Cám ơn thời tôi đi học…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Chia sẻ của blogger Gió Heo May về ưu tư môn sử được dạy tại các trường học ở Việt Nam hiện nay.

Trang blog Gió Heo May: http://blog.360.yahoo.com/blog-UPlPx2o5epndykeDR4bP.40493Ev?p=2532&n=28500


Cám ơn thời tôi đi học…

Mấy hôm nay trường tôi rộn ràng chuẩn bị cho ngày hội trại truyền thống – một hoạt động ngoài giờ – nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch. Lũ trẻ phấn khởi ra mặt, thầy cô thì mệt phờ râu vì vừa phải vừa dạy vừa tập hát, tập vẽ, tập cho HS chơi những trò chơi dân gian chuẩn bị cho ngày hội trại.

Sân trường ngập cờ xí, sân khấu trang trí đẹp, hình ảnh Vua Hùng được đặt trang trọng bên trống đồng Đông Sơn nhắc nhớ cái thời dựng nước và giữ nước xa xưa. Bất giác tôi nghĩ… bao nhiêu trong số các thầy cô giáo bây giờ hiểu sâu sắc và tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc… để bao nhiêu học sinh trong số gần 2000 học sinh trường tôi được truyền cho chút lòng tự hào nuôi chúng lớn lên thành người có gốc?

Bây giờ người ta luôn luôn than vãn về việc dạy Sử và học Sử trong nhà trường. Người ta phê phán, người ta lo lắng, người ta hét toang, người ta hô khẩu hiệu: “Dân ta phải biết Sử ta”… đủ mọi cách. Nhưng dường như tình hình vẫn không có gì sáng sủa. Những người trẻ vẫn biết Sử Tàu nhiều hơn Sử Việt. Hình ảnh vua Quang Trung lẫy lừng trong trận Đống Đa, hình ảnh Lý Thường Kiệt với 4 câu thơ như rút ruột… “Sông núi nước Nam Vua Nam ở”, hình ảnh Hai Bà Trưng oai phong lẫm liệt v…v… chỉ là những hình ảnh lướt qua trong những bài giảng nhàn nhạt, buồn buồn của thầy cô… Nó thiếu sự rạng rỡ, thiếu cái chân thực nở thành lòng ngưỡng mộ như hình ảnh ông Vua Càn Long mưu lược hơn người hay ông Vua Khang Hy đánh kiếm như thần mà những đứa trẻ được xem qua màn ảnh.

Tôi bỗng nhớ những vị thầy dạy Sử ngày xưa của mình như thầy Nguyễn Ngọc Hùng dạy tôi năm lớp chín, hay thầy Ngô Duy Chinh nổi tiếng ở các trường trung học Saigon ngày xưa dạy tôi năm lớp 12. Những bài giảng của thầy luôn là những câu chuyện lịch sử dạy chúng tôi biết khóc, biết cười, biết yêu, biết ghét, biết ngưỡng mộ, biết căm thù, những bài học luôn làm chúng tôi tự hào vì mình là người dân nước Việt. Những bài học theo chúng tôi suốt cuộc đời để tôi luôn tự bảo mình phải làm được một phần nhỏ cái hào khí dạy Sử của thầy trong những bài giảng Sử cho đám học trò nhỏ của mình bây giờ.

Ngày ấy chúng tôi sống trong cái thời mà mọi mất mát luôn cận kề, có thể hôm nay bạn bè còn đầy đủ… vài tháng sau đã khuyết một chỗ ngồi làm ngơ ngác nhiều đôi mắt và cái nhìn thấp thoáng rưng rưng nhưng hình như mỗi chúng tôi luôn có một hình tượng lý tưởng của riêng mình. Chúng tôi không bị áp đặt nhồi nhét một hình tượng lý tưởng nào. Tình yêu cứ tự nhiên mà có, lòng ngưỡng mộ cứ tự nhiên đâm chồi. Thế hệ chúng tôi bây giờ vẫn còn nhiều người đau đáu cái âu lo thế sự, vẫn còn canh cánh bên lòng về vận nước đấy thôi

Nhớ có một lần nghe kể một câu chuyện vui về lòng yêu nước: Một đoàn sinh viên gần ra trường được đi thực tế ở một vùng nông thôn. Cán bộ lãnh đạo địa phương ra sức tuyên truyền vể tiềm năng phát triển của địa phương, về nhu cầu con người nhằm đẩy mạnh tiềm năng phát triển ấy… Cuối cùng ông cán bộ hỏi có bạn trẻ nào tình nguyện về xây dựng quê hương không…thì im phăng phắc không một cánh tay giơ lên, ông cán bộ lúc này chắc cũng bực mình liền bảo:

– Các bạn đã được đào tạo nhằm góp phần xây dựng đất nước, đã từng ra rả “Quê hương là chùm khế ngọt”… thế mà giờ này chẳng có người nào thể hiện được tinh thần yêu nước, yêu quê hương gì cả, thế là thế nào???

Lúc ấy mới thấy một cánh tay đưa lên rồi một thanh niên mặt mũi sáng sủa rụt rè thưa:

– Dạ thưa chú, tụi con cũng yêu quê hương lắm, nhưng khế ngọt ở quê hương các chú các bác… hưởng hết rồi, giờ chỉ còn lại toàn là khế chua khế chát thôi… thế cũng tội tụi con chứ ạ!!!

Có thể đó chỉ là một câu chuyện vui nhưng cũng phản ảnh phần nào những suy nghĩ thực dụng của một số không ít người trẻ bây giờ.

Tôi không có ý trách họ. Họ sống như thế cũng là chuyện rất tự nhiên thôi. Cả một thời gian dài ngồi ở ghế nhà trường,họ đã được dạy phải yêu quá nhiều thứ mà họ không thấy yêu hoặc giả họ chưa được thuyết phục để yêu nổi. Trong khi ấy,mỗi ngày một lớn lên, hiện tượng xã hội chứng minh với họ rằng: đứa nào khéo luồn cúi thì có chức, khéo nịnh bợ quà cáp thì có danh, tham ô của công thì no đủ, thật thà ngay thật thì thiệt thòi.Tất cả các bài học đạo đức trong nhà trường chỉ mang tính giáo điều trong khi thực tế lại là điều trái ngược.Và những người trẻ đã chọn cho mình con đường ít chông gai nhất như một điều tất nhiên.

Ngày xưa tôi và bạn bè mình ôm cả tình yêu và nhiệt huyết tuổi trẻ lăn lộn trong những nơi khó khăn nhất mà vẫn lung linh nụ cười… Ngày tháng, kinh nghiệm, cuộc đời cũng dạy tôi nhiều bài học đau thương về niềm tin nhưng… vẫn ngời ngời trong tôi một ước mơ sống tử tế: tử tế với người và với chính mình… Thế mà đôi lúc, người tử tế… lại trở thành kẻ ngây thơ một cách đáng thương đấy.

Cám ơn cái thời tôi đã được lớn, được học, được yêu thương thù ghét một cách vô tư… đủ để bây giờ dù sống giữa bao trái ngang, bội bạc của cuộc đời tôi vẫn luôn dặn mình cố sống là người tử tế… đủ để thi thoảng mơ được ngồi chống cằm nghe thầy giảng Sử thật say mê!!!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.