Bảo Vệ Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khi nhà nước Hà Nội chơi trò xã hội đen với các nhà hoạt động dân chủ như Nguyễn Thanh Giang, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Trần Luật… thì các tàu lạ (có lẽ của Trung Quốc, chứ khó thể nào là tàu của Iran, hay Cuba) đang vào các vùng biển Việt Nam để chơi trò xã hội đen với ngư dân Việt. Và CSVN đang ra vẻ bó tay.

Bắt cóc ngư dân Việt đưa về đảo Hải Nam rồi đòi tiền phạt mới thả, đó là hành vi hải tặc. Tàu lạ đụng chìm tàu ngư dân Việt rồi bỏ chạy, đó cũng là hành vi hải tặc vì đã cướp đi phương tiện mưu sinh và cướp mất sự bình an trên biển. Tại sao nhà nước Hà Nội chưa đưa các hành vi hải tặc này ra trước Liên Hiệp Quốc khiếu kiện? Thêm nữa, tại sao Hà Nội chưa kêu gọi Khối ASEAN thành lập một đơn vị hải quân đặc nhiệm chống hải tặc? Và rộng hơn, tại sao Hà Nội chưa mời cả Mỹ và các nước Đông Á như Nhật, Nam Hàn đặt vấn đề chống hải tặc trên toàn vùng Thái Bình Dương?

Trên nguyên tắc, bạn đồng minh của Hà Nội tại Biển Đông vẫn nhiều hơn là bạn đồng minh của Bắc Kinh tại đây. Vậy thì tại sao lại sợ tên côn đồ này? Hay thực sự, tình hình nhịn nhục, chín bỏ làm mười, bỏ mặc ngư dân Việt cho hải tặc quốc doanh Trung Quốc là có chủ trương lớn của Đảng và nhà nước CSVN? Thử nhìn quanh xem: Indonesia, Nam Hàn, Nhật, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, Singapore, Thái Lan, Cam Bốt… đều muốn đứng bên VN để kình TQ, vì thấy rõ là cũng sẽ cùng một số phận như VN thôi.

Mặt khác, lời gợi ý từ phía Mỹ có lẽ đã khá minh bạch. Rằng Mỹ muốn góp sức ổn định Biển Đông, nơi có tên kiểu Trung Quốc là South China Sea (Biển Nam Trung Quốc). Trong buổi điều trần hôm Thứ Tư 15-7-2009, Thượng Nghị Sĩ liên bang Hoa Kỳ Jim Webb (Đảng Dân Chủ, Virginia) đã nói rằng TQ không chỉ mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị, mà cũng mở rộng lãnh thổ nữa, và TQ hiện đại hóa quân sự còn nhằm tiếp trợ chiến dịch này. TNS Webb dịp này cũng kêu gọi Mỹ phải tăng sức mạnh hải quân Mỹ để ổn định Biển Đông, tuy rằng Mỹ trung lập trong việc tranh chấp ở các đảo Thái Bình Dương.

Câu hỏi nơi đây là, luật pháp nào có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp Biển Đông, nếu có?

Phụ Tá Thứ Trưởng Quốc Phòng, Robert Scher, cũng trình bày trong buổi điều trần này, lập lại rằng Mỹ hoạt động theo luật của Liên Hiệp Quốc, “Hoạt động quân sự của chúng ta trong vùng này là diễn ra đều đặn và phù hợp với luật quốc tế. Chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện các chiến dịch ở Biển Nam Trung Quốc, và hoạt động của Mỹ sẽ dựa vào quyền lợi chúng ta trong khu vực và mong muốn của chúng ta là giữ gìn an ninh và ổn định khắp phía Tây Thái Bình Dương.”

Hãy nhớ rằng, Mỹ còn là một quốc gia Châu Á, vì có tiểu bang Hawaii ở nơi này. Đó cũng là lý do để Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, cựu Bộ Trưởng Hải Quân Mỹ, nói rằng Hải Quân TQ đang thu hẹp nhanh chóng sức mạnh khoảng cách với sức mạnh Hải Quân Mỹ, và, “Nếu Mỹ vẫn là một quốc gia Châu Á và là một quốc gia có hải lực, các lãnh đạo Mỹ phải lưạ chọn. Mỹ nên duy trì sức mạnh và phẩm chất hải lực — nếu không phải là tăng cường.”

Chưa hết, Richard Cronin, giám đốc Chương Trình Đông Nam Á tại viện nghiên cứu Stimson Center, nói trong buổi điều trần ở Thượng Viện hôm Thứ Tư rằng TT Barack Obama nên ngưng thái độ thụ động về vấn đề chủ quyền, “Chính phủ Obama nên bày tỏ ủng hộ các nước Đông Nam Á hiện đang bị hù dọa, và phải quyết tâm khẳng định quyền hạn chúng ta về việc giữ lưu thông hàng hải tự do bất kể khiêu khích từ Trung Quốc.” Trong buổi điều trần này, Scot Marciel, nhà ngoại giao Mỹ đặc trách vùng Đông Nam Á, nói rằng TQ đã hù dọa các hãng dầu Mỹ và quốc tế là phải ngưng hợp tác khai thác dầu với VN ở Biển Đông, nếu không sẽ bị TQ trả thù về các hợp đồng khác ở TQ. Như thế, về nhiều phương diện, chúng ta thấy rằng quyền lợi Hoa Kỳ là sẽ không để cho TQ thao túng Biển Đông.

Vậy rồi Mỹ cố vấn cho các nước đang bị TQ bắt nạt ra sao? Scot Marciel nói rằng TQ muốn thương lượng riêng với từng nước trong khối ASEAN, “nhưng tôi nghĩ rằng ASEAN nên thương lượng với tư cách chung một khối.”

Đó là lời gợi ý rất cụ thể, rằng Việt Nam đừng nên nghĩ rằng có thể thì thầm bên tai Bắc Kinh là xong chuyện.

Chúng ta vẫn còn nhớ rằng, mới tuần trước, Ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao CS Việt Nam, trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày thứ Năm ngày 9/7/2009, đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ’trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho 12 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ và đòi họ trả tiền phạt.

Chuyện lúc đó là, những ngư dân này nằm trong số 37 ngư dân bị các tàu tuần tra của Trung Quốc bắt giữ hồi tháng trước vì đã vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc áp đặt ở gần khu vực đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp.

Trung Quốc đã quyết định phạt những ngư dân này 31,000 đô la và đã thả 25 người trong số họ. Giới hữu trách Trung Quốc hiện vẫn tiếp tục giam giữ 12 ngư dân cho tới khi họ trả đủ tiền phạt.

Giới hữu trách Việt Nam từ chối trả khoản tiền phạt này và đã yêu cầu phía Trung Quốc trả tự do ngay lập tức cho các ngư dân còn bị giam giữ. Ông Lê Dũng nói rằng những ngư dân này bị bắt trong khi đang đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thế là Trung Quốc trả lời ông Lê Dũng bằng một cú độc chiêu xã hội đen: một tàu lạ vào biển Quảng Ngãi hôm 15/7/2009, đụng chìm tàu ngư dân Việt.

Theo tin các báo Thanh Niên, Tiền Phong, thông tấn xã nhà nước TTXVN, vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 15/7, tại tọa độ 13 độ 45 phút độ vĩ bắc, 110 độ 32 phút độ kinh đông (vùng biển tỉnh Quảng Ngãi), tàu QNg 2203 có 9 ngư dân bị một tàu lạ đâm phải và chìm tại địa điểm trên. Cả 9 ngư dân đều bị thương, trong đó có 2 người bị thương rất nặng.

Bản tin báo Tiền Phong, TTXVN dẫn lời ông Đinh Văn Chác, Trưởng phòng Phối hợp tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực II (đóng tại Đà Nẵng) cho biết, thông tin trên được ông Huỳnh Thọ, chủ tàu QNg 2416, báo về lúc 9 giờ 41 phút ngày 15/7. Các ngư dân trên tàu QNg 2416 đã nỗ lực ứng cứu và đưa hết 9 ngư dân gặp nạn lên tàu.

Tại sao Bắc Kinh trả lời Hà Nội một cách vang dội như thế? Tại sao Hà Nội không kiện Bắc Kinh ra trước tòa quốc tế về các hành vi hải tặc? Tại sao không biến vùng Biển Đông thành vùng cần bảo vệ chống hải tặc, như hiện nay các tàu chiến quốc tế đang đi tuần ở vùng biển ngoài khơi Somalia? Hay là sợ đưa ra quốc tế, mà cứ ấp úng không dám chỉ đích danh Trung Quốc về tội xã hội đen Biển Đông?

Có nhiều cách đơn giản để nhà nước Hà Nội có thể dễ dàng đoàn kết toàn dân để tìm mưu kế gìn giữ Biển Đông. Trước tiên, và tận cùng, là phải xem chuyện bất đồng chính kiến là điều bình thường. Tuy là còn chế độ độc đảng, nhưng phải chấp nhận các ý kiến đối lập.

Hãy trả tự do luật sư Lê Công Định, và hỗ trợ luật sư Định thiết lập một hồ sơ kiện Trung Quốc về các hành vi xã hội đen Biển Đông, nhân danh quyền lợi các công ty dầu VN và quốc tế trước giờ bị hù dọa, và nhân danh ngư dân Việt cụ thể.

Thứ nhì, nhà nước hãy nhờ nhóm Bauxite Tây Nguyên (đại diện là giáo sư Nguyễn Huệ Chi và một số trí thức) gửi thư mời Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (và phu nhân, một luật sư Mỹ gốc Việt) tới thăm Hà Nội, tới thăm Tướng Võ Nguyên Giáp… để cảm ơn về cuộc điều trần tuyệt diệu trên Thượng Viện Mỹ hôm Thứ Tư, qua đó sẽ cho thấy nhà nước CSVN cũng một lòng với nhóm Bauxite Tây Nguyên, chứ không muốn đứng theo phe xã hội đen Biển Đông làm hại dân mình.

Và rồi, chọn một ngày làm ngày lễ để ghi nhớ cái nhục mất đảo Trường Sa, Hoàng Sa – có thể đặt tên ngày lễ này là Ngày Biển Đông – để trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động dân chủ khác, từ Điếu Cày tới Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, vân vân… Làm được như thế, là đã dựng lên được vô số cọc sắt Bạch Đằng trong lòng dân mình rồi. Có đâu mà để chịu nhục như ngày nay, mà tương lai sợ rồi sẽ cũng thành một Tây Tạng, Tân Cương.

Trần Khải
Nguồn: http://vietbao.com/?ppid=45&pid…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.