Bạo Lực Bị Khóa Tay Tại Phiên Tòa Bên Ngoài Tòa Án Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Sau đây là bài viết của blogger Đinh Tấn Lực về Bạo Lực Bị Khóa Tay Tại Phiên Tòa Bên Ngoài Tòa Án Hà Nội

Trang blog Đinh Tấn Lực: http://blog.360.yahoo.com/blog-cvTEIyQ1cqjy3nKsgTLTpK4M2g—?cq=1&p=1274


Bạo Lực Bị Khóa Tay Tại Phiên Tòa Bên Ngoài Tòa Án Hà Nội

Bên trong tòa án là một phiên xử phúc thẩm 8 giáo dân Thái Hà kháng án. Bên ngoài tòa án đó là một phiên xử chung thẩm toàn bộ chế độ này. Nhân dân là chánh thẩm tối cao, mỗi người cầm trên tay một cành thiên tuế. Cư dân mạng toàn cầu là nhân chứng, mỗi người bấm một con chuột vi tính. Lời tuyên sau cùng: Bạo Lực Bị Khóa Tay.
*

Martha Ann Overland, tác giả bài viết “Người Việt Nam phản công chống lại công an tham nhũng” quả cực tinh quái khi chọn bức ảnh minh họa cho chủ đề này. Đó là hình ảnh một viên cảnh sát giao thông trơ trọi giữa dòng xe chảy xiết, với dáng vẻ xem chừng như là một pha trộn giữa bất động, bất định, bất cập, bất an, bất trắc, bất kham, bất lương, và bất lực.

Đó cũng chính là bức tranh toàn cảnh cực kỳ sinh động của bạo lực CSVN ngày nay:

1. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước quyết định bí mật di dời phiên tòa phúc thẩm ra tận ngoại thành Hà Nội mới, thuộc địa phận Hà Đông cũ, với một niềm hy vọng cực lớn là sẽ giảm thiểu được số người tham dự. Âm mưu trốn chạy này bất thành, vì đã có nhiều ngàn người diễu hành bằng chân với những nụ cười rạng rỡ như trẫy hội từ hàng chục cây số về đây tham dự.

2. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước dồn sức tuyên truyền nhiều ngày trước phiên xử phúc thẩm về một bản án sơ thẩm rừng rú, lại công khai khống chế nhân dân chung quanh khu vực tòa án bằng nhiều kiểu đe nẹt, và cả lệnh cấm các sinh hoạt thường nhật tại đây bằng các biện pháp ngăn sông, cấm chợ, bãi trường, đóng cửa nhà khách… nhưng có được đâu?

3. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước cô lập một “phiên tòa công khai” bằng cách huy động hàng trăm ngựa sắt, chó nghiệp vụ, công an cơ động và các loại công an trá hình khác làm rào cản, như một thứ biểu dương lực lượng trấn áp gây sợ hãi. Các rào cản còn nguyên nhưng ước vọng đó bị gãy, khi phiên tòa được nhân dân mệnh danh là Kẻ Cướp Xử Giáo Dân.

4. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước ra tay hành xử kiểu du đảng hầu ngăn chận Ls Lê Trần Luật cùng các cộng tác viên của ông từ Sài Gòn ra Hà Nội để bào chữa cho 8 giáo dân kháng án, và cả một số bloggers quan tâm. Để trả lời cho màn kịch thủ tục pháp lý cực vụng và cực trơ này, các giáo dân kháng án đã có 2 luật sư khác biện hộ bằng những luận điểm không thể cãi.

5. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước bị đặt vào thế bị động, lúng túng đến bế tắc, tiến không được mà lùi cũng không xong trước Bài Ca Ngàn Trùng của một ca đoàn tuần hành dài cả cây số, và tức tối dán nhãn cho bài Kinh Hòa Bình là “Kinh Đòi Đất”, hiển hiện rõ nét cùn lụt của một hệ thống lý luận từng cấp dưỡng hàng chục vạn cán bộ khắp nước bằng tiền thuế của dân.

6. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước áp án “phá rối trật tự công cộng” thì được nhân dân trả lời cho cả thế giới chiêm ngưỡng toàn cảnh ôn hòa nhưng quyết liệt của một Hà Nội Đi Trong Tiếng Hát. Đây cũng là câu trả lời trực tiếp đối với bàn tay bạo lực bịt miệng linh mục trước vành móng ngựa, với đôi nét thấp thoáng của một bức tường Bá Linh trước ngày sụp đổ.

7. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước ra công trá hình cò mồi đấu tố trà trộn vào đám đông hầu kích động đoàn người tuần hành vào thế phản ứng nóng vội. Tiếc thay, các đầu gấu và nỗ lực “phá rối trật tự công cộng” này của nhà nước đã hoàn toàn bại lộ trước những cành thiên tuế xanh tươi, những biểu ngữ đòi Công Lý-Sự Thật kẻ thẳng, và những lời kinh Hòa Bình êm ái.

8. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước tập trung mọi phương tiện áp đảo vào phiên tòa phúc thẩm, và để hở sườn cho những dòng nhạc Bài Ca Ngàn Trùng cùng những tiếng thét đòi Công Lý-Sự Thật vang dội cả thành phố, vào đến tận nội thất Sở CA Hà Nội và văn phòng Thị ủy Hà Đông, đến mức CA phải “đổ ra chạy như vịt”.

9. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước nỗ lực thực hiện một phiên tòa phúc thẩm dưới hình thức “cưới chạy tang” trong một thời gian kỷ lục là 6 tiếng đồng hồ. Đó là đám cưới giữa thú rừng với luật rừng, cũng là đám tang của nanh vuốt bị cắt cụt. Hội đồng xét xử đã trân trọng nhấn mạnh tội danh “nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng” là dành độc cho nhà nước.

10. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước không dám huênh hoang “các bị cáo đã cúi đầu nhận tội” như đã từng tùy tiện trước đây trên dàn báo đài của đảng, kể cả trong phiên sơ thẩm của cùng vụ án. Người cúi đầu duy nhất được ghi hình là một công an viên, ở bên ngoài tòa án, trong phiên xử chung thẩm của nhân dân dành riêng cho chế độ.

11.Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước phát động chiến dịch nhục mạ trên báo và rút giấy phép hoạt động của Văn phòng Luật sư Pháp Quyền, dồn sức cô lập, tách rời những con người kiên cường ra khỏi một tập thể bất khuất, thì ngược lại, đã tự để lộ sự sợ hãi và khiến cho đám đông yêu chuộng Lẽ Phải càng gắn bó keo sơn hơn nữa, với nhau và với cả đại khối quốc dân thầm lặng.

12. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước phải liên tục tự đánh bóng mình bằng loại bút mỡ “Nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào đảng và nhà nước”, và đánh đổi biết bao công sức, của cải xã hội cho một biện pháp trấn áp chỉ mang thiệt hại về cho chính nó, khởi đầu là câu trả lời bằng hành động công khai: Nhân Dân Chỉ Tin Tưởng Tuyệt Đối Vào Sự Thật Và Công Lý.

13. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước dày công tổ chức những cuộc họp giao ban, những buổi soạn thảo các “chỉ đạo” từ thượng tầng của đảng, một mặt là để tuyên truyền bôi bẩn, mặt khác là để hướng dẫn cách ứng xử che dấu mọi sự thô bạo đàn áp, từ bút mực cho tới dùi cui, chỉ để nhận lại những bức ảnh phản biện để đời của nhân dân tự chụp lấy.

14. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước hạ mình và tiếp tục ăn mày quá khứ bằng các viện dẫn hoang tưởng “thế lực thù địch”, “lợi dụng dân chủ”, “lợi dụng niềm tin” v.v… Đau đớn thay, tất cả những nỗ lực “truy động cơ” đó đã bị xóa sạch chỉ bằng một câu trả lời cực ngắn ở trong tòa là: Chúa, và một biểu ngữ Công Lý cầm ngược ở bên ngoài tòa án.

15. Bạo lực đã bị khóa tay khi nhà nước chẳng thể ngờ rằng nhân dân chưa bao giờ trông đợi một kết quả phúc thẩm nào khác hơn kịch bản viết sẵn “y án sơ thẩm” của cái hệ thống độc đảng cày nát pháp luật ở đây, trong lúc mục tiêu của việc kháng án là nhằm bật hết công suất để rọi đèn chế độ rừng rú này cho cả thế giới nhận diện.

16. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước bị nhân dân lùa vào sân chơi dân chủ pháp quyền, phải chấp nhận nhập vai pháp lý, và hứng chịu hệ quả thê thảm là phô bày trọn vẹn trần truồng trước dư luận quốc tế một hệ thống lãnh đạo ngu tối tham lam phi nhân tính đang cố kéo dài những ngày cuối đời bằng thể chế công an trị.

17. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước bị đẩy lùi vào tình thế “đánh vào gió”, và hoàn toàn bất lực trước mục tiêu PR của vụ kháng án đối với dư luận toàn quốc, thậm chí trên toàn thế giới, về một đất nước Đói Công Lý-Thèm Sự Thật. Mọi hình thái diệu võ giương oai, càng “sẵn sàng chiến đấu” lại càng hẫng vào túi không khí, và lún sâu vào vũng bùn đỏ đầy chất thải của chính bạo lực.

18. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước tung tiền mua được đôi ba phóng viên lề phải viết vài bài phóng sự theo đơn đặt hàng, trong lúc các trang mạng Công giáo và làng Dân Báo Bloggers loan tải tràn ngập tin tức cập nhật hằng mỗi nửa giờ, với số lượng hình ảnh nhiều hơn gấp bội, kể cả hình ảnh những công an chìm đi thu hình giáo dân.

19. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước bất ngờ thấy ra sức mạnh hiệp thông giữa các giáo xứ khắp nơi, ở trong và ngoài Việt Nam, và cả sức mạnh hiệp thông giữa các tôn giáo. Công Lý-Sự Thật chính là mẫu số chung kết nối, còn Hòa Bình chính là phương pháp vận động của người Việt Nam để đòi bằng được khát vọng Công Lý và Sự Thật đó.

20. Bạo lực đã bị khóa tay kể từ khi nhà nước đứng nhìn hàng vạn giáo dân tổ chức thánh lễ Tạ Ơn ngay sau phiên tòa chung thẩm ở bên ngoài tòa án xử phiên phúc thẩm ô nhục đó. Họ có lý do để tạ ơn Thượng đế, tạ ơn niềm tin bất diệt, và cả tạ ơn nhau về những hiệp thông đã đưa họ đến những thắng lợi rạng ngời của ngày 27 tháng 3.
*

Lời cuối của Bao Thanh Thiên mỗi khi tuyên án vẫn thường là: “Xử thế này phục không?”.

Tại phiên tòa chung thẩm xử tội cả chế độ ở bên ngoài tòa án Hà Nội lần này, câu trả lời là những nụ cười tươi tắn của cả sự tâm phục và khẩu phục. Kể cả nụ cười của người công an có trách nhiệm đàn áp.

Xin nghiêng mình kính phục và hết lòng vinh danh các tấm gương ôn hòa nhưng dũng cảm vì sự thật và công lý sáng ngời của bà con Thái Hà đã khóa tay bạo lực.

07 tháng 4, 2009.
Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.