Buổi Hội Thảo “Từ Miền Điện đến Việt Nam”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủ đô Paris nước Pháp đang bước vào cuộc đình công giao thông toàn quốc liên tục từ năm ngày nay, và đây là cuộc đình công kỳ thứ nhì trong tháng cho cùng một mục tiêu : đòi hỏi chính phủ Fillon rút lại chính sách dự trù cải tổ hệ thống hành chánh của chính phủ !

Mặc dù những trở ngại do cuộc đình công gây ra không ít, tuy nhiên vào ngày chủ nhật 18/11/07 cơ sở Việt Tân tại Paris như dự trù đã tổ chức một buổi hội thảo với chủ đề:

- Từ cuộc đấu tranh của phong trào dân chủ Miến Điện đến cuộc đấu tranh của phong trào dân chủ Việt Nam!

- Các cuộc biểu tình ôn hòa của dân oan, khiếu kiện đòi nhà nước CSVN giải quyết những bất công, oan trái do chính sách gây ra cho hàng trăm ngàn gia đình tại VN !

Chương trình được bắt đầu vào lúc 15giờ30 với nghi thức chào cờ mặc niệm, lời chào mừng của đại diện VT tại Paris, mở đầu buổi nói chuyện ông Nguyễn Ngọc Danh đã sơ lược giới thiệu về đất nước, dân tộc và phong trào dân chủ Miến Điện cũng như so sánh những điểm thuận lợi và bất thuận lợi của hai phong trào VN và MĐ, và từ những dữ kiện trên chúng ta cần rút tỉa ra những gì có lợi cho công cuộc đấu tranh chống độc tài, xây dựng dân chủ cho VN.

Kế tiếp ông Nguyễn Ngọc Bảo nói về những phong trào dân oan từ Thọ Đà, Kim Nỗ của những thập niên 1980 đến gần đây là những cuộc biểu tình tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng tại Hà Nội, cho đến văn phòng 2, Quốc Hội CSVN tại Sài Gòn. Những hiện tượng dân oan đi khiếu kiện ngày càng đông người tham gia và trải khắp các nơi, mà nhà nước CSVN vẫn làm ngơ, không chịu giải quyết! Nếu có chăng thì một mặt họ chỉ hứa suông cho qua, mặt khác họ tìm cách từ hăm dọa cho đến bắt giam, đàn áp lên những gia đình và nạn nhân! Trong dịp này ông NNBảo cũng kêu gọi mọi người nên vận động tích cực nhiều hơn nữa để giúp cho những người dân oan trong nước qua các mặt tài chánh, tinh thần, và đặc biệt là mặt truyền thông cũng như Quốc Tế!

Xen kẽ hai đề tài trên, nhân ngày Tỵ nạn Công Sản VN 14/11 (ngày QT công nhận lần đầu tiên về thảm trạng ‘Boat people’ vào năm 1978), khắp nơi đồng loạt tưởng niệm những người đã chết trên đường vượt biên vượt biển, chị Hoàng Thúy Phượng đã lần lược giới thiệu đến quan khách những dương ảnh về các tấm bia tưởng niệm được cộng đồng Việt Nam khắp nơi trên thế giới dựng lên để ghi lại dấu ấn lịch sử cuộc hành trình đi tìm tự do dân chủ ! Và cũng trong dịp này chị chia xẽ về cuốn phim « Vượt sóng » của nhà đạo diễn trẻ Trần Hàm, cuốn phim đầu tiên nói về thảm trạng sau ngày 30/04 do chính người Việt Nam đóng để nói lên những thảm cảnh vượt biên, tù cải tạo. Ngoài cuốn phim Vượt Sóng lần đầu tiên có mặt tại Paris, ban tổ chức còn phổ biến trên quầy những ấn phẩm : Từ độc tài đến dân chủ, Đông Âu tại Việt Nam, Trên đường Đông Tiến, Đấu tranh Bất bạo động …Chương trình được chấm dứt vào lúc 18giờ30 cùng ngày ! (TND – Paris)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)