Cần phải Việt hóa Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vấn đề tranh chấp Biển Đông đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của dư luận kể từ khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton tuyên bố tại Diễn Đàn Khu Vực ASEAN ngày 23 tháng 7 năm 2010 ở Hà Nội với những điểm chính gồm: 1/ Hoa Kỳ kêu gọi giải quyết các tranh chấp Biển Đông trên phạm vi quốc tế; 2/ Hoa Kỳ không ủng hộ bất kỳ tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo của bất cứ quốc gia nào; 3/ Hoa Kỳ coi vấn đề hoà bình và an ninh trên biển cũng như an toàn hàng hải là điều quan trọng. Bà Clinton cam kết rằng: Với mục đích hợp tác nhắm vào lợi ích chung, Hoa Kỳ quyết tâm giúp các nước ASEAN tiếp tục vững mạnh và duy trì nền độc lập, và mỗi quốc gia trong khối sẽ hưởng được hòa bình, ổn định, thịnh vượng cùng nhân quyền theo tiêu chuẩn chung nhất.

Sau những tuyên bố nói trên, mối quan hệ giữa Cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những chuyển biến khá dồn dập. Ngoài sự thăm viếng của các chiến hạm Hoa Kỳ tại Đà Nẵng hôm đầu tháng 8, lần đầu tiên hai phía đã có một cuộc đối thoại an ninh – quốc phòng cấp Thứ trưởng diễn ra hôm 17 tháng 8 tại Hà Nội. Cuộc họp diễn ra vào lúc Hoa Kỳ đang chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và lãnh đạo của 10 quốc gia trong khối ASEAN vào tháng 10 tới đây tại Hoa Thịnh Đốn cho thấy là Hoa Kỳ không những bày tỏ quyết tâm trở lại Đông Nam Á mà còn muốn hậu thuẫn cho Cộng sản Việt Nam “đứng thẳng người” để đối đầu với Trung Quốc về các tranh chấp Biển Đông. Lý do là trong khối ASEAN, những quốc gia có nhiều liên hệ đến Biển Đông như Mã Lai, Phi Luật Tân, Nam Dương, Brunei đã chọn thái độ gần Mỹ chỉ ngoại trừ Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, khi nói đến những tranh chấp ở Biển Đông cần phải phân biệt là những tranh chấp cần quốc tế hóa, đó là chủ quyền trên các quần đảo Trường Sa vì nó liên hệ đến Phi Luật Tân, Mã Lai, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam và cái gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc chiếm 80% diện tích Biển Đông. Trong khi đó, các quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974. Người Việt Nam phải đấu tranh bằng mọi giá để đòi hỏi Trung Quốc phải rút ra khỏi quần đảo này và trả lại chủ quyền cho dân tộc Việt Nam ngay tức khắc. Do đó, chúng ta phải hiểu rõ nội dung của “quốc tế hóa” Biển Đông để không thụ động phó thác việc giải quyết này cho Hà Nội mà phải tích cực tham gia và dành lại sự chủ động đấu tranh của quần chúng, nhất là đối với quần đảo Hoàng sa.

Ngay cả trong nỗ lực “quốc tế hóa” Biển Đông, tức là tranh đấu thu hồi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ tay Trung Quốc, không thể chỉ dựa trên sức người hay luật lệ quốc tế mà quan trọng nhất là những chứng liệu lịch sử vững chắc và ý chí của toàn dân tộc. Muốn có những chứng liệu lịch sử đủ sức thuyết phục dư luận và đánh bạt những tráo trở của Trung Quốc, phải dựa vào những tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia và những tài liệu lịch sử của các gia tộc đã từng có mối liên hệ trong quá khứ đối với Biển Đông. Muốn làm được việc này và muốn thắng trong bàn cờ “quốc tế hóa”, người Việt Nam phải được thông tin đầy đủ những gì đang xảy ra trên Biển Đông và được tự do tham gia vào quá trình nghiên cứu các sử liệu cũng như lên tiếng bày tỏ lòng yêu nước của mình.

Đầu tháng 8 vừa qua, Cộng sản Việt Nam đã cho báo chí và truyền hình loan tải bản tin thành phố Đà Nẵng đã chính thức dựng bảng tên đường “Hoàng Sa, Trường Sa” cho toàn tuyến đường chạy dọc theo ven biển, từ bán đảo Sơn Trà đến Điện Ngọc dài 27 cây số. Đây là một việc làm không những quá trễ mà còn mang tính hình thức khi chỉ cho đặt tên “Hoàng Sa – Trường Sa” trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.

Thứ nhất, quần đảo Hoàng sa gồm ngoài khơi – phía Đông Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, còn quần đảo Trường Sa thì nằm ngoài khơi dọc từ Cam Ranh về Nam Cà Mau. Do đó để xác định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa và tạo ý thức bảo vệ bờ cõi trong lòng toàn thể dân tộc Việt Nam, ít ra tên đường “Hoàng Sa – Trường Sa” phải được đặt ở những vị trí trọng yếu tại các địa phương có liên hệ đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tức là tối thiểu tên đường “Hoàng Sa – Trường Sa” phải có tại các thành phố từ Quảng Trị kéo dài xuống Cà Mau.

Thứ hai, đặt tên đường không chưa đủ, phải bình thường hóa sáu chữ HS.TS.VN (Hoàng sa, Trường sa, Việt Nam) như là một khẩu hiệu chung của dân tộc Việt Nam và được ghi tại khắp mọi miền đất nước như một “lời nguyện” của thế hệ Việt Nam hôm nay là phải cùng nhau tranh đấu để lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa. Ngày nào mà nhà cầm quyền Hà Nội còn tìm cách ngăn cấm, bắt bớ những người đề cập đến sáu chữ HS.TS.VN, họ càng tự lộ rõ sự không thực tâm tranh đấu cho chủ quyền đất nước.

Thứ ba, Cộng sản Việt Nam phải để cho các chuyên gia, các đoàn thể quần chúng được công khai tổ chức những sinh hoạt nhằm trao đổi trình bày về những gì họ nghiên cứu liên quan đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông tại Việt Nam. Khi có những buổi sinh hoạt về vấn đề Biển Đông được tổ chức công khai tại Việt Nam, thì chúng ta mới có thể gián tiếp hỗ trợ cho những nỗ lực bảo vệ sinh mệnh của các ngư dân Việt Nam và nhất là làm cho Trung Quốc không thể tiếp tục ngoan cố hành xử luật rừng đối với người dân Việt Nam.

Trong tất cả những cuộc đối đầu trên bàn cờ quốc tế, sức mạnh dân tộc luôn luôn là kim chỉ nam và là vũ khí quan trọng để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong mọi tình huống. Biển Đông hiện nay không còn là vùng biển hiền hòa khi mà Trung Quốc đang tìm mọi cách vươn ra biển để nắm thiên hạ. Tuy Hoa Kỳ tuyên bố là sẽ hỗ trợ giải quyết các tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình và thuận theo quy luật của Liên Hiệp Quốc, nhưng phải nhớ rằng Hoa Kỳ hành động để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ chứ không để bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông cho dân tộc Việt Nam. Để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, người Việt Nam phải có quyền và có bổn phận tham gia vào nỗ lực chung này, không thể phó mặc cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam – một chế độ đang coi Trung Quốc là chỗ dựa an toàn để giữ chặt quyền lực thống trị.

Những nỗ lực của nhiều anh chị em thanh niên sinh viên và học sinh đang kêu gọi nhau kẻ khẩu hiệu HS.TS.VN tại khắp các thành phố ở trong nước là việc làm rất đúng, rất ý nghĩa và phù hợp với tình thế mà người Việt Nam phải tự mình “Việt Hóa Biển Đông” trước khi Biển Đông dậy sóng bởi thái độ bá quyền của Bắc Kinh.

Trung Điền
Ngày 18/8/2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.