Các cha dòng Thiên An vẫn đấu tranh đòi đất của Nhà Dòng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 30/04/2009 – Yves Kerihuel, từ Huế

Mặc dù thất bại về mặt thương mại tại khu giải trí nhỏ bé được xây cất từ năm 2002 trên đất của Nhà Dòng Thiên An, chính quyền Huế vẫn tiếp tục dự án Huế với cổ thành, lăng vua…, quần thể khách sạn và khu giải trí… Đây chính là giấc mơ của chính quyền cộng sản của cố đô miền Trung Việt Nam. Nhưng đó là không kể đến quyết tâm của các tu sĩ dòng Thiên An… và đến cuộc khủng hoảng kinh tế.

Bởi chưng, nếu một khu giải trí đã được mở ra từ năm 2002, cách dòng tu Biển Đức Thiên An (có nghĩa là “Bình an từ Trời”) CÓ 400 mét, khu giải trí này đã không thu hút được du khách như dự kiến và có vẻ là không có lợi nhuận. Theo cha Stêphan, Bề Trên nhà dòng từ năm 1984 và tổng quản từ năm 1998, thì “Chính quyền đang muốn bán lại cho một tập đoàn khách sạn quốc tế để thu tiền về”.

Từ năm 1998, khi các tu sĩ biết được nhữn dự án của chính quyền địa phương nhờ đọc những tấm áp phích dán trong thành phố, họ đã phản đối một cách chính đáng. Được thiết lập từ năm 1940 bởi vài tu sĩ dòng Biển Đức người Pháp tới từ la Pierre-qui-Vire (Yonne), đan viện này, cho đến năm 1975 có tới 107 hec-ta, cách Huế 5 km bao gồm rừng cây, vườn rau, vườn cam và một cái hồ do các tu sĩ tạo ra để cung cấp nước cho những làng mạc xung quanh và để tưới cho đất đai nhà dòng. Nếu ở đây trước kia chỉ là những ngọn đồi khô cằn, mà nay đã có cây cao bóng mát và trở thành một nơi du ngoạn có tiếng, thì đó chính là nhờ bàn tay của các tu sĩ.

“Ngay từ năm 1975, chính quyền đã tịch thu của chúng tôi trường học và khu trang trại” Thày Gioan Thánh Giá, người theo dõi hồ sơ của cha Stêphan kể lại. Hồi đó, chính quyền đã nâng cao mực nước trong hồ lên 3m, hậu quả là đã làm ngập một diện tích lớn đất đai của nhà dòng.

“Đảng ở trên luật pháp”

Năm 2000, khi chính quyền địa phương khởi công nhằm xây dựng tại đây một khu giải trí, các tu sĩ đã lại phản đối ngay lập tức vì từ năm 1993 đến năm 1997, họ đã xây dựng một ngọn tháp chuông theo kiểu Á Đông và một ngôi thánh đường rộng lớn, (có sức chứa được hơn 500 tín hữu những dịp lễ trọng) và một khu nhà tạm trú.

Lúc đó, chính quyền đã tỏ ra tham lam hơn thời 1975, vì họ muốn vơ vét toàn bộ đất đai của nhà dòng, chỉ để lại cho các tu sĩ 2 hec-ta dành cho đan viện và 3 hec-ta vườn cam (xin đọc báo La Croix số ra ngày 11 tháng 7 năm 2002). “Chúng tôi đã cương quyết từ chối vì trong điều kiện như thế, nhà dòng chúng tôi hoàn toàn không thể sinh hoạt được”, Cha Stêphan kể tiếp. Ngài cũng để lộ cho thấy có một sự căng thẳng thường xuyên trong mối quan hệ giữa nhà dòng và chính quyền Huế. Nhất là chuyện liên quan đến con đường dẫn vào nhà dòng, vốn thuộc quyền sở hữu của các tu sĩ, nhưng chính quyền muốn cướp lấy : “Họ cấm chúng tôi sửa đường; không thế tiếp tục như thế được”, Thày Gioan Thánh Giá nói. Tại đây cũng như trong mọi tranh chấp đòi hỏi hoàn trả lại đất đai hay các công trình xây cất, chính quyền Việt Nam không muốn thừa nhận giá trị những văn tự tài sản của các tôn giáo, với lý do rằng, từ năm 1975, toàn bộ khu Thiên An đã thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước.

Cũng vì vậy mà cha Stêphan không nghĩ tới nhờ luật sư. Ngài nói : “Chuyện này không thể được vì Đảng ở trên luật pháp và người ta rất sợ trả thù”. Ở Huế là nơi đặt trung tâm cả nước của công an Việt Nam, sự kiểm soát của công an còn dễ sợ hơn các nơi khác. Ngài cũng không muốn chọn giải pháp đòi được cấp một khu đất khác đổi lấy khu đất mà họ tịch thu của nhà dòng.

Với 80 tu sĩ Việt Nam mà 2/3 là những tập sinh trẻ, đan viện cần mặt bằng. Thêm vào đó, đan viện Thiên An đã lập thêm 3 tu viện nữa ở Việt Nam. Các tu sĩ thường hay phải trở về đan viện mẹ để tĩnh tâm. Cha Stêphan nhấn mạnh : “Chúng tôi biết không thể thu hồi 49 hec-ta bên cạnh hồ, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để giữ được ít nhất 50 hec-ta, rất cần thiết để duy trì sự yên lặng và bình an cho đời sống tu trì của chúng tôi”. Mặc dù không biết bao nhiêu thư từ của ngài không được (Nhà Nước) trả lời, Cha tổng quản vẫn kiên trì bảo vệ chính nghĩa.

http://www.la-croix.com/article/index.jsp ?docId=2372367&rubId=1098

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.