Biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam tại Nam California

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

WESTMINSTER (NV) – “Phải chấm dứt đại thảm họa này. Chúng ta phải chặn đứng chiến lược xâm lăng của Trung Cộng và hành động bán nước của chính quyền Cộng Sản Việt Nam và mang lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân.”

Ðó là lời phát biểu của Hòa Thượng Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo GHPGVNTNHN kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, tại cuộc biểu tình và văn nghệ “Thắp Sáng Niềm Tin” tổ chức tại Tượng Ðài Việt Mỹ, Westminster, hôm Thứ Tư.

Hòa thượng nói tiếp trước hàng ngàn đồng hương hướng về bàn thờ đặt dưới chân tượng đài, hai bên là nhiều lá cờ Việt-Mỹ bay phất phới: “Trong đêm ’Thắp Sáng Niềm Tin’ hôm nay, tôi xin cầu nguyện tất cả chúng ta có sức mạnh để cùng với người dân trong nước ngăn chặn đại thảm họa này.”

Ngay sau khi hòa thượng kết thúc, mọi người cùng hô lớn: “Ðả đảo Trung Cộng xâm lăng. Ðả đảo Cộng Sản Việt Nam bán nước.”

Trong không khí rất hào hùng và trang nghiêm, từng đại diện trong cộng đồng lên phát biểu nói lên sự phản đối Trung Quốc và chính quyền Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Liêm, trưởng ban tổ chức, nói: “Hôm nay chúng ta tập trung tại đây để phản đối ngoại xâm và nội thù. Ngoại xâm là Trung Quốc và nội thù là chính quyền Việt Nam bán nước. Chúng ta muốn nói cho cả thế giới biết rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.”

“Trung Quốc không thể dùng bạo lực để xâm lấn Việt Nam vì quốc tế không chấp nhận hành động này. Còn chính quyền Việt Nam thì ’cõng rắn cắn gà nhà’ bằng Công Hàm 1958 và Hiệp Ước 1999,” ông Liêm nói tiếp. “Lịch sử cho thấy không có cường quyền nào bán nước mà tồn tại.”

Ông nhấn mạnh: “Tôi muốn nhắn nhủ với người dân trong nước hãy xuống đường phản đối Trung Quốc cướp nước, lật đổ chế độ độc tài, giống như người dân Bắc Phi. Người Việt hải ngoại hãy tiếp lửa để trong nước lật đổ bạo quyền. Chỉ có tự do mới bảo vệ được chủ quyền. Chúng tôi cực lực lên án Trung Quốc và nhà cầm quyền Việt Nam.”

“Hoan hô người Việt yêu nước can đảm ở quê nhà,” mọi người đồng thanh hô lớn. “Trung Cộng hãy cút khỏi Việt Nam.”

Ông Phan Kỳ Nhơn, đại diện giới cao niên, nói: “Ðứng trước hiểm họa mất nước, hải ngoại chúng ta làm gì? Người cao niên như chúng tôi rồi cũng ra đi theo thời gian. Tuổi trẻ sẽ thay thế, nhưng không có nghĩa là chúng tôi an nhàn hưởng thụ. Thưa quý đồng hương, đối với chúng tôi, còn sức là còn đấu tranh cho tới giây phút cuối cùng.”

Ðại diện cựu chiến binh QLVNCH, ông Phan Tấn Ngưu, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, khẳng định vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu như trước đây “vì sự tồn vong của tổ quốc và dân tộc Việt Nam.”

Ông nói: “Tinh thần của người chiến sĩ VNCH đã tạo biết bao chiến công hiển hách. Ngày nay, trước đại họa ngoại xâm, chúng tôi muốn chuyển đến tất cả mọi người cái tinh thần tối thượng đó.”

Anh Billy Lê, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California, đại diện giới trẻ phát biểu: “Tuổi trẻ là sức mạnh cộng đồng. Chúng tôi mong được dạy dỗ để vận động và tạo sức mạnh liên kết cùng nhau thay đổi xã hội.”

Tại cuộc biểu tình, nhiều biểu ngữ được treo và cắm khắp nơi, mang các hàng chữ, bằng tiếng Anh và tiếng Việt, như “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam,” “Ðả đảo Trung Cộng chiếm Tây Nguyên…”

Ở một góc khác là những biểu ngữ có hình minh họa rất sống động. Một tấm vẽ hình đầu bò thò lưỡi đỏ ra, nhưng bị một cái kéo cắt, với hàng chữ “The Crazy Cow Made in China, Stop Invading Vietnam.”

Một biểu ngữ khác viết: “Gởi đồng bào quốc nội, giờ lịch sử đã điểm, hãy nắm lấy thời cơ, nhân dân Việt Nam sẽ thắng. Hoan hô Tunisia và Ai Cập. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.”

Một biểu ngữ treo cao, có hình một con khủng long đỏ, nuốt nước Việt Nam hình chữ “S” màu vàng vào bụng, nhưng bị bốn hỏa tiễn đâm vào. Những hỏa tiễn này có tên “Mainland Vietnamese,” “Overseas Vietnamese,” “Justice” và “Democracy Activists.”

Một tấm khác vẽ hình Ngô Quyền chỉ ra biển khơi, có chiếc tàu mang lá cờ VNCH, kèm theo hàng chữ “Hãy đứng lên để bảo vệ tổ quốc.”

Tại bàn thờ là một quả bong bóng khổng lồ màu vàng, phía dưới là một biểu ngữ dài, một bên là cờ VNCH, bên kia là hàng chữ Anh-Việt “Red China Stop Invading Vietnam. Communists Are Traitors.”

Nhiều người tham dự mặc những chiếc áo thun màu xanh có hàng chữ “4000 năm chưa một lần khuất phục,” “Việt Cộng bán nước, Tàu Cộng cướp nước” và “Ðáp lời sông núi,” tên của một bài hát do nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác và được nhiều người biết đến qua phong trào chống Trung Quốc gần đây.

Mặc dù là một ngày thường, nhiều người bận đi làm, đông đảo đồng hương vẫn có mặt để cùng nhau bày tỏ quan điểm của họ.

Ông Minh Trường Sơn, từ San Jose xuống, cho biết: “Tôi đến đây hôm nay vì tôi không thể tha thứ cho hành động bán nước của Cộng Sản. Phải giành lại Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả người Việt phải đồng lòng.”
Bà Hoa Bùi, cư dân Westminster, rất khâm phục ban tổ chức qua sự kiện quan trọng này.

Bà nói: “Tôi rất khâm phục các ông tổ chức và tôi cũng ủng hộ tinh thần người Việt chống Trung Quốc.”

Ðược biết, cuộc biểu tình hôm Thứ Tư là bắt đầu của một loạt các cuộc biểu tình và xuống đường của người Việt hải ngoại, nhân dịp đúng 53 năm Công Hàm 1958.

Ngày 14 Tháng Chín năm 1958 là ngày cố Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc Việt Nam) ký công hàm “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 Tháng Chín, 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.”

Trước đó, một phần bản tuyên bố của Trung Quốc được ghi như sau: “Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác trên biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”

Tên gọi “Tây Sa” chính là quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 từ tay chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Còn quần đảo Nam Sa là Trường Sa, cũng do Việt Nam kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đánh chiếm một phần năm 1988 trong trận hải chiến Gạc Ma.

Ðược biết, cuộc biểu tình tại Tượng Ðài Việt Mỹ do hơn 75 hội đoàn phối hợp tổ chức, chương trình văn nghệ do ca sĩ Trung Tâm Asia phụ trách cùng với nhóm Tù Ca Xuân Ðiềm. Chương trình do hai đài truyền hình SBTN và SET-TV trực tiếp truyền hình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.