Bóng ma “thế lực thù địch”

Đại biểu quốc hội Phạm Hồng Phong, người hiện đang giữ chức phó chánh án TAND cấp cao, khi phát biểu về vụ án Hồ Duy Hải cho rằng có nhiều 'thế lực thù địch' chống phá đảng, đòi tam quyền phân lập... nên cần hết sức cảnh giác. Ảnh: Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Thế lực phản động,” hay “thế lực thù địch” là nhóm từ ngữ lâu nay được sử dụng ngày càng nhiều từ cửa miệng của cán bộ tuyên giáo, công an ngay cả những cán bộ lãnh đạo cao cấp nhất.

Chẳng hạn trong phiên họp ngày 13 tháng Sáu vừa qua, đại biểu Phạm Hồng Phong hiện đang giữ chức phó chánh án TAND cấp cao TP.HCM phát biểu về vụ án Hồ Duy Hải như sau: “Không nên chỉ qua một vài trang giấy hoặc bình luận của báo để nhận định quyết định của toà là không đúng. Hiện nay có nhiều thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước đòi tam quyền phân lập nên cần hết sức cảnh giác.”

Sự bào chữa của ông Phạm Hồng Phong không khó hiểu vì dù sao ông cũng cùng phe cánh với chánh án Trương Hoà Bình và là người không thể đi ngược lại quyền lợi của đảng. Do vậy lời nói của ông cũng chỉ thể hiện được bài học một chiều của Ban Tuyên Giáo Trung Ương phổ biến.

Tuy nhiên nhiều đại biểu khác, như ông Trương Trọng Nghĩa trước diễn đàn quốc hội đã phản bác lại quan điểm của ông Phạm Hồng Phong. Ông Trương Trọng Nghĩa cho rằng “không nên mượn bóng ma của ‘thế lực thù địch’ để công kích những người góp ý.” Lời nói của đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho thấy lâu nay những người cộng sản thường đem thế lực thù địch, thế lực phản động ra như một bóng ma để hù doạ nhân dân.

Tại sao đòi tam quyền phân lập lại là chống phá nhà nước, trong khi đây là một hệ thống tổ chức chính quyền tiến bộ được hầu hết các quốc gia trên thế giới noi theo? Quan điểm của đảng CSVN cho rằng “thế lực thù địch” là những cá nhân, tổ chức có hoạt động nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cũng như tuyên truyền xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự gán ghép phi lý này càng làm cho người dân thấy rõ được đảng CSVN ngày càng xa rời thực tế, chỉ nhằm bảo vệ quyền lực độc tôn.

Nhưng nói theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, khi thế lực thù địch là bóng ma thì làm gì có thật và bóng ma chỉ là để nhát  thiên hạ. Thế nhưng tại sao cán bộ cao cấp lại thường đem bóng ma thù địch, phản động ra đe nẹt người dân kể cả những cán bộ cấp dưới mỗi khi họ có những ý kiến trái chiều? Những người này thật ra chỉ là những người nhìn ra sự sai lầm của đảng cầm quyền và muốn đóng góp để sửa đổi. Nhưng sự toàn trị của chế độ không cho phép bất cứ ai lên tiếng phê phán đường lối chính sách, ngoài những người được đảng cho phép.

Cũng vì lý do đó mà hiện nay không chỉ đảng bị người dân chán ghét mà cả một số không nhỏ cán bộ đảng viên cũng coi thường. Chuyện người dân và đảng viên phản kháng thì không nói gì, nhưng khi đã thâm nhập vô hàng ngũ cán bộ phải đứng lên vạch trần sự thối nát của những thành phần sâu mọt trong cấp lãnh đạo thì đảng hết đường chống đỡ.

Trong phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, hội đồng thẩm phán TAND Tối Cao bác kháng nghị của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, đã có hàng loạt đại biểu quốc hội lên tiếng cho rằng nền tư pháp lạm quyền, các thẩm phán đã làm việc sai nguyên tắc. Nhiều luật sư và viên chức toà án hồi hưu vạch ra kết luận của hội đồng thẩm phán đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội và trọng chứng hơn trọng cung. Những phản biện ấy rõ ràng là chính xác mà đảng không cách nào nguỵ biện để gỡ được.

Cho nên đảng chỉ còn con đường chửi lại mọi người là thù địch, là phản động theo kiểu cả vú lấp miệng em. Nhưng nếu nói các đại biểu quốc hội là phản động thì đụng chạm quyền hạn của đại biểu. Vả lại nhiều đại biểu phản động trong quốc hội làm người ta có thể suy đoán quốc hội của đảng cũng là quốc hội phản động. Đành phải đem bóng ma ra để ngầm khuyến cáo: Coi chừng tụi phản động khai thác chống chế độ. Mặt khác, bóng ma thế lực thù địch này còn giúp cho chế độ thoải mái bắt giam những người yêu nước, đàn áp thẳng tay các phong trào xã hội dân sự ôn hoà.

Cũng chính vì vậy khi đảng giao Bộ Côn An soạn thảo luật về quyền biểu tình, quyền lập hội thì bộ này cũng đem thế lực thù địch lợi dụng chống đảng ra làm lý do để hẹn lần hẹn hồi từ năm này qua năm khác.

Đảng đã núp kỹ sau bóng ma và sự lo sợ hoang tưởng để từ chối thực hiện tất cả những quyền căn bản của người dân, điều đó cho thấy không ai khác mà chính đảng CSVN là thế lực thù địch lớn nhất của nhân dân Việt Nam.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.