Biến Loạn Ở Quý Châu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều hôm thứ bẩy 28/06/2008 vừa qua, hàng chục ngàn người dân mà số đông là thanh niên, học sinh đã kéo tới trước trụ sở Ủy Ban Nhân Dân, đảng cộng sản và đồn công an quận Weng’An thuộc tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc, biểu tình dữ dội để phản đối chính quyền đã bao che một vụ hiếp dâm và giết người mới xảy ra tại đây. Theo các trang webs Trung Quốc và các thông tấn Tây Phương như Reuters, AP, AFP vv… thì đám đông đã sô sát với lực lượng công an được điều tới đàn áp, giải tán biểu tình. Phóng viên Reuters đã phỏng vấn được một người dân có mặt tại hiện trường và trả lời điện thoại từ bệnh viện Weng’An. Người này cho biết, khởi đầu, vào chiều thứ bẩy, có khoảng 500 học sinh kéo nhau tập trung tại trung tâm quận lỵ trước trụ sở UBND; Họ phản đối kết luận của công an cho rằng cái chết của một nữ sinh 15 tuổi trên sông là do tự tử. Theo gia đình nạn nhân thì trước đó, cô gái đã bị 3 thanh niên dùng bạo lực lôi kéo bắt đi theo chúng. Hai trong ba tên này là con cháu của cán bộ gộc tại địa phương. Sau đó, người ta tìm thấy xác cô trên dòng sông gần đó. Gia đình nạn nhân khẳng định cô gái đã bị cưỡng hiếp rồi giết chết và liệng xuống sông.

JPEG - 113.3 kb
Dân chúng đốt phá công xa và trụ sở UBND quận Weng’An

JPEG - 88 kb

JPEG - 86.4 kb

Công an địa phương có thẩm vấn 3 người đã lôi kéo cô gái trong vòng 24 giờ rồi thả cả 3 người ra, đồng thời kết luận là cô gái tự tử. Một người dân địa phương họ Hoàng, trả lời phỏng vấn của hãng Reuters tiết lộ, gia đình cô gái đã không chấp nhận kết luận của công an, mặc dù chính quyền đã đề nghị đền bù 3.000 nhân dân tệ (tương đương 440 USD). Ông Hoàng cũng cho biết thêm là sau đó, số tiền này đã được chính quyền tăng lên đến 30.000 nhân dân tệ; nhưng gia đình vẫn từ chối. Phẫn nộ trước hành vi bao che tội ác trắng trợn để bảo vệ con cháu bọn cán bộ thối nát, học sinh đã biểu tình phản đối một cách ôn hòa. Nhưng với bản chất độc tài, hung hăng, cậy quyền, cậy thế, nhất là theo lệnh của Hồ Cẩm Đào là phải tuyệt đối bảo đảm an ninh trật tự trước Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ khai mạc vào ngày 8/8 tới đây, bọn công an ác ôn đã thẳng tay đàn áp, đánh đập các em học sinh. Theo nhân chứng thì có khoảng 150 em bị thương phải đưa tới bệnh viện cấp cứu. Hành động dã man của bọn công an ác ôn đã khiến nhân dân Weng’AN cực kỳ phẫn nộ. Dân chúng đã đổ ra đường. Người ta ước lượng có trên 10 ngàn người. Dân chúng đã xông vào trụ sở UBND, trụ sở đảng cộng sản, đập phá đồ đạc tại tầng trệt và tầng thứ nhất trước khi nổi lửa đốt trụ sở Đảng và trụ sở Ủy Ban. Khói đen bốc cao, khiến ở xa cũng trông thấy. Một số người khác tấn công vào trụ sở công an. Trước khí thế bừng bừng của nhân dân, bọn công an ác ôn đã cắm đầu bỏ chạy. Nhân dân đã đốt khoảng 20 công xa, trong đó có nhiều xe của công an. Những người biểu tình đã cắt các ống dẫn nước của các xe cứu hỏa nên các xe này đã không dập tắt được ngọn lửa trong cao ốc chính quyền. Đoàn biểu tình đã chỉ giải tán vào lúc 2 giờ sáng rạng ngày Chúa Nhật. Kết quả, ngoài con số khoảng 150 người bị thương, còn có khoảng 200 người bị bắt.

JPEG - 80.9 kb
Công an trấn đóng các ngã đường, sáng ngày thứ Hai 30-08-2008.

Theo dõi những tin tức trên đây, người ta không khỏi không suy nghĩ đến những hoàn cảnh tương tự xảy ra trên đất nước Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc cùng do một đảng cộng sản cầm quyền, cùng theo một chủ thuyết Mác Lênin, cùng áp dụng một thể chế mang danh là xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất là độc tài toàn trị. Những lãnh đạo đầu sỏ 2 nước đều khẳng định sự gắn bó giữa hai đãng, hai nước, bất chấp Việt Nam đang bị Trung Quốc lấn chiếm đất đai, hải đảo, biển cả. Hai nước đều có một lối cai trị chuyên chính giống nhau, và áp dụng khủng bố, bạo lực để khống chế nhân dân. Những gì Trung Quốc áp dụng tại Quế Châu chỉ là nhắc lại lần thứ bao nhiêu phương thức đàn áp cố hữu của cộng sản. Có khác chăng là lần này, dân chúng Weng’An không còn sợ khủng bố bạo lực của đang cộng sản nữa. Họ đã phản ứng dữ dội khiến cộng sản phải chùn bước. Dù báo chí Trung Quốc cố tình dấu diếm, —Tân Hoa Xã chỉ đăng một tin ngắn—, nhưng chắc chắn hàng trăm ngàn blogs điện tử sẽ loan tin trên toàn Trung Quốc và trên thế giới. Bắc Kinh cũng như Hà Nội, chắc chắn không thể không lo âu trước sự nổi dậy của nhân dân.

Tại Việt Nam, không thiếu những trường hợp công an bắt người vô tội, đánh đập đến chết rồi bắt gia đình ký giấy lãnh xác về chôn với lý do chết vì bệnh, chết vì tự tử v.v… Đã có hàng ngàn, hàng vạn oan hồn uổng tử bỏ mạng trong tay bọn công an ác ôn của chế độ cộng sản tại Việt Nam. Vì thân cô, thế cô, nhân dân ta khiếp sợ trước bộ máy quyền hành khủng bố cộng sản, nên đã bao lần bầm gan, tím ruột, nuốt hận, chịu oan. Nhân dân Trung Quốc cũng vậy. Nhưng ngày nay, học sinh Weng’An đã can đảm đấu tranh rửa oan, rửa nhục cho cô bạn của mình và đã thắng sợ hãi đương đầu với bạo quyền cộng sản. Giới trẻ Việt Nam có những anh hùng trong lịch sử như Phù Đổng Thiên Vương, Trần Quốc Toản, há không dũng cảm bằng học sinh Weng’an hay sao ? Nhân dân ta cương quyết đứng lên quét sạch bọn tham quan ô lại cộng sản đang hút máu mủ của nhân dân, sống phè phỡn trên nỗi đói khổ của đồng bào. Đồng bào ơi! Đừng sợ hãi cộng sản nữa.

Trần Trọng Nghĩa

****

Máu Nhuộm Công Trường
(Blood On Square)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.