Các phe tranh chấp thúc đẩy việc đặt lại tên Biển Hoa Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Global Post

Bắc Kinh, Trung Quốc – Ngay giữa lúc cuộc tranh chấp liên quan đến lãnh hải tại Biển Hoa Nam (South China Sea) đang leo thang thì các quốc gia đối thủ của Trung Quốc nẩy ra một ý kiến đơn giản, đó là đặt lại tên cho vùng biển này.

Từ Việt Nam một kiến nghị đổi tên Biển Hoa Nam thành Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) đang được nhiều người hưởng ứng. Nhưng Phi Luật Tân lại đưa ra một đề nghị khác.

Phát ngôn nhân của Quân Lực Phi Luật Tân, Thiếu Tướng Hải Quân Miguel Jose Rodriguez, mới đây đã phát biểu: “Khi người ta tiếp tục gọi vùng biển này là Biển Hoa Nam thì trong tiềm thức đã có sự ngầm hiểu là vùng biển đó thuộc về quốc gia được nêu trong tên gọi. Như thế thì ở Phi Luật Tân chúng tôi phải đặt tên cho vùng biển này là Biển Tây Phi Luật Tân”.

Dường như ngày càng có nhiều người cho rằng tên gọi rất quan trọng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Các quần đảo Spratly và Paracel với tiềm năng phong phú về dầu hỏa, khí đốt và khoáng sản – và cũng là trọng tâm tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng – từ lâu đã được Trung Quốc gọi là Nam Sa và Tây Sa (rồi còn có tên gọi khác nữa tại Việt Nam).

Tuy nhiên, vấn đề tên gọi chỉ là mặt nổi của những căng thẳng trầm trọng trong vài tuần qua giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, và có thể có luôn cả Hoa Kỳ. Vào ngày Thứ Hai vừa qua, nổi giận vì việc các tàu Trung Quốc gây hấn trong lãnh hải của mình, Việt Nam đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài chín giờ đồng hồ trong khu vực liên hệ. Trung Quốc đã cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và phủ nhận cáo buộc là Trung Quốc đã gây hấn.

Ở Việt Nam đã bùng phát những cuộc biểu tình bất thường của dân chúng để phản kháng hành động của Trung Quốc. Trong khi đó, tại Phi Luật Tân, một chính trị gia đã lên tiếng kêu gọi một cuộc tẩy chay trên toàn quốc những sản phẩm của Trung Quốc để phản kháng hành động “ăn hiếp” của Trung Quốc.

Có 6 quốc gia liên hệ tới việc tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Nam Hoa, nhưng Trung Quốc giành nhiều hơn mọi quốc gia khác rất nhiều, và hiện nay có vẻ như đang tìm cách củng cố tầm nới rộng của họ. Các chuyên gia trong lãnh vực này cho rằng những đụng độ gần đây với Việt Nam và Phi Luật Tân là những chỉ dấu thêm nữa của lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc, đối với các quan hệ trong vùng cũng như trên thế giới. Câu hỏi được đặt ra lúc này là làm thế nào cho tình hình bớt căng thẳng. Đó là vấn đề mà nhiều phần sẽ có sự tham dự của Hoa Kỳ.

Riêng Trung Quốc thì dường như đang muốn đổ lỗi cho các nước láng giềng. Trong một bài quan điểm, tờ báo China Daily của nhà nước Trung Quốc đã nói rõ điều đó. Nhưng cùng lúc Trung Quốc cũng đưa ra những tín hiệu trái ngược và một chiến dịch tô điểm bộ mặt tử tế nhằm đánh tan những lo sợ về ý định xâm lấn của họ.

Tờ báo nói trên viết “Với chính sách phát triển quan hệ tốt với các nước láng giềng Á Châu, Trung Quốc không muốn có rắc rối với các nước láng giềng vì những tranh chấp lãnh hải. Nhưng rất tiếc, thiện chí và lòng bao dung của Trung Quốc đã rơi vào khoảng không. Cả Phi Luật Tân và Việt Nam đều đã chọn con đường khiêu khích Trung Quốc một lần nữa về vấn đề này”.

— –

Đồng bào có thể tham gia ký tên vào thỉnh nguyện thư đổi tên biển Đông thành biển Đông Nam Á tại địa chỉ dưới đây, do tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation khởi xướng:

http://www.change.org/petitions/change-the-name-south-china-sea-to-southeast-asia-sea

(BBT-WebVT)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.