Các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do cho các nhà văn và bloggers bị bắt giữ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế, trong đó có đảng Việt Tân, hôm nay, 11/6, gởi thư ngỏ đến chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Quốc Hội Âu Châu, Ủy Ban Nhân Quyền thuộc Quốc Hội Âu Châu và các báo cáo viên đặc biệt LHQ về tự do ngôn luận, những người bảo vệ nhân quyền, trong đó yêu cầu nhà cầm quyền CSVN tuân thủ các cam kết quốc tế và trả tự do tức khắc 4 nhà văn, nhà báo độc lập bị bắt giữ gần đây và nhiều tù nhân lương tâm khác.

***

11 tháng Sáu, 2020

Kính gửi:

Elisabeth Tichy-Fisslberger, Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền LHQ
David Sassoli, Chủ Tịch Quốc Hội Âu Châu

Đồng kính gửi:

Mary Lawlor, David Kaye, Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền
David Kaye, Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về Tự Do Ngôn Luận
Maria Aréna, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu

Trong mấy tuần qua, lợi dụng trong lúc cả thế giới đang bận rộn tập trung giải quyết nạn đại dịch COVID-19, nhà nước Cộng Sản Việt Nam gia tăng đàn áp quyền tự do thông tin và ngôn luận bằng cách liên tiếp bắt giam những ký giả độc lập và các nhà tranh đấu cho nhân quyền. Sau khi bắt nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng vào tháng Mười Một, 2019, họ đã bắt thêm 3 bloggers nổi tiếng khác trong vòng vài ngày. Đó là các ông Trần Đức Thạch (23/04/2020), Phạm Thành (21/05/2020) và Nguyễn Tường Thụy (23/05/2020).

Phạm Chí Dũng là chủ tịch và sáng lập viên Hội Nhà Báo Độc Lập. Ông Dũng bị truy tố vi phạm điều 117 (Làm, tàng trữ các tài liệu, tuyên truyền chống phá nhà nước). Đây là một điều luật rất thường xuyên được CSVN dùng để bóp nghẹt những tiếng nói đối lập. Ông Dũng bị bắt vài ngày sau khi gửi thư đến Quốc Hội Âu Châu yêu cầu không thông qua Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU-Việt Nam (EVFTA) vì Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Sau 6 tháng bị giam giữ, ông Dũng vẫn chưa được đem ra xét xử.

Nguyễn Tường Thụy là quyền chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập sau khi ông Phạm Chí Dũng bị bắt. Năm 2014, ông Nguyễn Tường Thụy đã phát biểu trước Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ về những sự đàn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Trần Đức Thạch là một nhà văn đã từng ngồi tù 3 năm, từ 2008 đến 2011. Ông là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức bị nhà nước Việt Nam đàn áp khốc liệt từ nhiều năm qua.

Phạm Chí Thành là một blogger nổi tiếng qua trang blog Bà Đầm Xòe. Năm 2019, ông Phạm Chí Thành đã xuất bản cuốn sách chỉ trích Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, Phạm Chí Thành chỉ trích những nhượng bộ của CSVN đối với Trung Quốc và mang ra ánh sáng những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng CSVN. Tiểu sử 4 người được kèm trong phần phụ lục.

Trong dịp Kiểm Điểm Định Kỳ về Nhân Quyền (Universal Periodic Review – UPR) đầu năm 2019, đại diện nhà nước Việt Nam đã tuyên bố trước LHQ là Việt Nam không có tù nhân lương tâm và các quyền tự do con người đều được tôn trọng và phát huy. Đã đến lúc Hội Đồng Nhân Quyền LHQ yêu cầu Việt Nam phải hành động đúng theo những lời tuyên bố đó bằng cách trả tự do cho các người vừa bị bắt và các tù nhân lương tâm khác.

Vào đầu năm nay, một lần nữa nhà nước Việt Nam đã hứa hẹn nhiều với Liên Minh Âu Châu để được Quốc Hội Âu Châu thông qua Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU-Việt Nam (EVFTA). Nhưng ngày nay, bộ mặt giả dối của họ đã được hiện rõ.

Chỉ vài tháng sau, trong lúc đại dịch vẫn đang hoành hành thì nhà nước Việt Nam đã vội vã trở tay đàn áp những người blogger ôn hòa, thay vì thực thi những điều họ đã cam kết, như thông qua Công Ứơc 87 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO (về tự do thành lập công đoàn) và thành lập các nhóm quan sát Hiệp Định EVFTA.

Trước thềm đại hội 13 của Đảng CSVN vào tháng Giêng, 2021, nhà nước Việt Nam muốn bịt miệng các tiếng nói chỉ trích. Đây là một hành động đã thường được nhìn thấy từ nhiều thập niên qua. Nhà nước Việt Nam cần phải thay đổi “truyền thống” này và mở một giai đoạn mới bằng cách trả tự do cho các tù nhân lương tâm, các ký giả độc lập và hủy bỏ các đạo luật mơ hồ như điều 109 (hoạt động nhằm lật đổ nhà nước) và 117 (tuyên truyền chống nhà nước).

Chúng tôi, những tổ chức xã hội dân sự ký tên dưới đây kêu gọi:

– Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Việt Nam tạo điều kiện cho Người Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về Tự Do Ngôn Luận và Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền đến Việt Nam để gặp tận mặt các bloggers và nhà hoạt động;

– Quốc Hội Âu Châu tổ chức một cuộc điều trần công khai về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với sự tham dự của những nhân chứng đến từ Việt Nam một khi các giới hạn di chuyển liên quan đến dịch Covid-19 chấm dứt;

– Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và Quốc Hội Âu Châu phải yêu cầu nhà nước CSVN tuân thủ những cam kết mà họ đã hứa hẹn và trả tự do ngay lập tức cho bốn nhà báo độc lập nói trên, cũng như tất cả tù nhân lương tâm khác hiện đang bị giam giữ như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Tôn, Châu Văn Khảm, Trương Duy Nhất, Nguyễn Năng Tỉnh, Nguyễn Văn Oai, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức. Là một thành viên không thường trực của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc, hơn ai hết, Việt Nam cần phải làm gương và hành xử đúng với tư cách và chuẩn mực của quốc tế.

ACAT Pháp
ACAT Đức
ARTICLE 19 
Hội Bầu Bí Tương Thân
Hội Anh Em Dân Chủ
Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM)
Destination Justice
English PEN
Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do
Hội Nhà Báo Độc Lập (IJAVN) 
PEN America
PEN International
Phóng Viên Không Biên Giới (RSF)
Safeguard Defenders
Việt Tân
Watchdogs Unleashed

Xem thư ngỏ dạng PDF ở đây.

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”