bảo vệ môi trường

TNLT Đặng Đình Bách được Quỹ Paul K. Feyerabend trao tặng Giải thưởng Paul K. Feyerabend 2023 để nêu cao các đóng góp ý nghĩa của ông cho cộng đồng xã hội. Ảnh: Paul K. Feyerabend Foundation

Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam

Giải thưởng Paul K. Feyerabend năm 2023 được trao cho Bách để nêu cao công việc ông làm, như một tấm gương về tinh thần đoàn kết cộng đồng và với hy vọng rằng một nhà chức trách Việt Nam thức tỉnh sẽ nhận ra rằng những người như Bách và các tổ chức như LPSD là tài nguyên to lớn cho bất kỳ quốc gia nào.

Chỉ những người và những tổ chức như vậy mới có thể giúp phát triển cơ chế kiểm soát – cân bằng và nhận thức cộng đồng cần thiết cho bất kỳ quốc gia nào muốn có thể phát triển thịnh vượng.

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vừa bị chính quyền CSVN bắt giữ vì tội “trốn thuế.” Ảnh: Facebook Hong Hoang

Đằng sau vụ bắt giam bà Hoàng Thị Minh Hồng

Bà Hồng bị bắt giam với cáo buộc “trốn thuế,” cùng tội danh với một số nhà hoạt động môi trường khác như bà Ngụy Thị Khanh, và các ông Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, và Bạch Hùng Dương. Bà Khanh đã được trả tự do nhưng các ông Lợi, Bách, và Dương vẫn còn ở tù. Bà Hồng dường như bị bắt giam để lấp vào chỗ mà Khanh bỏ lại trong nhà giam.

Khai thác cát ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện không tuân theo các chiến lược phát triển bền vững. Ảnh: Bộ Tài nguyên Môi trường

Khai thác cát ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Thức tỉnh bây giờ hay là chết trong dài hạn?

Liên quan đến vấn đề khai thác cát sông ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hôm 17/3/2023, Văn phòng Chính phủ Việt Nam phát đi thông báo Số 79/TB-VPCP, yêu cầu “đơn giản hoá các thủ tục cấp phép mỏ vật liệu san lấp, nâng ngay công suất 50% ở các mỏ cát đang khai thác; cấp lại giấy phép khai thác các mỏ đã hết hạn, tạm thời đóng cửa; đưa vào hoạt động các mỏ mới phục vụ riêng cho các dự án cao tốc trên cơ sở quan trắc, giám sát chặt chẽ về môi trường, nguy cơ sạt lở theo đúng quy định của pháp luật.”

Một phiên họp của Nghị Viện Châu Âu về môi trường, khí hậu, ngày 23/09/2022, Strasbourg, Pháp. Ảnh: AP - Jean-Francois Badias

Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn việc sử dụng bộ nạp điện chung cho điện thoại di động

Hôm qua, 04/10/2022, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua luật bắt buộc sử dụng một bộ nạp điện chung cho toàn bộ các điện thoại di động, máy tính bảng và các vật dụng điện tử khác trong Liên Hiệp Châu Âu. Luật này sẽ có hiệu lực kể từ năm 2024.
“Trong ngăn kéo của chúng ta có đầy những bộ nạp điện mà nay không biết dùng làm gì. Quyết định được thông qua hôm nay sẽ có hiệu lực kể từ 2024.” (Marc Tarabella, Nghị Viên Châu Âu người Bỉ)

Dư luận phản đối vụ đốn hạ 11 cây cổ thụ trăm năm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.

Ông Phạm Minh Hoàng: Nhìn thấy gì qua vụ đốn cây cổ thụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần nhà giáo Phạm Minh Hoàng chia sẻ nhận định về: Đề nghị của GS Trần Ngọc Thêm bỏ câu “Tiên học lễ – Hậu học văn” trong các trường học; Vụ đốn bỏ 11 cây cổ thụ trăm năm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm; và Mối quan hệ Trung Quốc – Châu Phi qua Diễn Đàn Hợp Tác Trung Quốc − Phi Châu.

Rừng ngập mặn ở Việt Nam đang nhanh chóng biến mất

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái có giá trị rất lớn bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ các công trình kinh tế ven biển khỏi bị sạt lở. Những cây thực vật nước mặn thì không có giá trị khai thác gỗ nhưng do lợi nhuận lớn từ việc nuôi tôm, thủy sản trong vùng bãi triều, rừng ngập mặn và nhu cầu đất đai nên trong nhiều thập kỷ sau 1975, phong trào phá rừng ngập mặn để “phát triển kinh tế” trở thành bệnh trầm kha khắp mọi miền từ Bắc tới Nam, khiến hơn 80% diện tích rừng ngập mặn đã “biến mất” theo đánh giá của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

Các đại biểu quốc hội bấm nút trong một lần biểu quyết. Ảnh: Internet

Luật bảo vệ môi trường hay là luật bảo vệ ai khác đây?

Nguy cơ một khi chủ dự án đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, thẩm định được quyết định bởi người xa thực tế (trên Bộ), dự án đầu tư tài liệu chuyên môn đánh giá tác động lại đa ngành, liệu thời gian quy định (1 tháng, 1,5 tháng) có đủ để “người của Bộ” đọc hiểu và ra được quyết định khách quan, chính xác, trên cơ sở “vì lợi ích môi trường” hay không?

Phạm Minh Hoàng: Tính phí rác sinh hoạt theo khối lượng không khả thi

Hôm 11 tháng Sáu, Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Trần Hồng Hà đã đề nghị sửa đổi Luật Bảo Vệ Môi Trường, trong đó có mục sửa đổi cách thức thu phí rác thải theo khối lượng, thay vì theo bình quân đầu người hay theo hộ gia đình như hiện nay.

Bộ Trưởng Trần Hồng Hà cho biết mục đích của sửa đổi này là nhằm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên người dân có nhiều thắc mắc và nghi ngờ đối với hiệu quả của sửa đổi này.

Việt Nam có nên sản xuất đất hiếm: Không nên!

Bỏ 10 đồng để khai thác, nhưng di hại môi trường lên 100 đồng, trong khi giá bán không bao giờ có thể cạnh tranh với mức giá đất hiếm mà Trung Quốc đưa ra. Đó là những gì mà Việt Nam có thể cân nhắc giữ lại mỏ đất hiếm cho thế hệ sau, ít nhất là không tạo ra các di sản tồi tệ trong tương lai.