang phải đối mặt với sự giám sát về vai trò của nó trong vấn đề phổ biến thông tin sai lệch, kích động bạo lực và không còn là động lực thúc đẩy tự do ngôn luận mà nó từng hứa hẹn. Trong trường hợp của Việt Nam, lý do nằm ở việc Facebook rõ ràng sẵn sàng chiều theo ý muốn của chính quyền địa phương để có thể tiếp tục hoạt động trong một thị trường được cho là trị giá 1 tỷ USD mỗi năm.[13]

Vào tháng 2 năm 2020, sau khi từ chối chấp nhận yêu cầu của chính quyền Hà Nội về việc kiểm duyệt nội dung “chống phá nhà nước”, Facebook phát hiện ra rằng lưu lượng truy cập vào nền tảng của họ ở Việt Nam đã bị chậm lại đáng kể, gần như không thể hoạt động.13 Sự giằng co kéo dài bảy tuần trước khi Facebook thông báo rằng trong tương lai, công ty sẽ tuân theo các yêu cầu gỡ bỏ của chính phủ. Trong Báo cáo minh bạch được công bố kể từ khi Facebook thay đổi chính sách của mình để tuân thủ các yêu cầu gỡ bài, đã có sự gia tăng 983% về hạn chế nội dung ở Việt Nam.[14] Facebook đang đồng lõa trong việc chính quyền Hà Nội kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến.

7. Vai trò và Giới hạn của Ban giám sát của Facebook

Để giải quyết vấn đề hệ thống giám sát tự động của Facebook bị các đội quân an ninh mạng thao túng ngày càng nhiều, Facebook đã thành lập Ban Giám sát độc lập, được cho là có quyết định cuối cùng về nội dung nào được để lại và nội dung nào phải gỡ bỏ. Tuy nhiên, một phân tích của Tổ chức Ân xá Quốc tế về các quy định của Ban Giám sát cho thấy nội dung bị hạn chế theo luật pháp địa phương sẽ không được Ban Giám sát xem xét.[15]

Vào năm 2021, người tố giác Frances Haugen nói rằng Facebook đã biết về “các mạng lưới gây hại cho đối thủ” ở Việt Nam được sử dụng để đàn áp những tiếng nói phản đối chính phủ. “Ban lãnh đạo của công ty biết cách làm cho Facebook và Instagram trở nên an toàn hơn nhưng sẽ không thực hiện những thay đổi cần thiết vì họ đặt lợi nhuận khổng lồ của mình lên trên mọi người,” cô Haugen nói trong một phiên điều trần của Thượng viện. Cô Haughen nói thêm, “Nếu Facebook có thể cố tình đánh lạc hướng Ban Giám sát, thì tôi không biết mục đích của Ban Giám sát là gì.”[12][16]

Một lần nữa, ngay cả khi Ban Giám sát đảo ngược quyết định gỡ bỏ nội dung, thì vào thời điểm bài đăng được hiển thị trở lại, công chúng đã không còn quan tâm đến nội dung đó. Nên có các biện pháp để ngăn ngừa đưa ra quyết định phạt sai lầm thay vì chỉ tập trung vào việc khắc phục hậu quả.

8. Đề nghị cho Meta

Trong nỗ lực xây dựng một môi trường trực tuyến an toàn đồng thời thúc đẩy các cuộc đối thoại chân thực và cần thiết, đây là những quy trình mà Facebook nên thực hiện để loại bỏ tác động của các mạng lưới gây hại:

1/ Xóa hàng triệu tài khoản Facebook giả mạo được báo cáo ở Việt Nam và xem xét thay đổi chính sách để ngăn chặn hành vi “câu click” trắng trợn.

2/ Đóng các mạng lưới tham gia phối hợp báo cáo hàng loạt và các hành động phối hợp tác hại xã hội khác.

3/ Đánh giá lại sự tuân thủ của Facebook đối với các yêu cầu của chính quyền Hà Nội về việc gỡ bỏ nội dung và minh bạch hơn trong các quyết định gỡ bỏ các nội dung.

4/ Cung cấp một phương thức để các nhà hoạt động, các nhà báo và những người dùng Việt Nam có thể khiếu nại việc gỡ bỏ nội dung và làm việc trực tiếp với nhân viên Facebook khi bị nhắm mục tiêu bởi các chiến dịch phối hợp hành động gây hại xã hội.

5/ Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên để thanh lọc các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng sai trái và cập nhật các công cụ kiểm duyệt để phục vụ hiệu quả hơn các cộng đồng không nói tiếng Anh.

Cho đến khi Facebook thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hoạt động phá hại của đội quân an ninh mạng, thì những tiếng nói bất đồng vẫn còn bị bịt miệng, quyền được thảo luận chính trị không bị kiểm duyệt ở Việt Nam sẽ còn bị ảnh hưởng.

***

Chiến dịch Tự Do Internet của Việt Tân

Internet đã giúp xã hội Việt Nam cởi mở và kết nối đất nước với thế giới. Trong tình trạng không có báo chí tự do, người dân quay sang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để theo dõi tin tức và tranh luận về các vấn đề quốc gia. Không gian chính trị trực tuyến cũng đã nuôi dưỡng sự phát triển của xã hội dân sự.

Là một phần của Chiến dịch Tự do Internet của Việt Tân, chúng tôi đang làm việc với các cơ quan và tổ chức quốc tế cùng các nhà hoạt động Việt Nam để

– Thách thức các đạo luật pháp lý tùy tiện và việc gỡ bỏ nội dung hạn chế quyền tự do ngôn luận;

– Thúc giục các công ty công nghệ lớn bảo đảm môi trường trực tuyến an toàn và cởi mở bằng cách giải quyết các mạng lưới tấn công đối lập và các mạng lưới tác hại xã hội khác;

– Hỗ trợ các nhà báo công dân và các nhà hoạt động mạng bị cầm tù.

***

Chú thích:

1. Simon Kemp, “Digital 2022: Vietnam,” Data Reportal, February 15, 2022, https://datareportal.com/reports/digital-2022-vietnam

2. “Vietnam: Freedom On The Net,” Freedom House, October 21, 2022, https://freedomhouse.org/country/vietnam/freedom-net/2022

3. Anh-Minh Do, “Yahoo To Shut Down Its Blogging Platform In Vietnam,” December 7, 2012, https://www.techinasia.com/yahoo-shut-blogging-platform-vietnam

4. “Vietnam army hires censors to fight ‘internet chaos’”, BBC, December 27, 2017, https://www.bbc.com/news/technology-42494113

5. James Hookway, “Introducing Force 47, Vietnam’s New Weapon Against Online Dissent,” The Wall Street Journal, December 27 2017, https://www.wsj.com/articles/introducing-force-47-vietnams-new-weapon-against online-dissent-1514721606

6. Nguyen The Phuong, “The Truth About Vietnam’s New Military Cyber Unit,” The Diplomat, January 10 2018, https://thediplomat.com/2018/01/the-truth-about-vietnams-new-military-cyber-unit/

7. Sam Biddle, “Facebook Lets Vietnam’s Cyberarmy Target Dissidents, Rejecting a Celebrity’s Plea,” The Intercept, December 20, 2021, https://theintercept.com/2020/12/21/facebook-vietnam-censorship/

8. James Pearson, “Facebook says it removes accounts which targeted Vietnamese activists,” Reuters, December 1, 2021, https://www.reuters.com/technology/facebook-says-it-removes-accounts-which targeted-vietnamese-activists-2021-12-01/

9. Mai Nguyen, “Vietnam activists question Facebook on suppressing dissent,” Reuters, April 10 2018, https://www.reuters.com/article/us-facebook-privacy-vietnam/vietnam-activists question-facebook-on-suppressing-dissent-idUSKBN1HH0DO

10. “Vietnam’s “cyber-troop” announcement fuels concern about troll armies,” Reporters Without Borders, December 1, 2018, https://rsf.org/en/vietnam-s-cyber-troop-announcement-fuels-concern-about-troll armies

11. Isabel Debre and Fares Akram,“Facebook’s language gaps let through hate-filled posts while blocking inoffensive content,” Los Angeles Time, October 25, 2021, https://www.latimes.com/world-nation/story/2021-10-25/facebook-language-gap-poor screening-content

12. “Harmful network targets Vietnamese civil society: Facebook must take action,” Viet Tan, October 28, 2022, https://viettan.org/en/harmful-network-targets-vietnamese-civil-society-facebook must-take-action/

13. James Pearson, “EXCLUSIVE-Vietnam threatens to shut down Facebook over censorship requests – source,” Reuters, November 19, 2020, https://www.reuters.com/article/vietnam-facebook-shutdown/exclusive-vietnam threatens-to-shut-down-facebook-over-censorship-requests-source-idUSL4N2I42EC

14. “Vietnam: Facebook and YouTube ‘complicit’ in State censorship,” Amnesty International UK, December 2, 2020, https://www.amnesty.org.uk/press-releases/vietnam-facebook-and-youtube-complicit state-censorship

15. “Viet Nam: Tech giants complicit in industrial-scale repression,” Amnesty International, December 1, 2020, https://www.amnesty.org/en/latest/press-release/2020/12/viet-nam-tech-giants complicit/

16. Abram Brown, “Facebook Whistle-Blower Frances Haugen Will Speak With The Company’s Oversight Board,” October 11, 2021, https://www.forbes.com/sites/abrambrown/2021/10/11/facebook-whistle-blower frances-haugen-oversight-board

17. James Pearson, “How Vietnam’s ‘influencer’ army wages information warfare on Facebook,” Reuters, July 8, 2021, https://www.reuters.com/world/asia-pacific/how-vietnams-influencer-army-wages information-warfare-facebook-2021-07-09/

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.