Cải Cách Hành Chính Nói Nhiều Làm Chẳng Bao Nhiêu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ai cũng biết bộ máy hành chánh của chính quyền CSVN vừa rườm rà vừa trì trệ đã làm khổ dân rất nhiều suốt mấy chục năm qua. Dù có nhắm mắt, những người cầm đầu đảng CSVN cũng thấy ra được điều này nên đành phải hô hào phải cải cách hành chính để xoa dịu những nỗi bất mãn của người dân. Nhưng sau mấy năm gọi là nỗ lực cải cách hành chính, người dân vẫn khổ như lúc chưa cải cách. Nguyễn Trung Thông, Phó ban Cải cách hành chính thành phố Sàigòn, nói rằng: Chúng ta đã quyết tâm cải cách hành chính thành một cửa, nhưng mỗi nơi một cửa chứ chưa phải là một cửa thật sự. Nếu một người đi làm thủ tục về nhà đất, liên quan đến bao nhiêu sở, ngành thì người dân phải đi lòng vòng bấy nhiêu cửa.

Trái ngược với thực tế kể trên, chính quyền Hà Nội vẫn lập lại điệp khúc rằng với cơ chế ‘‘một cửa’’, ba năm qua đã giải quyết được một số vướng mắc lớn về các thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thủ tục về thuế, hải quan,v.v… Đã bãi bỏ 140 loại phí, lệ phí do trung ương qui định và 203 loại phí, lệ phí do địa phương ban hành.

Thế nhưng không biết vì lý do gì mà vào ngày 7 tháng 12 năm 2006, phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) lại công bố rằng 80% giấy phép có vấn đề về thủ tục cấp phép và không có khả năng hoàn thiện hồ sơ. 35% giấy phép không nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và đang gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Cũng theo phòng VCCI này thì hiện nay mỗi doanh nghiệp gặp 4 loại giấy phép. Để nhận được tất cả các loại giấy phép này, thông thường phải mất từ 30 đến 90 ngày và rất vất vả mới có được các loại giấy phép cần thiết.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang thuộc phòng VCCI nhận xét rằng: “Trong quá trình tiến hành điều tra, chúng tôi nhận thấy gần như 100% giấy phép kinh doanh không có thông tin chính thức về hiệu quả quản lý. Các doanh nghiệp hoạt động không giấy phép kinh doanh diễn ra khá phổ biến. Điều này chứng tỏ cách quản lý hoạt động kinh doanh của chúng ta có vấn đề. Do vậy, chúng tôi đề nghị bãi bỏ 14 loại giấy phép cản trở hoạt động cho doanh nghiệp”. Cũng theo bà Trang thì hiện nay một số các qui định được thực thi, nhưng lại không nằm ở văn bản pháp lý nào hoặc dựa trên những văn bản không còn hiệu lực, chẳng hạn như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Chưa kể thủ tục cấp phép còn nhiêu khê gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Nói theo kiểu bà Tiến sĩ Trang nghĩa là các doanh nghiệp làm ăn không được một luật lệ nào bảo đảm, chỉ lệ thuộc vào sự quyết định tùy tiện của quan chức nhà nước. Nếu không biết điều thì bị cúp giấy phép bất cứ lúc nào mà chẳng biết dựa vào đâu để thưa kiện.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khi được hỏi đều khẳng định rằng thủ tục cấp phép quá rườm ra, kéo dài và không minh bạch. Từ đó bà Trang đặt câu hỏi: “Như vậy, chúng ta ban hành giấy phép để quản lý hay để đánh đổ doanh nghiệp và người thực thi chúng?

Luật gia Vũ Xuân Tiền, Giám đốc công ty tư vấn VFAM Vietnam cũng nhấn mạnh: Với danh nghĩa quản lý nhà nước, trong nhiều năm qua các bộ, ngành, chính quyền địa phương ‘‘thả sức’’ ban hành giấy phép kinh doanh để những giấy phép đó phục vụ cho lợi ích cụa bộ của cơ quan quản lý nhà nước và tạo ra cơ chế Xin-Cho, mầm mống phát sinh tham nhũng. Luật sư Tiền còn nói thêm là 37 loại giấy phép được phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bắt mạch chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số những giấy phép và văn bản biến tướng từ giấy phép kinh doanh đang tồn tại và hành doanh nghiệp. Số lượngg 14 loại giấy phép bị đề xuất bãi bỏ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm rất lớn hiện nay.

Còn luật sư Cao Bá Quát, Giám đốc công ty Tư vấn Luật sư và Cộng sự thì cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm trong cuộc sống liên quan nhiều tới người dân là đất đai, liên quan đến doanh nghiệp là đầu tư, mà báo cáo của phòng Thương mại & Công nghiệp VN lại không đề cập đến. Hai vấn đề này cần được phân tích, mổ xẻ để tìm nguyên nhân vì sao 75% vụ kiện cáo lại rơi vào đất đai, vì sao mà thị trường bất động sản Việt Nam lại xếp thứ 56/56 trong một công bố quốc tế.

Một điều chắc chắn là chính quyền CSVN mãi mãi sẽ không bao giờ thật sự muốn cải cách hệ thống hành chính vì nếu cải cách thì cán bộ, quan chức đảng và nhà nước còn đâu nguồn lợi béo bở trong việc bắt chẹt người dân trong mọi thủ tục hành chánh. Đừng đặt vấn đề cải cách hành chính với chính quyền CSVN nữa mà hãy hỏi rằng liệu đất nước Việt Nam có thể tiến bộ như các lân quốc dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.