Biển Đông vắng chủ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trân Văn, phóng viên đài RFA

2009-10-29

Hôm qua, báo điện tử VietNamNet giới thiệu một phóng sự, theo đó, ông Trương Minh Quang, thuyền trưởng tàu QNg 90078 đã quyết định bán tàu, ngừng đi biển.

Ông Quang là thuyền trưởng một trong 16 con tàu tạt vào quần đảo Hoàng Sa trú bão số 9. Sau khi bão tan, nhiều con tàu trong số này bị hải quân Trung Quốc đập phá, cướp tài sản, nhiều ngư dân bị hành hung trước khi được phép rời nơi trú bão…

Câu chuyện vừa kể xảy ra hồi cuối tháng 9 song đến khoảng giữa tháng 10 – mới được tiết lộ và đến nay, tuy đã tròn một tháng nhưng vẫn còn làm nhiều người Việt xúc động.

Chính quyền Việt Nam đã từng tuyên bố sẽ hỗ trợ ngư dân cũng như đã lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc điều tra vụ việc song cuộc trò chuyện giữa Trân Văn với ông Trương Minh Quang cho thấy, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Mời quý vị cùng nghe…

Khó khăn quá thì nghỉ

Trân Văn: Thưa anh Quang, anh làm ngư dân bao lâu rồi?

Ông Trương Minh Quang: Em làm nghề biển cũng được mười tám, hai mươi năm rồi, anh.

Trân Văn: Anh bán tàu vào lúc nào ạ?

Ông Trương Minh Quang: Tàu em chưa bán, tàu em còn để đó, anh ơi.

Trân Văn: Bây giờ thì anh quyết định không đi biển nữa?

Ông Trương Minh Quang: Bây giờ nói chung đi biển khó khăn quá. Nếu có điều kiện thì em đi biển. Nếu tình hình mà khó khăn quá thì em bán, em nghỉ.

Trân Văn: Hiện nay anh đang nợ bao nhiêu?

Ông Trương Minh Quang: Em thiếu nợ ba trăm…

Trân Văn: Ba trăm triệu?

Ông Trương Minh Quang: Dạ.

Trân Văn: Khoản nợ này anh vay của thân nhân hay anh vay của ngân hàng?

Ông Trương Minh Quang: Dạ, vay của thân nhân.

Trân Văn: Anh có phải trả lãi không?

Ông Trương Minh Quang: Dạ, trả lãi chớ anh.

Trân Văn: Sau chuyện anh bị Trung Quốc bắt, rồi cưỡng đoạt tài sản, hiện giờ anh đã nhận được sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền chưa?

Ông Trương Minh Quang: Dạ chưa, anh. Nói chung cũng nghe như vậy đó.

Trân Văn: Như vậy là từ lúc anh trở về sau bão số 9 đến nay, anh chỉ được thăm hỏi thôi chớ không được hỗ trợ vật chất để anh có thể ra khơi, cũng như là tạo công ăn việc làm cho những người bạn đồng nghiệp của anh. Nói chung là chưa có gì hết?

Ông Trương Minh Quang: Dạ.

Hai lần bị TQ bắt

Trân Văn: Thưa anh Quang, tôi được biết là anh có hai lần bị phía Trung Quốc bắt, anh có thể kể cho thính giả của Đài RFA nghe về lần bị bắt đầu tiên không?

Ông Trương Minh Quang: Hồi đó em đi đánh xa, mới ra Hoàng Sa thì gió mạnh quá nên em vô đảo Bom bay em núp gió thì tàu chiến của nó ra. Em hoảng hồn, em kéo anh em chạy nhưng không kịp nó, rồi nó bắn. Nó bắn thì em đứng lại, ra khỏi phòng lái thì nó đánh liền. Nó đánh bật xuống sàn. Nó lật đồ. Lấy hết. Em mới điện về nhà, ở nhà mua và gởi đồ mới ra để làm lại chớ nó lấy hết sạch hết đó.

Trân Văn: Sau lần bị cướp đầu tiên vào tháng 3 năm 2009, anh phải vay bao nhiêu để có thể tiếp tục làm công việc đánh cá của mình?

Ông Trương Minh Quang: Nói chung là mình đi làm thì họ bán thiếu cho mình. Đi làm về mình có hàng hóa, mình bán mình trả cho họ. Hồi đó thì không có vay.

Trân Văn: Khoản tiền mà anh mua thiếu cũng là nợ, đúng không? Khoản tiền đó lên tới bao nhiêu?

Ông Trương Minh Quang: Dạ, đồ lặn thì tính ra mỗi bộ đồ lặn là hai triệu anh nè, chiếu manh là ba trăm rưỡi, còn mùng đôi nữa anh nè, còn gương thì hai chục ngàn một cái anh nè, rồi mình mua mình gởi ra.

Trân Văn: Dạ. Tàu của anh lặn là để bắt loại hải sản nào?

Ông Trương Minh Quang: Gồm có hải sâm, tôm tít,…

Trân Văn: Đó là lần thứ nhất. Còn lần thứ hai, anh vào đảo Hữu Nhật để trú bão số 9 rồi bị cướp thì thiệt hại chừng bao nhiêu?

Ông Trương Minh Quang: Nói chung là lớn tiền, anh nè. Riêng số hàng mà em để dưới đáy tàu là hai trăm mười lăm triệu đó anh ơi.

Trân Văn: Cho đến bây giờ anh vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào hết? Anh đã thử hỏi vay ngân hàng chưa?

Ông Trương Minh Quang: Bây giờ có lên, họ thấy mình thì chắc là họ cũng không cho vay nữa đâu anh ơi.

Trân Văn: Thưa anh Quang, anh có bao nhiêu bạn nghề? Chiếc tàu của anh, ngoài anh ra thì còn bao nhiêu người?

Ông Trương Minh Quang: Mười ba người. Nói chung là có gia đình hết. Có mấy đứa chưa có gia đình, một hai đứa gì đó thôi.

Trân Văn: Như vậy nếu anh không ra biển nữa, sẽ có khoảng 10 gia đình không biết trông vào đâu để sống?

Ông Trương Minh Quang: Dạ. Từ đây đi miết vô Nha Trang, rồi Cà Ná,… mướn người. Đứa nào làm giỏi thì mình cho mượn tiền nhiều, đứa làm dở thì mình cho mượn tiền ít. Mượn tiền mà làm được thì nó trả cho mình anh nè, còn nó làm không được thì mình mất thôi.

Trân Văn: Anh đã từng nhiều lần cứu các bạn chài khác khi họ gặp nạn trên biển, điều đó có đúng không?

Ông Trương Minh Quang: Dạ đúng. Nói chung là em vớt nhiều lắm. Em mà gặp là em vớt à. Về, nói chung là họ cũng tới họ trả nghĩa nhưng mà em không có lấy.

Trân Văn: Thưa anh Quang, anh có nhớ là anh đã cứu được bao nhiêu người trên biển không?

Ông Trương Minh Quang: Dạ, nói chung là em cứu độ chừng sáu, bảy chiếc gì đó.

Trân Văn: Cứu sáu, bảy chiếc tàu?

Ông Trương Minh Quang: Dạ.

Trân Văn: Anh có bao giờ vớt ngư dân Trung Quốc chưa?

Ông Trương Minh Quang: Dạ chưa, anh. Vớt Trung Quốc thì chưa.

Trân Văn: Bây giờ nếu anh gặp họ lâm nạn giữa biển, anh có vớt không?

Ông Trương Minh Quang: Vớt chớ. Họ cũng như mình, mình cũng phải vớt họ chớ để họ chết sao!

Trân Văn: Kể cả khi hải quân Trung Quốc đã từng gây ra rất nhiều thiệt hại và đẩy anh vô tình thế khó khăn như hiện nay?

Ông Trương Minh Quang: Dạ.

Không đi biển lấy gì ăn

Trân Văn: Thưa anh Quang, hiện nay gia đình anh có bao nhiêu người?

Ông Trương Minh Quang: Em một vợ ba con đó anh nè.

Trân Văn: Nếu như anh không đi biển nữa thì anh sẽ làm gì?

Ông Trương Minh Quang: Nói chung, giờ mình không đi biển, ở nhà mình cũng phải làm, nói chung là làm mướn. Họ có chuyện gì họ mướn thì mình làm chuyện đó, chớ bây giờ biết làm gì đâu anh.

Trân Văn: Nếu không đi biển nữa thì anh nhắm anh có đủ khả năng để nuôi vợ con không?

Ông Trương Minh Quang: Dạ nói chung để mà nuôi con đi học thì không đủ. Mình có làm gì đâu mà nuôi con ăn học được.

Trân Văn: Ở vùng Bình Châu nơi anh sống hiện có khoảng bao nhiêu tàu?

Ông Trương Minh Quang: Cỡ bốn, năm chục chiếc. Bây giờ, nói chung là còn chín, mười chiếc gì đó chưa vào bờ thôi.

Trân Văn: Vào bờ có nghĩa là không đi nữa?

Ông Trương Minh Quang: Dạ, đi chớ anh.

Trân Văn: Trước chuyện bị Trung Quốc bắt thường xuyên, rồi bị cướp, bị đánh đập như vậy, người ta không sợ sao?

Ông Trương Minh Quang: Dạ, sợ lắm chớ anh. Họ bắt họ phạt, có người về bán đất rồi ra nộp chuộc. Chớ bây giờ nó bắt chuộc mà mình không chuộc là nó đánh đập dữ lắm. Nó không cho mình ăn. Phải kiếm tiền ra chuộc chớ ở lâu quá rồi nó còn đánh mình hung nữa.

Mình sống ở biển thì mình phải đi biển chớ bây giờ không đi biển thì mình lấy cái gì mà ăn?

Trân Văn: Một năm anh đi biển bao nhiêu lần?

Ông Trương Minh Quang: Thời tiết mà êm thì đi cũng được bảy tám phiên gì đó.

Đâu có thấy gì đâu

Trân Văn: Trong bảy, tám phiên đó, anh gặp tàu hải quân Việt Nam khoảng mấy lần? Anh gặp tàu hải quân Việt Nam khoảng bao nhiêu lần?

Ông Trương Minh Quang: Nói chung là không có gặp luôn.

Trân Văn: Chưa bao giờ gặp?

Ông Trương Minh Quang: Dạ, mình đâu có thấy gì đâu. Hồi giờ hải quân Việt Nam mình… đâu có thấy đâu.

Trân Văn: Dạ. Rồi anh gặp tàu cảnh sát biển của Việt Nam bao nhiêu lần?

Ông Trương Minh Quang: Nói chung là cũng không gặp luôn anh ơi. Tàu cảnh sát với tàu chiến mình… đâu có thấy đâu!

Trân Văn: Anh hành nghề như vậy là mười tám, hai chục năm thì trong mười tám, hai chục năm đó thì anh gặp tàu hải quân Việt nam được bao nhiêu lần?

Ông Trương Minh Quang: Dạ. Em có ra đảo Bạch Long Vỹ. Lâu lâu ra chỗ Bạch Long Vỹ thì thỉnh thoảng có gặp một lần hai lần thôi chớ không gặp nhiều.

Trân Văn: Dạ. Cảnh sát biển cũng vậy, phải không anh?

Ông Trương Minh Quang: Dạ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.