Đằng sau vụ bắt giam bà Hoàng Thị Minh Hồng

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vừa bị chính quyền CSVN bắt giữ vì tội “trốn thuế.” Ảnh: Facebook Hong Hoang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ bắt giữ bà Hoàng Thị Minh Hồng, giám đốc tổ chức môi trường Change (changevn.org) ở Sài Gòn đang biến thành một xì căng đan lớn, cho thế giới thấy rõ hơn bản chất gian trá của nhà cầm quyền CSVN trong quan hệ với các đối tác quốc tế.

Sáng ngày 31 Tháng Năm, công an bất ngờ đột kích văn phòng của Trung Tâm Hành Động và Liên Kết Vì Môi Trường và Phát Triển, gọi tắt theo tiếng Anh là CHANGE, tại phường An Phú, thành phố Thủ Đức, bắt giữ vợ chồng bà Hồng, tịch thu nhiều máy móc cùng nhiều giấy tờ tài liệu mà không trưng ra một lệnh khám xét hay bắt bớ nào.

CHANGE là một tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực môi trường, tập trung vào việc bảo vệ động vật hoang dã, chống biến đổi khí hậu và chống ô nhiễm môi trường, nhắm tới một nước Việt Nam “xanh, sạch, và bền vững.”

Bà Hoàng Thị Minh Hồng, sáng lập và điều hành tổ chức CHANGE, là một gương mặt khá nổi tiếng. Năm 1997, bà là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam Cực, được cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, khi đó là cố vấn Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN, mời gặp và được chính phủ tặng bằng khen. Năm 2013, bà Hồng lập ra tổ chức CHANGE để thực hiện các dự án truyền thông về môi trường và khí hậu. Bà Hồng và tổ chức của bà đã được vinh danh bằng nhiều giải thưởng về môi trường. Năm 2019 bà Hồng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam, được đưa vào danh sách “anh hùng khí hậu” của tổ chức Climate Heroes năm 2015. Bà cũng được Tổng Thống Mỹ Barack Obama biểu dương và được Quỹ Obama cấp học bổng theo học đại học Columbia University, New York, trong hai năm.

Bây giờ thì bà Hồng bị bắt giam với cáo buộc “trốn thuế,” cùng tội danh với một số nhà hoạt động môi trường khác như bà Ngụy Thị Khanh, và các ông Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, và Bạch Hùng Dương. Bà Khanh đã được trả tự do nhưng các ông Lợi, Bách, và Dương vẫn còn ở tù. Bà Hồng dường như bị bắt giam để lấp vào chỗ mà Khanh bỏ lại trong nhà giam.

Một tội danh giả tạo

Có rất nhiều khuất tất trong vụ bắt bà Hồng. Thông tin từ mà nhà cầm quyền Việt Nam cho phổ biến trên báo chí không nói rõ cá nhân bà Hồng hoặc tổ chức CHANGE có hành vi trốn thuế như thế nào, trốn bao nhiêu tiền thuế, từ bao giờ, tại sao bắt cả chồng bà Hồng là người không liên can đến tổ chức CHANGE.

Sau khi các nhà hoạt động môi trường bị cáo buộc “trốn thuế,” bà Hồng đã linh cảm chuyện chẳng lành và đầu năm 2022 đã gửi công văn cho Chi Cục Thuế ở Sài Gòn để hỏi về “thuế thu nhập doanh nghiệp” (TNDN) đối với các tổ chức phi lợi nhuận. Ngày 8 Tháng Tư, 2022, chi cục thuế trả lời bằng công văn, nói rõ: “Trường hợp trung tâm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê, nhận tài trợ sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam thì khoản tài trợ này là thu nhập được miễn thuế TNDN theo quy định.”

Chừng như chưa yên tâm với hướng dẫn “miễn thuế” của Chi Cục Thuế, ngày 24 Tháng Tám 2022, bà Hồng ra thông báo giải tán tổ chức CHANGE.

Thế thì tại sao bây giờ bà Hồng và CHANGE lại bị cáo buộc trốn thuế? Rõ ràng cáo buộc “trốn thuế” chỉ là cái cớ để bắt người, việc cáo buộc bà Hồng tội trốn thuế là chà đạp lên pháp luật của chính nhà nước cộng sản để che giấu một mưu đồ khác, sâu xa hơn.

Cam kết của ông Chính và thói lật lọng cộng sản

Tháng Mười Một, 2021, Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị thượng đỉnh toàn thế giới về biến đổi khí hậu tại Glasgow, Scotland, gọi tắt là COP26. Phái đoàn chính phủ Việt Nam do Thủ Tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu, cam kết chấm dứt sử dụng than đá trong các nhà máy nhiệt điện và tham gia nỗ lực chung nhằm ngăn chặn nạn phá rừng nhằm đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thông tin về cam kết của Việt Nam tại COP26 bị che mờ do truyền thông xúm vào xì căng đan đớp thịt bò dát vàng của Bộ Trưởng Công An Tô Lâm, một thành viên trong phái đoàn ông Chính. Nhưng các tổ chức bảo vệ môi trường đều đánh giá cam kết này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để chuyển đổi mô hình kinh tế, nâng cao sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Các tổ chức môi trường trong nước coi cam kết của ông Chính tại COP26 là một sự thay đổi tích cực trong nhận thức về môi trường của giới lãnh đạo Việt Nam và họ đẩy mạnh hoạt động để lôi kéo sự tham gia của người dân vào công cuộc biến cam kết đó thành hiện thực.

Tin vào cam kết của ông Chính, lãnh đạo nhóm các nước liên minh Đối Tác Chuyển Đổi Năng Lượng Công Bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP, gồm Liên Âu, Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Ý, Nhật, Na Uy, và Đan Mạch) đã ký một thỏa thuận hỗ trợ Việt Nam chuyển từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch, chấm dứt việc phát ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hoàn thành cam kết mà ông Chính đã long trọng đưa ra tại COP26. Theo thỏa thuận ký ngày 14 Tháng Mười Hai, 2022, liên minh JETP sẽ huy động cho Việt Nam 15,5 tỷ USD trong khoảng 3-5 năm tới để thực hiện việc chuyển đổi này.

Nhưng cái thói của cộng sản là nói một đằng, làm một nẻo, lật lọng một cách trắng trợn. Cam kết của ông thủ tướng trước quốc tế chưa ráo mực thì Việt Nam đã lên kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy điện đốt than, đồng thời gây khó dễ, ngăn cản các dự án điện gió, điện mặt trời kết nối vào mạng lưới điện quốc gia. Theo báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN, hiện có 84 dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) đã hoàn thành, với tổng công suất 4.676,62 megawatt phải “đắp chiếu” vì không bán được điện vào lưới điện quốc gia do vướng thủ tục hành chính (!)

Tập Đoàn Điện Lực (EVN) độc quyền về điện xưa nay chỉ chú trọng xây dựng các nhà máy điện đốt than, mua các nhà máy điện than cũ mà Trung Quốc thải ra khi nước này chuyển sang năng lượng sạch, đem về dựng lên các “trung tâm nhiệt điện” khổng lồ ở Bình Thuận, Kiên Giang, Hà Tĩnh, và vài tỉnh khác ven biển, bất chấp các chuyên gia cảnh báo tình trạng thiếu than đá trầm trọng, những núi xỉ than chất ngất và khói bụi gây ô nhiễm môi trường không thể xử lý được.

Nhưng “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi,” EVN cố tình bắt tay với Trung Quốc, trục lợi tối đa từ các dự án điện than, thiếu điện thì mua của Trung Quốc. Cách làm ăn như vậy gây tai họa cho đất nước nhưng mang lại lợi lộc vô cùng béo bở cho đám quan chức trong và ngoài ngành điện.

Các tổ chức môi trường như GreenID của bà Khanh, CHANGE của bà Hồng là rào cản thủ đoạn làm ăn của các nhóm lợi ích xung quanh ngành điện, phản biện các luận điểm gian trá của họ, cho nên chúng phải bị đập tan, bất kể ông thủ tướng hứa hươu hứa vượn thế nào ở các diễn đàn quốc tế.

***

Có điều, nhà cầm quyền Việt Nam dường như không lường trước phản ứng quốc tế đối với hành vi đàn áp các nhà hoạt động môi trường. Vụ bỏ tù bà Khanh làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ, buộc họ phải thả bà ra sớm hơn năm tháng so với bản án. Hôm nay thì chính phủ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, và các tổ chức nhân quyền đều bày tỏ sự quan ngại về việc bà Minh Hồng bị bắt với cáo buộc “trốn thuế,” theo tin của đài VOA.

Sáng Thứ Sáu, 2 Tháng Sáu, ông Matthew Miller, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ra tuyên bố cho biết: “Hoa Kỳ quan ngại về việc giam giữ lãnh đạo và nhân viên của tổ chức CHANGE, bao gồm cả việc giam giữ liên tục người sáng lập CHANGE Hoàng Thị Minh Hồng. Chúng tôi kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền của những người bị giam giữ, tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do ngôn luận và lập hội của tất cả người dân Việt Nam.”

Được biết thỏa thuận tài trợ $15,5 tỷ cho Việt Nam nêu trên cũng đã bị liên minh JETP tạm đình chỉ thực hiện cho đến khi nào các nhà hoạt động môi trường đang bị giam giữ được trả tự do.

Tất nhiên, áp lực bên ngoài không khiến Hà Nội phải lo sợ. Ông Chính vẫn bảo đàn em: “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì!” Nhưng các vụ bắt giữ như vậy là cú tát vào mặt cộng đồng quốc tế, buộc họ phải mở mắt ra mà nhìn cái bản chất tráo trở của nhà cầm quyền Việt Nam để từ đó có cách ứng xử phù hợp. “Đừng tin những gì cộng sản nói…” như lời cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.