Câu chuyện bẻ hoa anh đào ở Đà Lạt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 5 tháng 3, trên mạng xã hội và một số báo chí Việt Nam đã loan tải câu chuyện dưới tựa đề “Thực hư chuyện bẻ hoa mai anh đào của nữ du khách ở Đà Lạt”, tạo nhiều quan tâm trong dư luận.

Theo lời kể thì bà Phạm Thị Minh Hiếu, phó giám đốc Sở tư pháp và là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận, đã dẫn một đoàn đi du lịch Đà Lạt và bà là người đã bẻ hoa anh đào để chụp hình. Nếu sự kiện xảy ra như thế thì đã không có chuyện “hư thực.”

Theo lời kể của N.A.T thì vào lúc 4g30 chiều ngày 4 tháng 3, nhóm của anh xuống khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt để chụp hình hoa anh đào đang nở. Tại đây họ gặp phái đoàn của bà Minh Hiếu đang chụp hình hoa anh đào. Bà Minh Hiếu nói với những người trong nhóm: “Tụi mày không dám bẻ để chị bẻ cho, có ai nói gì đâu.”

JPEG - 178.6 kb
Bà Phạm Thị Minh Hiếu là người bẻ hoa anh đào cầm trên tay. Ảnh FB

Nghe bà Minh Hiếu nói vậy, anh T liền nhắc nhở: “Đừng bẻ hoa chị ơi, hoa này bẻ về héo liền. Ai mà cũng bẻ hoa như chị thì làm gì còn cái đẹp để mọi người chiêm ngưỡng.”

Anh T nghĩ rằng nói như thế thì bà Minh Hiếu sẽ không bẻ hoa nên mới đi sang chỗ khác chụp hình. Lát sau quay lại thì trên tay bà Minh Hiếu đã cầm một bó mấy cành hoa anh đào. Anh T lên tiếng phản đối thì bà Minh Hiếu chất vấn rằng: em là ai mà có quyền nói chị vậy? Em là chủ ở đây à? Em cho chị xem giấy tờ…

Sự kiện nói trên được anh T viết và đăng một số hình ảnh của phái đoàn lên trên mạng Facebook của mình. Bà Minh Hiếu đã lấp liếm trả lời rằng bà không bẻ hoa, những cành hoa đào là do một người em trong đoàn đưa cho bà.

Bà Minh Hiếu còn trả lời cho phóng viên Phương Nam của Báo Pháp Luật Sài Gòn được thuật lại như sau: “Do nhóm của T đi từ xa không chứng kiến vụ việc nên có thể hiểu lầm và khi họ lớn tiếng, bà đã hỏi lại họ là ai mà chất vấn mình. Bà Hiếu cho biết ‘là phụ nữ nên yêu hoa, và vụ việc xảy ra dù sao đi nữa bà cũng thấy mình có lỗi và mong mọi người bỏ qua’”.

Thực tế, câu chuyện nhỏ bé này lại nói lên hiện tượng suy đồi đạo đức của những người đại diện dân, rất cần quan tâm và chỉnh sửa trong xã hội Việt Nam ngày nay.

Điều thứ nhất, sự kiện bẻ hoa của bà Minh Hiếu đã phản ảnh phần nào bản chất của hàng ngũ cán bộ trung và cao cấp trong chế độ CSVN là họ bất chấp các quy ước chung của xã hội, sẵn sàng làm theo ý thích riêng vì nghĩ là họ có quyền. Tâm lý này phát sinh từ hệ thống độc đảng và đảng đứng trên luật pháp.

Sự kiện bà Minh Hiếu đặt câu hỏi “em là ai mà có quyền nói chị vậy?” còn cho thấy là người dân không có quyền chất vấn hay ngăn cản việc làm của cán bộ đảng dù có sai trái. Đây là nguyên nhân tạo ra sự vô cảm “mackeno” trong xã hội ngày nay. Chính thái độ “cửa quyền” của cán bộ đã phản ảnh sự lạc hậu của xã hội. Tại các quốc gia dân chủ văn minh, giới chức chính phủ làm việc cho người dân, và phải biết kính trọng người chủ thật sự của đất nước. Người dân ngược lại cũng đối xử với các giới chức trong tinh thần tương kính.

Điều thứ hai, chính mình bẻ hoa nhưng lại nói rằng do “tụi nhỏ” trong đoàn bẻ cho, bà Minh Hiếu đã thể hiện một đặc tính chung trong xã hội cộng sản là cán bộ không bao giờ biết nhận trách nhiệm và cứ đổ cho hoàn cảnh hay cho ai đó. Tâm lý “chối tội” đã trở thành phản ứng “tự nhiên” trong sinh hoạt đảng, vì nếu không sẽ bị nghiền nát bởi các tranh chấp phe phái trong nội bộ. Cán bộ cấp lớn thường đưa đàn em ra nhận trách nhiệm, cấp dưới thì chối quanh và đổ vấy cho hoàn cảnh.

Bà Minh Hiếu đã chỉ bày tỏ hối lỗi và mong mọi người thông cảm sau một ngày báo chí loan tải rộng rãi. Tuy sức nóng của dư luận đã buộc bà Hiếu phải công khai bày tỏ hối tiếc, nhưng cung cách nhận lỗi vẫn có điều gì đó thiếu sự thành thật, hay nói đúng hơn là chỉ muốn sự kiện mau chóng chìm xuồng mà thôi.

Tâm lý chung của cán bộ CSVN là luôn luôn tìm cách bưng bít, né tránh hơn là công khai nhận trách nhiệm trước dư luận như ở các xã hội văn minh. Với trách vụ vừa là đại biểu Hội đồng nhân dân, vừa là phó Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận mà bà Minh Hiếu không công khai nhận trách nhiệm, cho thấy bà không có ý thức công dân và thiếu tư cách lãnh đạo.

Tóm lại, qua sự kiện bẻ hoa anh đào ở Đà Lạt của bà Minh Hiếu, tuy là vấn đề rất nhỏ, nhưng đã biểu hiện những tha hóa to lớn trong xã hội Việt Nam hiện nay. Xã hội chỉ có thể thăng tiến khi lãnh đạo ở mọi cấp bậc biết làm gương nhận lãnh trách nhiệm, không ỷ vị thế, không bắt nạt và đổ tội cho người dưới quyền.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.