Bắt Giữ Con Trai Thứ Trưởng Bộ Thương Mại Vì Tội Tham Ô

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 2.9 kb
Mai Thanh Hải. (Hình: VietNamnet)

Sau nhiều ý kiến xung đột trên thượng tầng lãnh đạo về việc bắt hay không bắt Mai Thanh Hải và sau khi đã bắt giữ Vụ phó Xuất nhập khẩu Lê Văn Thắng và chuyên viên Bùi Hồng Minh thuộc Bộ thương mại về tội nhận hối lộ hôm 19 tháng 9 vừa qua, chiều ngày 30 tháng 9 năm 2004, công an Hà Nội đã đọc lệnh khởi tố và bắt tạm giam Mai Thanh Hải, chuyên viên Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương mại, cũng với tội danh “nhận hối lộ”. Mai Thanh Hải là con trai đầu của Thứ trưởng Thương mại Mai Văn Dâu. Đây là đối tượng dính đến đường dây “chạy” quota hàng dệt may sang Mỹ cho một doanh nghiệp nhà nước. Trước khi vây bắt Mai Thanh Hải, công an Hà Nội đã bố ráp ngôi biệt thự 4 tầng, tại 35A Liên Trì là nhà của Thứ trưởng Mai Văn Dâu, từ những ngày trước để phòng hờ Hải tẩu thoát. Mai Thanh Hải sinh ngày 2/9/1972, quê ở Thanh Hóa, học Đại học Ngoại Thương. Từ năm 2003, Hải đuợc đưa về làm chuyên viên tại phòng giấy phép, thuộc Vụ xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại, nơi mà cha của Mai là một trong rất ít nhân vật xếp xòng ở bộ này.

Theo những loan tải của báo chí ở trong nước, việc truy tố Mai Thanh Hải là cả một câu chuyện tham nhũng dài dòng trong hệ thống cộng sản. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2003 cũng là năm Hải được đưa về làm việc trong Bộ Thương Mại. Trong lúc nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đang bối rối về việc xin quota xuất hàng đi Mỹ và EU. Công ty Q. – liên doanh sản xuất hàng dệt may giữa ba đối tác Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam có nhà máy tại Gia Lâm, Hà Nội – đã tìm được một “chân gỗ” có khả năng giúp họ tháo gỡ khó khăn. “Chân gỗ” này thực ra là Đ.V.Q. – giám đốc một công ty TNHH ở Hà Nội. Sở dĩ ông quen biết lãnh đạo công ty Q. vì doanh nghiệp của ông từng tham gia vận chuyển hàng hóa của công ty Q. ra nước ngoài nhiều lần. Biết Đ.V.Q. quan hệ rộng, đặc biệt chơi thân với Mai Thanh Hải, con trai thứ trưởng Mai Văn Dâu., hiện làm việc tại Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Thương mại, bà H. (phó giám đốc Công ty Q.) cùng anh trai đến gặp ông Q. nhờ tác động với Hải để “chạy” giúp quota hàng dệt may đi Mỹ. Trước đó, hồ sơ của Công ty Q. đã được gửi lên Bộ Thương mại, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, ban lãnh đạo doanh nghiệp này biết khó có thể trông chờ đủ số quota cần thiết theo con đường chính thức này.

Sau khi có lời nhờ vả của Công ty Q., ông Q. đã trao đổi với một số người và thông báo lại cho bà H. rằng Mai Thanh Hải đã đồng ý nhận lo giúp quota với giá từ 1 đến 1,4 USD/tá sản phẩm. Có nghĩa là nếu Q. và Hải lo được cho Công ty Q. khoảng 70.000-140.000 tá sản phẩm như đặt hàng, phía Công ty Q. phải trả cho hai người này 70.000-140.000 USD. Ngày 9 tháng 6 năm 2003, Đ.V.Q. yêu cầu đại diện Công ty Q. đưa cho ông ta tiền ngay tại trụ sở của doanh nghiệp này. Bà H. cùng anh trai đưa cho Q. 1,5 tỷ đồng. Chiều hôm sau, khi đang đi cùng mấy người bạn, ông Q. rút ra 510 triệu đồng trong số này đưa cho Mai Thanh Hải. Lẽ ra sự việc xuôi chèo mát mái nhưng hơn 1 tuần sau, theo công bố của Bộ Thương mại, Công ty Q. chỉ được cấp hạn ngạch 28.000 tá sản phẩm (chưa bằng một nửa số họ dự kiến xin). Cụ thể có 23.000 tá sản phẩm cat. nóng và 5.000 tá sản phẩm cat. thường. Thông qua Đ.V.Q., công ty Q. đòi Mai Thanh Hải trả lại số tiền ứng trước. Mai Thanh Hải trả được hơn 150 triệu đồng, còn lại gần 360 triệu coi như đã dùng để “chi phí” lo được 28.000 tá sản phẩm nói trên. Vì vậy lãnh đạo công ty này đã làm đơn khiếu nại gửi Bộ Thương mại. Sự việc chưa hết ầm ĩ thì phía Công ty Q. – trực tiếp là bà phó giám đốc H. – tìm đến nhà riêng của ông Mai Văn Dâu, thứ trưởng Bộ Thương mại ở phố Liên Trì, Hà Nội, để kể tội con trai ông. Dùng dằng mãi, đến cuối tháng 8/2003, thông qua ông Đ.V.Q., Mai Thanh Hải mới trả nốt số tiền cho công ty Q. để đổi lại việc đơn vị thôi kiện Mai Thanh Hải tới các cơ quan luật pháp.

Tuy không tố Mai Thanh Hải ra trước tòa nhưng nội vụ của câu chuyện chạy quota đã tiết lộ phía công an kinh tế và cơ quan này đã bắt đầu điều tra và phanh phui ra ánh sáng về những môi giới trong việc mua quota giữa Bộ thương mại với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sau khi bắt giam Mai Thanh Hải, ngày 4 tháng 10, công an Hà Nội bắt tiếp đối tượng thứ tư là Nguyễn Việt Phú (sinh năm 1979) chuyên viên vụ xuất nhập khẩu Bộ thương mại cùng chỗ với Hải. Phú bị bắt là do lời khai của Lê Văn Thắng, vụ phó vụ xuất nhập cảng vì Phú là người lo tiếp nhận các hồ sơ xin quota của các doanh nghiệp, sau đó chính Phú trình cho Thắng xem xét và chuyển lên cấp cao hơn ký duyệt để “ăn chia’ hối lộ. Ngoài ra, sau khi vụ án tham nhũng bùng nổ, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã yêu cầu các cán bộ phải viết bản tự kiểm, đồng thời đang tìm người phụ trách công việc cấp quota dệt may đi Mỹ thay cho thứ trưởng Mai Văn Dâu. Trong khi đó, Mai Văn Dâu đã được lệnh viết một bức thư tự kiểm về vai trò của mình trong vụ phân bổ quota hàng dệt may. Đây là một hình thức trừng phạt những cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật, một lối trừng phạt kiểu “giơ cao đánh khẽ” rồi thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.