Bệnh Nhức Đầu Tại Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Headache in Hanoi – Wall Street Journal Review & Outlook 15/8/2007 – Trung Cang lược dịch.

JPEG - 138.4 kb

Đi kiếm thuốc aspirin, vì chế độ cộng sản tại Hà Nội có cơn đau đầu mới về nhân quyền. Cuộc đấu tranh đất đai lâu cả tháng ở TP HCM, đã bị giải tán hồi tháng Bẩy sẽ không làm sập chính quyền toàn trị. Nhưng nó làm lộ ra những áp lực phát triển kinh tế áp đặt lên Đảng Cộng sản Việt Nam và sự nẩy nở của kỹ thuật hiện đại đã làm tăng thêm các mối căng thẳng ra sao.

Đất đai là điểm bùng lên của cuộc phản kháng 27 ngày kéo dài từ tháng Sáu đến tháng Bẩy. Người dân khiếu kiện kéo về trước văn phòng Quốc hội ở TPHCM để bộc lộ một loạt các khiếu nại. Một số người đòi đền bù vì đất đai bị tịch thu nhiều chục năm trước đây. Những khiếu kiện khác thì liên quan đến các quan chức tham nhũng đã lấy đất nông nghiệp để chuyển sang làm đất dùng cho công nghiệp trong nền kinh tế bộc phát tại Việt Nam.

Trong nhiều năm, nông dân đã từng hướng về chính quyền trung ương để xin giúp chống lại với tham ô địa phương và cuộc đấu tranh mới đây cũng chẳng là ngoại lệ. Nhưng các người Việt nam khổ sở, từng ngỡ rằng cái Quốc hội được xem là dân chủ của họ sẽ giúp đỡ, đã bị lầm lẫn đau đớn. Mặc cho có các cuộc “bầu cử” mới đây, dường như chẳng có một đại biểu nào có thể cảm phiền gặp gỡ “cử tri” của họ trong cả tháng những người tranh đấu có mặt trước tòa nhà Quốc hội. Những người tranh đấu, chịu đựng dưới khí hậu mưa dầm khắc nghiệt gần như suốt thời gian ấy, buộc phải khởi sự viết một đơn thỉnh nguyện chỉ để xin phép được dùng nhà xí trong tòa nhà.

Chế độ Hà Nội cuối cùng cũng quay về hợp lại, chấm dứt cuộc đấu tranh với sự trợ lực của lực lượng an ninh, hơi cay, dùi cui và một số vụ bắt bớ, và hầu hết người đấu tranh bị chở về nhà trên xe buýt. Một số đã bị bắt tại nhà trong các tuần sau đấy, chẳng hạn như ông Ngô Lượt (?), một người lãnh đạo đấu tranh 71 tuổi hiện đang bị giam giữ mà không có cáo trạng. “Hình tội” của ông ta bao gồm viết biểu ngữ đấu tranh và cầm một chiếc loa phóng thanh. Không có một dấu hiệu nào cho thấy các việc khiếu kiện đã được giải quyết.

JPEG - 11.4 kb

Mặc cho có các thất bại như thế, cuộc đấu tranh nhìn lại có hệ quả đánh dấu một tiến triển quan trọng đối với các nhà hoạt động nhân quyền của Việt Nam. Đáng ghi nhận hơn cả, là vụ việc khởi đầu bằng một cuộc đấu tranh đất đai lại kết thúc bằng một tiết mục là bài diễn văn của một người lãnh đạo phong trào dân chủ và quyền tự do tôn giáo sơ khai, HT Thích Quảng Độ, cầm đầu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang bị bách hại. Điều này đánh dấu sự hội tụ lần đầu tiên của các cuộc đấu tranh đất đai cơ bản, và phong trào nhân quyền. Có thể đây là biểu hiệu rằng một số nông dân đau khổ bắt đầu nhìn ra là các khiếu kiện cũng có quan hệ với những nguyên tắc trừu tượng về tự do và dân chủ.

Vai trò của kỹ thuật hiện đại cũng lộ rõ là sẵn sàng hơn trong các cuộc đấu tranh khác. Chí ít cũng có một người đấu tranh phát biểu với một đài phát thanh ủng hộ dân chủ rằng lần đầu tiên chị nghe biết đến cuộc đấu tranh (là) qua internet. Đấy là lý do vì sao cuộc đấu tranh tăng được số đông trong vòng vài tuần đầu — từ vài trăm cá nhân thoạt đầu lên đến hơn 1,000 vào thời điểm cao nhất. Những người lãnh đạo đấu tranh, đến từ 19 tỉnh của 59 tỉnh trong cả nước, đã có thể trao đổi số điện thoại di động để giữ liên lạc.

JPEG - 79.5 kb

Những người đấu tranh có khả năng dùng điện thoại di động đế phát tán tin tức hay (thông tin về các) sự kiện tại hiện trường một cách trực tiếp. Một phụ nữ phát biểu trên một đài phát thanh đối kháng về tâm trạng của những người đấu tranh và lý do khiến chị tham gia. Các nhà hoạt động dân quyền tại hải ngoại nhận được thông tin cập nhật thường xuyên hầu như hằng giờ. Các nhà quan sát phong trào dân quyền của Việt Nam nói rằng đây là một trong những cuộc đấu tranh được đưa tin nhanh nhất trong lịch sử cận đại của nước này.

Cuộc đấu tranh chứng tỏ rằng người Việt nam đang tăng mạnh quyết tâm bày tỏ các khiếu kiện với chế độ một cách công khai, và họ đang học cách tổ chức chống lại nó (chế độ) một cách ôn hòa. Chính quyền cộng sản sẽ không sụp đổ vào ngày mai, nhưng Hà nội hẳn là có những điều phải lo ngại.

*****

Headache in Hanoi
August 15, 2007

Fetch the aspirin, because the communist regime in Hanoi has a new human-rights headache. A monthlong land protest in Ho Chi Minh City that was dispersed in July won’t bring down the authoritarian government. But it does expose the pressures economic development is placing on the Vietnamese Communist Party and how the proliferation of modern technology is intensifying those stresses.

Land was the flashpoint for the 27-day protest that stretched from June to July. Protesters converged in front of the National Assembly’s Ho Chi Minh City offices to air a range of grievances. Some claimed compensation for land seized decades ago. Other complaints related to corrupt local officials who have seized farmland for conversion to industrial uses in Vietnam’s booming economy.

For years, farmers have turned to the central government for help combating local corruption, and the latest protest was no exception. But aggrieved Vietnamese who thought their allegedly democratic National Assembly would help were sorely mistaken. Despite recent “elections,” it appears that not a single assembly delegate could be bothered to meet with his “constituents” during the month the protesters were in front of the National Assembly. Protesters, who were toughing it out in miserable, rainy weather much of the time, had to start a petition just to get permission to use the toilets in the building.

The regime in Hanoi eventually reverted to form, shutting down the protest with the help of security forces, tear gas, batons and some arrests, and most protesters were bused home. Some have been arrested at their homes in the weeks since, such as Ngo Luot, a 71-year-old protest leader who is currently being held without charge. His “crimes” include writing protest banners and wielding a megaphone. There are no signs that any of the grievances have been resolved.

Despite these setbacks, the protest could turn out in retrospect to mark an important development for Vietnam’s human-rights activists. Most notably, what started out as a peasant land protest ended up featuring a speech by a leader of the country’s nascent democracy and religious-rights movement, Thich Quang Do, head of the persecuted Unified Buddhist Church of Vietnam. This marks the first convergence of basic land protests and the human-rights movement. It may be a sign that some aggrieved peasants are starting to view their complaints as connected to the more abstract principles of freedom and democracy.

The role of modern technology was also more readily apparent than in previous protests. At least one protester told a pro-democracy radio station that she had first heard about the protest on the Internet. That may help explain why the protest gained numbers over the first few weeks — from a couple of hundred of individuals at first to more than 1,000 at its peak. Protest leaders, who came from 19 of Vietnam’s 59 provinces, were able to exchange cellphone numbers to stay in touch.

Protestors were also able to use their cell phones to disseminate news of events on the ground in real time. One woman spoke to a dissident radio station about the mood of the protesters and what had drawn her to participate. Rights activists abroad received updates as often as hourly. Observers of Vietnam’s rights movement say this was one of the best-reported protests in the country’s recent history.

The protest shows that the Vietnamese people are growing more willing to air their grievances with the regime publicly and that they’re learning how to organize themselves to protest against it peacefully. The communist government won’t topple tomorrow, but Hanoi does have something to worry about.

Headache in Hanoi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.