Các tổ chức bảo vệ môi trường áp lực CSVN trả tự do cho bà Ngụy Thị Khanh

Ảnh: Facebook Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 17 tháng Sáu, 2022 bà Ngụy Thị Khanh, một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng thế giới bị một toà án ở Hà Nội tuyên án 24 tháng tù với tội danh trốn thuế sau khoảng bốn tháng bị giam giữ để điều tra. Lập tức, các nhà vận động về môi trường quốc tế đều lên tiếng phản đối án tù dành cho bà Khanh.

Ông Michael Sutton, Giám đốc Goldman Environmental Prize, tổ chức đã trao giải môi trường cho bà Khanh năm 2018, nhận định: “Các cáo buộc pháp lý nhắm vào bà Nguỵ Thị Khanh là một phần trong một nỗ lực rộng lớn hơn nhằm bịt miệng các nhà lãnh đạo môi trường ở Việt Nam.”

Jake Schmidt – Giám đốc Chiến lược Cấp cao thuộc Chương trình Quốc tế về Khí hậu thuộc Natural Resources Defense Council (NRDC) cho rằng: “Các nước và các công ty phương Tây rất mong muốn được đầu tư vào việc chuyển đổi năng lượng sạch ở Việt Nam, nhưng họ không nên làm vậy nếu không có sự đảm bảo từ Chính phủ Việt Nam rằng xã hội dân sự có thể hoạt động một cách xây dựng, tự do và không sợ bị trả thù, bị tội phạm hoá.

Dư luận quốc tế đều nhìn ra hành vi gán tội trốn thuế cho bà Khanh nhằm tiến hành cuộc đàn áp nhắm vào các quyền tự do biểu đạt và quyền tự do lập hội.

Bỏ tù bà Khanh khiến những thảo luận để tiến tới một loạt các thoả thuận về năng lượng và trợ giúp tài chính cho Việt Nam từ các nước phát triển G7 bị ngưng lại. Lời cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc cắt giảm mức thải khí carbon CO2 xuống con số không vào năm 2050 tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc – COP 26 ở Anh vào tháng Mười Một năm ngoái bị hoài nghi chỉ là lời hứa suông.

Đồng thời Giám đốc Goldman Environmental Prize kêu gọi tạo sức áp lực lên nhà cầm quyền bằng biện pháp: “bất cứ hỗ trợ chuyển đổi về năng lượng nào dành cho Việt Nam trong tương lai cũng phải gắn liền với việc trả tự do cho bà Khanh.”

Việt Nam là một chế độ độc tài toàn trị. Đảng CSVN không chấp nhận bất cứ hội, nhóm hoặc tổ chức nào nằm ngoài sự kiểm soát của đảng. Mặc dầu trong Hiến pháp hiện hành có ghi rõ là người dân có quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình cũng như quyền lập hội nhưng trên thực tế, hoạt động thực thi những quyền này đều bị đàn áp thô bạo.

Việc bắt giữ, kết án bà Khanh phơi bày bộ mặt thật của nhà cầm quyền… Trước áp lực của các nhà hoạt động môi trường quốc tế người ta chờ xem CSVN sẽ làm gì, siết chặt để dễ bề cai trị dân hay nới lỏng để tiếp tục nhận những khoản hỗ trợ tài chánh hậu hĩnh từ các tổ chức hoạt động môi trường quốc tế?

Xin được nhắc lại, bà Ngụy Thị Khanh là Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh – GreenID – một tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên vào năm 2018 nhận Giải thưởng Môi trường Goldman vì các hoạt động thúc đẩy năng lượng bền vững và giảm việc lệ thuộc vào nhiệt điện than ở Việt Nam.

Ngọc Thu
Facebook Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

EVN xin tăng giá điện vì lỗ, trong khi hàng loạt công ty con gởi ngân hàng hàng chục ngàn tỉ thu lãi hàng trăm tỉ đồng, theo báo Lao Động. Ảnh: FB Do Duy Ngoc

EVN lỗ thật không?

EVN đã 8 lần tăng giá điện, mới nhất là tăng từ tháng 5/2023, mới đây EVN lại đề nghị tăng thêm từ tháng 9/2023. Lý do Điện lực Việt Nam tăng giá vì lỗ. Ở xứ ta, các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước luôn than lỗ. Tài nguyên dưới đất chỉ đào lên mang bán mà cũng lỗ thì chẳng còn ý kiến gì nữa.

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vừa bị chính quyền CSVN bắt giữ vì tội “trốn thuế.” Ảnh: Facebook Hong Hoang

Đằng sau vụ bắt giam bà Hoàng Thị Minh Hồng

Bà Hồng bị bắt giam với cáo buộc “trốn thuế,” cùng tội danh với một số nhà hoạt động môi trường khác như bà Ngụy Thị Khanh, và các ông Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, và Bạch Hùng Dương. Bà Khanh đã được trả tự do nhưng các ông Lợi, Bách, và Dương vẫn còn ở tù. Bà Hồng dường như bị bắt giam để lấp vào chỗ mà Khanh bỏ lại trong nhà giam.

Máy bay C919 sản xuất trong nước của Trung Quốc vừa hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên. Ảnh: Twitter

Máy bay C919 của Trung Quốc cất cánh, nhưng có bay được hay không còn tùy thuộc vào lệnh cấm của Hoa Kỳ

Nhật báo Bắc Kinh do nhà nước Trung Quốc (TQ) điều hành đã hớn hở tuyên bố: “Sau nhiều thế hệ nỗ lực, cuối cùng chúng ta đã phá vỡ thế độc quyền hàng không của Tây Phương và thoát khỏi nỗi nhục phải ngồi may (chai đít) ‘800 triệu chiếc áo sơ mi cho một chiếc Boeing’.”

Tuy vậy, các nhà phê bình đã nhanh chóng lưu ý rằng động cơ, hệ thống điện tử hàng không và các thành phần quan trọng khác của C919 đều được mua từ các nhà cung cấp của Hoa Kỳ và Châu Âu. Tạp chí The Wall Street Journal đã đưa tin rằng, C919 “phải leo lên một con đường dốc mới dẫn đến sự thành công.”