Bước ngoặc mới – Quốc tế hóa thảm họa Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đến nay, gần đúng một năm xảy ra sự kiện ô nhiễm vùng biển các tỉnh miền Trung Việt Nam do công ty Formosa gây nên, Ban Hỗ Trợ Môi Trường của Giáo phận Vinh kêu gọi mọi người trên thế giới, đặc biệt, người Việt trong và ngoài nước ký tên vào một thỉnh nguyện thư tố cáo công ty Formosa hủy hoại môi trường Việt Nam và không đền bù thỏa đáng cho nạn nhân.

Thỉnh nguyện thư này sẽ được gởi đến chính phủ Đài Loan, Liên Hiệp Quốc, các chính phủ các quốc gia, và các tổ chức quốc tế.

Đây là một bước ngoặt mới qua việc tranh đấu đòi quyền sống môi trường lành mạnh cho nòi giống Việt. Bước ngoặt này là: tố cáo trước quốc tế thảm hoạ mội trường do Formosa gây ra với sự thông đồng của tầng lớp chóp bu của đảng CSVN.

Những đồng bào sống trong vùng bị thiệt hại đã cho tập đoàn Hà Nội cơ hội để hoàn lương, khi áp dụng luật pháp của nhà nước CSVN để giải quyết vấn đề. Nhưng bộ máy tư pháp của chế độ đã quăng các đơn kiện ra ngoài toà. Trong khi đó, lực lượng an ninh, công an thì ra sức đàn áp người dân khi họ xuống đường tìm công lý một cách hòa bình.

Thực chất, CSVN không bao che cho quyền lợi của Formosa cho việc thải độc. Nói đúng hơn, CSVN không quan tâm chuyện lời lỗ của bất kỳ công ty nào đầu tư vào Việt Nam, đồng thời, CSVN cũng mặc kệ chuyện môi trường bị tàn hại.

Đơn giản, họ ém nhẹm toàn bộ sự kiện vì muốn che giấu những thoả hiệp mờ ám. Bởi vì, với cơ cấu quản lý chính trị chặt chẽ, những thoả hiệp đó không đến từ quyết định của một cá nhân, một cán bộ cấp địa phương mà quyết định bật đèn xanh phải đi từ trên xuống- đi từ tập thể giới lãnh đạo CSVN.

Do đó, sự ém nhẹm toàn bộ sự kiện nhiễm độc Formosa là hành động bảo vệ toàn bộ hệ thống chính quyền độc đoán và chuyên chế của đảng CSVN. Chính hệ thống này đã kiến tạo ra sự băng hoại trong bộ máy chính quyền. Sự băng hoại này rất cần thiết để duy trì quyền lực. Để rồi quyền lực bá đạo này sẽ đem về những quyền lợi cho từng cá nhân từ trên xuống trong bộ máy quyền lực.

Cuối cùng, vì quyền lợi đảng gắn liền với từng thành phần cá nhân đảng viên chóp bu, nên tầng lớp lãnh đạo CSVN bất chấp sinh mạng của những ngư dân gắn liền với biển, bất chấp sự huỷ hoại môi trường dân tôc Việt, ra sức đàn áp người dân tìm Công Lý nhằm ém nhẹm sự thật.

Trở lại với thỉnh nguyện thư gởi đến các chính phủ và tổ chức quốc tế vừa được giáo phận Vinh đưa ra. Trong mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước CSVN với Formosa, mắt xích Formosa là yếu nhất với luật pháp quốc tế. Do đó, với việc thỉnh nguyện thư mới này quốc tế hoá vấn đề, công ty Formosa dễ bị áp lực hơn, khiến có thể tiết lộ sự đồng loã của đảng CSVN trong việc bao che toàn bộ sự kiện Formosa huỷ hoại môi trường.

Nguồn: SBTN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.