Bầu Tây, Bầu Ta

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 11 kb
Vào năm 2002, nước Pháp đã có 8.424 ứng cử viên để tranh nhau 577 ghế dân biểu. Tính trung bình thì cứ một ghế dân biểu là có hơn 14 ứng cử viên.

Xứ Tây đang đi vào mùa bầu cử. Vào ngày 22/4 sắp tới, dân Pháp sẽ bầu lại tổng thống. Xứ Tây đang đi vào mùa bầu cử, thì xứ ta cũng sắp đi vào mùa bầu cử. Vào ngày 29/1 vừa qua, ủy ban thường vụ của Quốc Hội đã chính thức quyết định ngày bầu cử Quốc Hội nhiệm kỳ mới sẽ là ngày 20/5/2007. Tây ta đều sắp sửa đi bầu. Vậy thì “Bầu Tây” và “Bầu Ta” có gì khác nhau?

Tại xứ Tây, mặc dù đang là mùa đông, nhưng bầu không khí chính trị mỗi lúc một nóng hơn, vì đối với dân Tây, cuộc bầu cử tổng thống sắp tới là một cuộc bầu cử vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định tương lai chính trị của nước Pháp trong 5 năm trước mặt. Vì vậy, từ nhiều tháng trước, các cuộc thăm dò ý kiến, các màn tranh luận trên truyền hình, truyền thanh, các cuộc mít tinh của các ứng cử viên,… đã làm cho không khí bầu cử ngày một sôi nổi.

Tại xứ ta, bầu không khí cũng trở nên sôi nổi. Nhưng sự sôi nổi này không liên quan gì đến vụ bầu cử, mà vì dân ta đang chuẩn bị đón Tết. Nếu đối với dân Tây, cuộc bầu cử tổng thống rất quan trọng, thì cuộc bầu cử quốc hội của dân Ta cũng phải quan trọng không kém. Vì theo hiến pháp, quốc hội là cơ chế có quyền lực cao nhất nước. Nhưng lạ lùng thay, hình như mức độ cảm nhận về hai chữ quan trọng giữa dân Tây và dân Ta có khác nhau. Khi người viết gọi điện thoại về hỏi thăm bạn về cuộc bầu cử quốc hội ở Việt Nam sắp tới, nhóm bạn hữu trả lời một cách vô duyên là “Ủa, ngày 20/5 sẽ bầu lại quốc hội sao? Tụi này đâu có biết. Nhưng mà biết để làm gì, mặc kệ nó ông ơi!”. Rõ ràng, sau hơn 30 năm áp đặt chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đảng cộng sản lại để cho chủ nghĩa “Mackeno” thắng thế.

JPEG - 15.2 kb
“Ủa, ngày 20/5 sẽ bầu lại quốc hội sao? Tụi này đâu có biết. Nhưng mà biết để làm gì, mặc kệ nó ông ơi!”

Tại xứ Tây, mỗi lần bầu cử là mỗi lần nước Pháp bị lạm phát. Không phải là lạm phát về kinh tế mà lạm phát về ứng cử viên. Năm 2002, đã có 16 ứng cử viên ra ứng cử tổng thống. Kỳ này, đã có hơn 40 nhân vật tuyên bố sẽ ra ứng cử. Hẳn nhiên, con số ứng cử viên thật sự sẽ thấp hơn, nhưng điều chắc chắn là nó sẽ phá kỷ lục của năm 2002. Các cuộc bầu cử quốc hội còn lạm phát khủng khiếp. Vào năm 2002, nước Pháp đã có 8.424 ứng cử viên để tranh nhau 577 ghế dân biểu. Tính trung bình thì cứ một ghế dân biểu là có hơn 14 ứng cử viên.

Sự lạm phát ứng cử viên này đã đẻ ra một số vấn đề, như thâm thủng ngân sách dành cho chi phí bầu cử, người dân phân vân trước “rừng ứng cử viên” và không biết lựa ai để “chọn mặt, gởi vàng” v.v… Nhưng dân Tây có vẻ thích sự lạm phát này. Họ lý luận rằng đây là cách để mọi khuynh hướng chính trị đều có quyền có tiếng nói vận động quần chúng, và tạo những ảnh hưởng trên những quyết định chính trị đối với đảng cầm quyền. Dân Tây cho rằng đây là biểu hiện của tính đa nguyên thật sự. Nhờ tôn trọng nguyên tắc đa nguyên trong bầu cử, nên những nước dân chủ như Tây đã tránh được sự thao túng của phe đa số và tiếng nói của thiểu số vẫn được lắng nghe, vẫn tạo được ảnh hưởng nhằm giúp cho xã hội tiến hóa một cách tốt đẹp.

Tại xứ Ta, nghe nói đến lạm phát thì ai cũng rùng mình. Vì vào đầu thập niên 80, khi đảng cộng sản “hồ hởi, phấn khởi” đưa nước ta “tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa”, con số lạm phát kinh tế cũng hồ hởi tiến theo. Từ vài chục phần trăm ở cuối thập niên 70, lên đến vài trăm phần trăm ở những năm 84, 85. Do đó, khi nghe đến dân Tây thích lạm phát ứng cử viên thì dân ta không khỏi bàng hoàng ngạc nhiên. Vì mặc dù trong những năm khó khăn nhất về kinh tế, đảng cộng sản lúc nào cũng thành công trong việc kiềm hãm sự lạm phát về chính trị. Như trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2002 chẳng hạn, chỉ có 759 “ứng cử viên”, xin nói rõ là ba chữ “ứng cử viên” được viết trong ngoặc kép, để “tranh nhau” 498 ghế dân biểu, hai chữ tranh nhau này cũng xin được để trong ngoặc kép. Tính trung bình thì cứ một ghế dân biểu thì có 1,5 “ứng cử viên”. Con số này đã là cao so với những kỳ bầu cử quốc hội trước, nhưng nếu so sánh với cuộc bầu cử quốc hội Pháp, cũng diễn ra vào năm 2002, thì con số này chỉ bằng 1/10.

Ít ứng cử viên có những cái lợi của nó. Như không bị cái màn chia phiếu ra quá nhiều đến nỗi không có ứng cử viên nào được quá 30%. Tại xứ ta, vì người dân chỉ phải bầu 1 “ứng viên” trong số 1,5 “ứng viên”, nên tỷ lệ đắc cử chắc chắn phải cao. Thí dụ trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2002, ông Nông Ðức Mạnh được 94,82%, ông Phan Văn Khải được 91,22% và Trần Ðức Lương thì lên đến 98,20%. Các nhà lãnh đạo tây phương như Chirac, Bush đều thua xa giới lãnh đạo của đảng CSVN.

JPEG - 33.2 kb
Công thức “đảng cử, dân bầu” đã giúp cho quốc hội Việt Nam có được một đội ngũ đại biểu rất đồng nhất, hể đảng bảo “giơ” thì “giơ”, bảo “gật” thì “gật”.

Rõ ràng là kết quả “bầu Tây” thua “bầu Ta”. Kết quả này có được là nhờ công thức thần sầu của đảng CSVN. Đó là công thức “đảng cử, dân bầu”. Công thức này đã giúp cho đảng CSVN mặc dù mang tiếng là “độc tài toàn trị” nhưng cứ 5 năm, vẫn có một cuộc bầu cử hẳn hoi và người dân được đi bầu đàng hoàng. Trong kỳ bầu cử cách đây 5 năm, 99,73% người Việt Nam đã được đi làm “nghĩa vụ công dân”, kể cả những người đang hấp hối nhưng chưa chết. Chỉ có 0,27% đã không làm được nghĩa vụ này và phần lớn là những người đã qua đời ngay ngày bầu cử, trước khi kịp bỏ phiếu !

Mặc dù với công thức “đảng cử, dân bầu” đã giúp cho quốc hội Việt Nam có được một đội ngũ đại biểu rất đồng nhất, hể đảng bảo “giơ” thì “giơ”, bảo “gật” thì “gật”, nhưng giới lãnh đạo của đảng CSVN vẫn chưa thấy vừa ý và đang tìm cách “đổi mới” công thức này. Đổi mới cách nào? Trong hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp Hành Trung Ương của đảng CSVN đã đưa ra một số phương hướng chỉ đạo để đổi mới cách bầu quốc hội. Những phương hướng này viết ra đây thì dài dòng. Nếu muốn, bạn đọc cứ lên web site của đảng CSVN để tham khảo nguyên văn. Ở đây chỉ xin ghi lại một phương hướng đổi mới quan trọng, đó là làm sao “bầu được những đại biểu quốc hội trung thành với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Nói cách khác, ai không đồng ý tổ quốc Việt Nam cùng Cuba, Bắc Hàn và Trung Quốc tiếp tục lết trên con đường xã hội chủ nghĩa thì đi chổ khác chơi. Vấn đề là không rõ trong số hơn 80 triệu người Việt Nam, ai đồng ý và ai không đồng ý sự trung thành mang tính áp đặt này? Do đó, nếu Việt Nam áp dụng cách “bầu Tây” thật sự để hỏi người dân là có muốn ” tổ quốc tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa” hay không? Có lẽ số người Việt Nam phải đi chỗ khác chơi chắc chắn không phải là ít và lúc đó không biết đảng CSVN có kiếm đủ 500 đại biểu để lấp đầy cái quốc hội của họ hay không? Thôi thì họ chọn “bầu Ta” cho chắc ăn vậy.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP

Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14/12/2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.