Biểu Tình Tại Hòa Lan Phản Đối Trung Quốc Và Việt Cộng Trong Vụ Ngư Dân VN Bị Sát Hại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Den Haag 28-01-05(Việt Nam Nguyệt San). Vào lúc 13g30 khu vực nơi Toà Đại Sứ VC bỗng nhộn nhịp hẳn lên một cách khác lạ. Những lá cờ vàng và biểu ngữ với nội dung phản đối thái độ hèn yếu của Cộng Sản Việt Nam trong vụ Hải Quân Trung Cộng bắn giết ngư dân Viêt-Nam ngày 08-01-2005 được căng lên. Khách bộ hành ngoại quốc dừng lại hỏi thăm và chăm chú đọc những tờ truyền đơn, có người sau đó đã tình nguyện tham gia vào đoàn người biểu tình.

Nỗi đau xót về cái chết của người dân Thanh Hoá đã thôi thúc các anh chị trong Ban Tổ Chức làm việc ngày đêm trong một thời gian ngắn kỷ lục để chuẩn bị cuộc biểu tình ngày hôm nay. Anh Long lo xin giấp phép biểu tình và phụ trách y tế cho ngày biểu tình, anh Lăng lo soạn kháng thư gởi Toà Đại Sứ Trung Cộng và thông báo cho các cơ quan truyền thông, báo chí, Anh Cang lo in truyền đơn, anh Phước lo gởi thư thông báo đến đồng bào và thực hiện biểu ngữ, anh Tấn cùng với Ban Văn Nghệ Dã Chiến Cường, Kế, Phước lo phụ trách văn nghệ, anh Hiển lo trật tự, anh Xuân, Hoạt lo nước uống, cà-phê, các anh Phi, Việt, cô Oanh thuộc Ban Thanh Niên lo vận động thanh niên tham gia cuộc biểu tình,….tất cả công việc được tiến hành một cách trôi chảy tốt đẹp mà không cần một cuộc họp hành nào cả đã nói lên sự hy sinh, đoàn kết và đồng lòng của đồng bào tại Hoà-Lan trong công cuộc đấu tranh chung cho tổ quốc Việt-Nam.

Chương trình chính thức bắt đầu như dự trù lúc 14g00 bằng nghi lễ chào quốc kỳ, hát quốc ca và tưởng niệm những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì tổ quốc, đặc biệt tưởng niệm 9 ngư dân Thanh Hoá đã bị thảm sát bởi Hải Quân Trung Cộng. Sau đó, anh Nguyễn Đắc Trung, Chủ Tịch Cộng Đồng đã chào mừng sự hiện diện của đồng hương, nêu lên lý do cuộc biểu tình và đọc Bản Kháng Thư của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan gởi Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tiếp theo đó, ông Lê Quang Kế, Chủ Tịch Gia Đình Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà tại Hoà-Lan đã nêu lên sự ươn hèn và bán nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam và kêu gọi mọi người kiên trì đấu tranh cho đến ngày chế độ này bị giải thể để mọi người Việt được có cơ hội xây dựng môt nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và Thịnh Vượng. Những bài ca rực lửa đấu tranh kèm theo những khẩu hiệu “Đả Đảo Việt Cộng bán nuớc”, “Freedom for Vietnam”, “Vrijheid voor Vietnam”,… được hô vang cả khu phố, làm bầu trời giá rét của mùa đông dường như ấm lại. Sự kiện hải chiến Hoàng Sa của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà với Hải Quân Trung Cộng vào tháng 1 năm 1974 để bảo vệ tổ quốc và sự hy sinh anh dũng của Hạm Trưởng Nguỵ Văn Thà và các chiến sĩ Hải Quân cũng đã được nhắc lại để nêu lên truyền thống hào hùng của người Việt-Nam. Một phái đoàn đại diện Cộng Đồng đã đến trước cửa Toà Đại Sứ VC để trao kháng thư, nhưng không ai trong sứ quán có can đảm ra nhận thư, và phái đoàn Cộng Đồng đã để lại kháng thư trong hộp thư của họ.

Vào lúc 15g30, khi đoàn người chuẩn bị rời địa điểm để tuần hành qua toà đại sứ Trung Cộng, một nữ nhân viên trong toà đại sứ VC vội vã chạy ra đưa vội một xấp giấy viết bằng tiếng Anh và Việt cho một vị đại diện Cộng Đồng và nói: :Các anh đọc để biết việc nhà nước làm”, rồi vụt biến đi. Thì ra đây là nội dung thư trả lời ngày 20-01-2005 của Lê Dũng, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao VC. Việc xảy ra ngày 8 tháng 1 mà tại sao mãi đến ngày 20 tháng 1 mới lên tiếng một cách yếu ớt xác nhận những ngư dân là vô tội, không phải là hải tặc như Trung Cộng cáo buộc, trong khi đó ngày 15/01/2005 tại Hà Nội Chủ Tịch Quốc Hội VC Nguyễn Văn An và Bộ Trưởng Ngoại Giao VC Nguyễn Dy Niên còn tổ chức tiệc ăn mừng “Tình Hữu Nghị Việt Hoa đời đời bất diệt” với Phó Chủ Tịch Quốc Hội Trung Cộng Cố Tú Liên .

Cuộc tuần hành đến toà Đại Sứ Trung Cộng kéo dài khoảng 30 phút. Tại đây có thêm 2 anh du sinh đến từ Việt Nam nhập vào giòng người biểu tình. Lúc quốc gia nguy biến, họ đã can đảm đứng vào hàng ngũ của dân tộc để đấu tranh cho chính nghĩa, mặc cho những khó khăn có thể xảy ra nếu toà đại sứ VC biết được. Trước toà đại sứ Trung Cộng, các kháng thư bằng tiếng Anh, tiếng Hoà-Lan đã được đọc. Các khẩu hiệu đòi hỏi Trung Cộng chấm dứt hành vi xâm lăng và gây hấn các nước lân bang được hô vang. Sau đó, hai vị đại diện cho Cộng Đồng là anh Trung và anh Lăng đã tiến tới toà đại sứ Trung Cộng để trao kháng thư. Toà Đại Sứ Trung Cộng đã cử người ra nhận kháng thư của Cộng Đồng Việt-Nam, nhưng họ yêu cầu cảnh sát không cho phép chụp hình việc nhận kháng thư này. Cuộc biểu tình chấm dứt lúc 17g00 cùng ngày.


Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.