Biểu tình lớn tại miền Đông Cuba trong bối cảnh mất điện, thiếu lương thực

Một phụ nữ dùng điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hanava, Cuba hôm 17/3/2024. Ảnh: Reuters/ Alexandre Meneghini
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dave Sherwood (Thông tín viên Reuters)
Trung Điền lược dịch

HAVANA, ngày 17 tháng 3 (Reuters) – Hàng trăm người ở thành phố lớn thứ hai của Cuba, Santiago, đã tham gia vào một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi vào Chủ nhật 17/3, theo các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo chính thức, khiến Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phải lên tiếng kêu gọi đối thoại trong một “bầu không khí của sự yên tĩnh và hòa bình.”

Theo các video đăng trên mạng xã hội, những người biểu tình ở Santiago đã xuống đường hô to: “Điện và Thực Phẩm,” khi tình trạng mất điện ở nhiều nơi kéo dài từ 6 giờ chiều mỗi ngày, gây nguy hiểm cho thực phẩm đông lạnh và làm gia tăng căng thẳng trên đảo.

Cuba đã rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế gần như chưa từng có kể từ đại dịch COVID-19, với tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men trầm trọng, gây ra làn sóng tị nạn kỷ lục với hơn 400.000 người trốn thoát sang Hoa Kỳ. Diaz-Canel xác nhận cuộc biểu tình ở Santiago trên nền tảng truyền thông xã hội X (trước đây gọi là Twitter), ngay sau khi cuộc biểu tình kết thúc.

Diaz-Canel cho biết: “Một số người đã bày tỏ sự không hài lòng với tình hình dịch vụ điện và phân phối thực phẩm. Các cơ quan đảng, Nhà nước và Chính phủ được bố trí để trực tiếp giải quyết các khiếu nại của người dân, lắng nghe, đối thoại, giải thích về những nỗ lực đang được thực hiện nhằm cải thiện tình hình, luôn luôn nằm trong bầu không khí yên bình, bình yê,. hòa bình.” Diaz-Canel cũng cho biết rằng “những kẻ khủng bố” từ Hoa Kỳ đang tìm cách kích động các cuộc nổi dậy tiếp theo. Diaz-Canel nói trên X: “Bối cảnh này sẽ bị kẻ thù của cách mạng lợi dụng vì mục đích gây bất ổn.”

Theo một tài khoản đăng trên mạng xã hội của CubaDebate do nhà nước điều hành, cảnh sát đã đến Santiago để “kiểm soát tình hình” và “ngăn chặn bạo lực.” Hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị bắt trong cuộc biểu tình hay không. Beatriz Johnson, một cán bộ của đảng Cộng sản Cuba tại Santiago, cho biết những người biểu tình ở thành phố phía Đông Cuba đã “tôn trọng” và đã “chăm chú” lắng nghe những lời giải thích của chính phủ về tình trạng thiếu lương thực và điện.

Video trên mạng xã hội cho thấy cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hòa. Thủ đô Havana và các khu vực lân cận được Reuters khảo sát có vẻ yên tĩnh vào tối Chủ nhật. Reuters không thể xác nhận ngay tính xác thực của các video trên mạng xã hội về các cuộc biểu tình được cho là ở các thành phố khác của Cuba.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Havana cho biết họ đang theo dõi các cuộc biểu tình ở Santiago và những nơi khác. “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Cuba tôn trọng nhân quyền và giải quyết các nhu cầu chính đáng của người dân Cuba.” trên mạng X.

Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez đã chỉ trích những bình luận của đại sứ quán Hoa Kỳ vào cuối ngày 17/3, đổ lỗi cho “tình hình kinh tế cấp bách” của Cuba là do lệnh cấm vận và trừng phạt thương mại lâu dài của Hoa Kỳ. “Chính phủ Mỹ, đặc biệt là đại sứ quán tại Mỹ tại Cuba, phải kiềm chế can thiệp vào công việc nội bộ và kích động rối loạn xã hội,” ông Rodriguez phát biểu trên mạng X. Các cuộc biểu tình trên đảo cực kỳ hiếm nhưng đã xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây khi cuộc khủng hoảng kinh tế làm rung chuyển đất nước.

Mặc dù hiến pháp năm 2019 của Cuba cho phép người dân quyền biểu tình, nhưng một đạo luật xác định cụ thể hơn về quyền biểu tình đang bị quốc hội “ngâm tôm,” khiến những người xuống đường rơi vào tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý.

Các tổ chức nhân quyền, Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ đã từng chỉ trích Cuba mạnh tay đàn áp dữ dội các cuộc biểu tình chống chính phủ xảy ra hơn hai năm trước đây vào ngày 11 tháng 7 năm 2021 – cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Fidel Castro dành quyền lãnh đạo Cuba trong cuộc cách mạng năm 1959.

Chính phủ Cuba cho biết những người bị bỏ tù đều phạm tội tấn công, phá hoại và xúi giục nổi loạn.

Reuters

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.