Các Cuộc Biểu Tình Của Người Việt Nam Yêu Nước Gây Nhiều Chú Ý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 113.5 kb

Hà Nội (Reuters) – Các cuộc xuống đường biểu tình để biểu lộ tinh thần quốc gia tại Việt Nam hồi tháng trước về vụ tranh chấp dằng dai các quần đảo với Trung Quốc đã thử nghiệm những giới hạn của sự chống đối trong quốc gia độc tài đảng trị, trong khi nhiều quan tâm chính trị đã mạnh mẽ xen vào.

Các phân tích gia về chính trị nói rằng các cuộc biểu tình bên ngoài các cơ sở ngoại giao của Bắc Kinh về chủ quyền trên các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa có lẽ đã thích hợp với Hà Nội, về mặt lịch sử đã luôn luôn thấp thỏm về người láng giềng khổng lồ hay quậy phá trên các hải trình dọc theo bờ biển dài 3 ngàn 200 cây số của Việt Nam

Các nhà tranh đấu trên mạng Internet trong tuần này đã kêu gọi tổ chức thêm các cuộc biểu tình do sinh viên dẫn đầu, vốn đã được nhà nước cộng sản để yên vào ngày 9/12 và 16/12, nhưng từ đó đã mạnh mẽ ngăn cản.

Một phát ngôn viên nhà nước đã mô tả các cuộc biểu tình là “các hành động tự phát của sinh viên và thanh niên”, mặc dù mọi người đã đến chuẩn bị với các tấm bảng có khẩu hiệu, mặc áo thung có in hình bản đồ và màu đỏ vàng để bày tỏ lòng yêu nước. Những người khác thì được chụp hình đang đứng trên lá cờ của Trung Hoa cộng sản.

Các cuộc biểu tình đã xảy ta cùng lúc ở đằng trước toà đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và lãnh sự quán tại Tp. HCM.

Trung Quốc đã trách móc phía Việt Nam về các cuộc biểu tình và những tuyên bố dai dẳng của họ về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là những dãy đá ngầm nổi trên mặt biển và có thể giàu có về dầu hỏa và khí đốt. Trung Quốc, Ðài Loan, Brunei, Mã Lai Á và Phi Luật Tân cũng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

Trong cái thế giới chính trị mù mờ không rõ ràng của Việt Nam, các nhà quan sát không biết gì nhiều về việc làm thế nào mà các hoạt động đấu tranh xuống đường hiếm có được khởi sự, ngoài việc khuấy động lên tinh thần quốc gia yêu nước.

Theo các nhà phân tích thời cuộc thì các cuộc biểu tình có thể đã được khích động bởi các báo cáo về việc Trung Quốc dự định thiết lập một bộ phận hành chánh quản lý một thành phố mới phối hợp tất cả các quần đảo. Nhưng Bắc Kinh đã bác bỏ là họ không có ra một thông báo nào như vậy.

Trên một tháng qua, tất cả mọi người từ các nhà tranh đấu trên mạng Internet, sinh viên học sinh, dân oan khiếu kiện, đến các người Việt hải ngoại đối lập với sự cai trị của cộng sản và một nhà sư Phật giáo bất đồng chính kiến hàng đầu, đã lên tiếng đưa ra ý kiến của mình.

QUYỀN TỰ DO HỢP THEO HIẾN PHÁP

Các nhân chứng cho biết các người xuống đường đã nói với công an tại hiện trường rằng biểu tình là quyền tự do của họ dựa theo hiến pháp.

Theo ông Martin Gainsborough, hiện đang dạy về chính trị Việt Nam tại Ðại học Bristol ở Anh Quốc thì, “Ðây là một nhắc nhở về việc làm thế nào mà không gian chính trị đã được vun xới tại những nơi như Ðài Loan và Nam Hàn, nhưng tôi cảm thấy sự kiện này còn rất mới mẻ ở Việt Nam”

Một số các nhà tranh đấu đã đặt câu hỏi về sự bất lực của nhà nước trong việc bảo vệ bờ cõi.

JPEG - 99.7 kb

Công an đã giám sát các cuộc tụ tập ôn hòa và lưu giữ vài người. Theo các nhà tranh đấu cho biết thì lực lượng công an đã được điều động tại cả hai thành phố để ngăn ngừa thêm các cuộc biểu tình vào ngày 23/12 và trong tuần này

Một thông báo được đưa lên mạng trong tuần này đã kêu gọi, “vì sự an nguy của tất cả các bạn và để bảo toàn lực lượng cho các hoạt động tiếp theo, chúng tôi xin đặc biệt lưu ý các bạn sinh viên, thanh niên trí thức phải tuyệt đối thận trọng trong mọi hành động và phải thật khôn khéo trước mọi động thái trấn áp từ chính quyền”.

Ðảng cộng sản hiện đang cầm quyền, đã mở rộng nền kinh tế Viêt Nam và chính sách ngoại giao ra thế giới, thường hay bóp chặt các hoạt động dân sự công khai không được nhà nước cho phép.

Vào năm 2002, một hướng dẫn viên điện toán đã bị bỏ tù khi nhà nước cho rằng anh ta đã vi phạm luật pháp vì đăng tải các bài viết cáo buộc Hà Nội dâng hiến lãnh thổ cho Trung Quốc vào năm 1999 và năm 2000.

Nhà quan sát kỳ cựu về các vấn đề Viêt Nam, ông Carl Thayer của Ðại học NSW tại Úc Ðại Lợi nói rằng “quý vị có thể cho rằng nhà nước đã nháy mắt và gật đầu cho phép các cuộc biểu tình … nhưng làm thế nào để quý vị gây sự chú ý rộng rãi mà không có nhà nước dính dáng vào?”

Một điều khôi hài là chính Trung Quốc đã cho phép các cuộc biểu tình yêu nước tương tự trong các xích mích ngoại giao trong qúa khứ.

Vào năm 2005, giữa lúc có một sự bất đồng với Nhật Bản về việc viếng thăm của các lãnh tụ Nhật Bản đến các đền thờ tử sĩ của Thế chiến thứ 2, thì Trung Quốc đã cho phép biểu tình tại Bắc Kinh và Thượng Hải.

Có một vài cuộc biểu tình được thấy ở Việt Nam là do các nông dân nghèo đòi bồi thường đất đai bị trưng thu.

Ông Thayer ghi nhận rằng hành động của các sinh viên tạo ra một cơ hội cho những người hoạt động chống cộng sản Viêt Nam ở nước ngoài thực hiện các cuộc biểu tình riêng của họ tại Hoa Kỳ và Âu Châu.

Cũng như nhà sư Phật giáo bất đồng chính kiến Thích Quảng Ðộ, bị quản chế tại tu viện của ngài tại Tp. HCM, đã lập luận trong một thông cáo được gởi đi bằng điện thư rằng, chỉ có nền dân chủ đa đảng là đường lối để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền cho Việt Nam.

Ngài nói “Ba triệu đảng viên Ðảng Cộng sản và một quân đội 500 ngàn người không có đủ tư thế hay quyền lực để bảo vệ quê hương”.

JPEG - 82.6 kb

Việt Nam đã bị đô hộ một ngàn năm bởi người Trung Hoa và hai nước đã đụng độ trong một cuộc chiến biên giới vào năm 1979, nhưng mối quan hệ bình thường là tốt sau sự tái lập quan hệ ngoại giao vào năm 1991. Ba năm trước đó, hải quân hai nước đã chạm trán tại quần đảo Trường Sa.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Lê Dũng nói rằng Việt Nam muốn giải quyết tất cả các tranh chấp bằng sự thương lượng.

Cuối cùng thì cả hai bên sẽ thảo luận để thông qua vấn đề này, theo Liang Yingming một chuyên gia về Ðông Nam Á tại Ðại học Bắc Kinh cho biết.

“Tôi nghĩ là họ sẽ trở lại con đường ngoại giao vì hiện thời cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không muốn tạo ra một cuộc tranh chấp lớn về vấn đề này. Ðơn giản là họ sẽ không muốn.”

****

Nationalist Vietnam protests draw myriad interests
By Grant McCool

HANOI, Jan 11 (Reuters) – Nationalistic street demonstrations in Vietnam last month over a long-running island dispute with China have tested the limits of protest in the one-party ruled state, as myriad political interests weighed in.

Political analysts said the protests outside Beijing’s diplomatic missions over ownership of South China Sea islands may suit Hanoi, which is historically wary of the giant neighbour meddling in sea lanes along Vietnam’s 3,200 km (1,900 mile) coast.

Online activists this week called for more student-led demonstrations, which the communist government tolerated on Dec. 9 and Dec. 16, but has since strongly discouraged.

A government spokesman described them as “spontaneous acts of students and youths”, despite people arriving prepared with placards, wearing t-shirts printed with maps and patriotic red and gold colours. Others were photographed standing on communist China’s flag.

The protests also happened simultaneously in front of China’s embassy in Hanoi and its consulate in Ho Chi Minh City.

China chided Vietnam over the protests and its unwavering claims to the Spratly and Paracel islands, rocky outcrops that may be rich in oil and gas. China, Taiwan, Brunei, Malaysia and the Philippines all make claims to the Spratlys.

In the opaque world of Vietnam politics, observers knew little about how the rare street activism got going, aside from a stirring of nationalist emotions.

The protests may have been spurred by reports of China planning a new city administration incorporating the islands, analysts said. Beijing denied making any such statement.

Over the past month, everyone from cyber activists, students, land rights protesters, overseas Vietnamese opposed to communist rule and a leading Buddhist dissident monk added their opinions.

CONSTITUTIONAL RIGHT

Witnesses said protesters told police on the scene that demonstrating was within their rights under the constitution.

“This is reminiscent of how political space was carved out in places like Taiwan and South Korea but I sense this kind of thing is new for Vietnam,” said Martin Gainsborough, who teaches Vietnam politics at the University of Bristol in England.

Some activists questioned the government’s competence to defend its territory.

Police monitored the peaceful gatherings and detained a few people. Police were deployed in both cities to prevent further protests on Dec. 23 and again this week, activists said.

An online posting this week by activists said, “for your safety and for our continued activities, we would like to warn students and intellectuals to take extra caution whenever gathering and watch out for the reaction from the government”.

The ruling Communist Party, which has opened Vietnam’s economy and foreign policy to the world, usually clamps down on public, non state-sanctioned civilian activism.

In 2002 a computer instructor was jailed when the government said he broke the law by posting articles accusing Hanoi of making territorial concessions to China in 1999 and 2000. Veteran Vietnam watcher Carl Thayer of the University of New South Wales in Australia said “you could speculate that the government gave a wink and a nod to allow demonstrations…how do you get publicity and not get the government involved?” Ironically, China itself has allowed similar nationalistic demonstrations during past diplomatic rows.

In 2005, amid a dispute with Japan over Japanese leaders’ visits to World War Two shrines, Beijing allowed protests in Beijing and Shanghai.

The few public protests seen in Vietnam are by peasant farmers seeking compensation for redistributed land.

Thayer noted that the students’ actions presented an opportunity for anti-communist overseas Vietnamese activists to stage their own protests in the United States and Europe.

As did dissident Buddhist monk Thich Quang Do, largely restricted to his pagoda in Ho Chi Minh City, who argued in an e-mailed statement that multi-party democracy was one way to safeguard Vietnam’s sovereignty and territorial integrity.

“Three million Communist Party members and a 500,000-strong army have not enough authority or power to defend the homeland,” he said.

Vietnam was ruled by the Chinese for 1,000 years and the two countries fought a border war in 1979, but relations are generally good following restoration of ties in 1991. Three years earlier, their navies had clashed in the Spratlys.

Ministry of Foreign Affairs spokesman Le Dung said Vietnam wanted to settle all disputes through negotiations.

Both sides will ultimately talk their way through the issue, said Liang Yingming, a Southeast Asia expert at Beijing University.

“I think they will return to diplomacy because currently neither China nor Vietnam are willing to create a major conflict over this. They simply wouldn’t be willing to.”

(Additional reporting by John Ruwitch in Hong Kong)

http://uk.reuters.com/article/oilRpt/idUKHAN19903720080111

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.