Cãi văng mạng

Chánh văn phòng Bộ Công An: Sẽ bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới. Ảnh: FB Nguyễn Thông
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mấy bữa nay nhà cháu bận lút cổ chả còn thì giờ sờ sịt lốc liếc. Bạn bè xúm lại hỏi sao rồi, giả nhời chả sao cả, chỉ bận. Đời có lúc cuốn mình đi như hòn đá cuội lòng suối, cưỡng lại cũng chẳng được.

Có nhiều thứ trên đời, như lời khuyên của ông hàng xóm, cứ kệ mẹ nó, nhưng có những thứ, cũng lời ông ấy, không nói ra không chịu được. Con người chỉ hơn con vật ở chỗ có phương tiện, phây búc chả hạn, để lên tiếng. Đó cũng chính là lý do tại sao đám quan chức, đám cai trị cứ mở mồm là lên án mạng xã hội, coi như quân thù quân hằn. Chúng ghét bởi không bịt được miệng dân chúng như lâu nay nữa. Nói thật, tôi ghét nhất những đứa chỉ săm soi mặt trái của mạng xã hội và lờ đi tác dụng khai trí vĩ đại của nó.

Trước hết phải nói về cái hộ chiếu tím than mẫu mới. Sai rành rành như thế nhưng từ lớn tới… lớn cứ gân cổ cãi lấy được. Ba ông Tô công an (Tô Lâm, Tô Ân Xô, Tô Văn Huệ – Cục trưởng Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội, là người thông thạo về giấy tờ tùy thân) đều luận điệu là không có gì sai, đã làm theo luật (xuất nhập cảnh), đã căn cứ vào quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), rồi lại còn bảo hộ chiếu nhiều nước cũng không có mục nơi sinh như ta… Tới khi bị hóc, nước này nước kia (Đức, Tây Ban Nha, Czech và chắc chắn còn nhiều nước nữa) không chấp nhận mẫu mới ấy, vẫn cố cãi, lý do lý trấu, rồi chạy chữa băng bó bằng cách thêm tờ xác nhận nơi sinh đính kèm, ghi thêm mục nơi sinh vào phần bị chú trang trong, rồi hứa sẽ nghiên cứu bổ sung vào mục nhân thân, v.v…

Cũng nói thêm với ông Xô, có một số nước như ông nói, chẳng hạn Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Ả Rập Saudi… không có mục nơi sinh trên hộ chiếu giống ta, sao ông không nghĩ chỉ cái tên nước người ta đã đủ xác nhận tư cách thông hành, còn ta là chi mà dám đòi bắt chước.

Thôi, tôi xin các ông. Sửa lại mẫu mới thì cứ sửa, chứ nghiên cứu nghiên kiếc cái con mẹ gì. Cần thiết thì bổ sung, bổ sung ngay cho hợp với thông lệ quốc tế. Luật cũng do chính quyền làm ra, luật thiếu sót, sai lệch thì phải chỉnh sửa, nên không thể nói đã căn cứ vào luật. Cho thêm mục nơi sinh vào trang chính theo đúng quy ước quốc tế, ít nhất cứ như cái hộ chiếu cũ ấy, còn đám phôi mẫu mới tím than đã in sẵn vứt hết vào sọt rác. Cấp trên rộng lòng thì tha cho các ông không bắt đền (chắc chắn số tiền khủng), rộng lượng như lão hàng xóm nhà tôi bảo thằng đéo nào làm mà chả có lần bị sai, còn không thì cứ chiếu theo pháp luật về tội thiếu trách nhiệm khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng.

Ghét nhất là cái thói cứ cãi chầy cãi cối, gân cổ cãi, bao giờ lè lè cái sai ra mới chịu nhận. Chẳng hạn tôi hỏi ông Xô ông Lâm, các ông cứ nói hộ chiếu ấy phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn của ICAO, nó đã cho phép không ghi nơi sinh, là rất vớ vẩn, vậy chứ các ông soạn hộ chiếu ra chỉ để người sử dụng đi máy bay chắc. Bọn hàng không chúng cần gì nơi sinh, chúng chỉ cần biết đương sự quốc tịch gì, tên gì, năm sinh là đủ, rồi cho bay. Đi tàu hỏa liên vận quốc tế không cần hộ chiếu chắc? Vả lại, hộ chiếu chủ yếu để cơ quan xuất nhập cảnh (an ninh, hải quan, biên phòng) các nước kiểm tra, giám sát chứ đâu phải phục vụ cho bọn bay trên trời. Vậy nhưng cứ mở mồm là vịn vào i xê ao [ICAO], thật chả ra làm sao.

Túm lại vẫn cái thói quanh co, không dám thừa nhận sai, cố bao che cho cái sai, không thực lòng.

Sắp tới, ông Tô Lâm trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ quốc hội, ông bà đại biểu nào ngồi đó hỏi giùm tôi cái.

Làm sai phải biết sửa, biết nhận sai, mới là người tử tế đàng hoàng.

(còn tiếp)

Nguyễn Thông

Nguồn: FB Nguyễn Thông

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.