Câu chuyện “một đít chín ghế”

Trường Đại Học Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh. Ảnh chụp báo VnEpress
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 18 tháng Năm vừa qua, trang Tuổi Trẻ loan tải việc ông Phó Chủ Tịch thường trực Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu ký quyết định công nhận Chủ Tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng là hiệu trưởng Trường Đại Học (ĐH) Hạ Long. Câu chuyện trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội. Nghe qua người ta tưởng rằng đó là chuyện đùa, chuyện “câu view” trong thởi kỳ giam lỏng bởi dịch Covid-19; nhưng kiểm chứng các nguồn tin thì đây không phải “fake news” mà là sự thật đau lòng.

Ông Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân cho biết ông khá bất ngờ khi nghe chuyện này. Phó Giáo Sư kiêm Tiến Sĩ Trần Xuân Nhĩ thì: nội vụ “chưa bao giờ có tiền lệ.” Bà Tiến Sĩ giáo dục Nguyễn Thị Kim Phụng – nguyên vụ trưởng Vụ Giáo Dục Đại Học, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho rằng đây là chuyện “khó khả thi.” Sau cùng, nhân vật mà mọi người trông đợi nhất, Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ phản ứng một cách yếu ớt như mọi khi rằng: “Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng chỉ nên là giải pháp tình thế.” Ví dụ như ông Nguyễn Phú Trọng vừa là tổng bí thư vừa là chủ tịch nước năm 2018 là giải pháp của tình thế!

Riêng về phản ứng của nhà trường thì lại càng khó hiểu hơn. Theo thông báo thì Trường Đại Học Hạ Long do tỉnh Quảng Ninh mới thành lập (2014) nên đội ngũ cán bộ còn rất mỏng, rất cần một hiệu trưởng có uy tín để lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo tỉnh muốn xây dựng trường trở thành trung tâm phát triển nhân lực chất lượng cao nên mới cử lãnh đạo tỉnh về làm. Thế thì thử hỏi đã có trường hợp nào mà trường mới lập phải “thỉnh” một người ngoài ngành về để đối phó với nhu cầu phát triển chưa?

Càng đọc chúng ta càng phát giác ra nhiều điều khôi hài.

Điều khôi hài thứ nhất là ông phó lại đi ký giấy bổ nhiệm  cho ông trưởng, mặc dù quyết định chỉ ghi là “công nhận,” chứ không phải “bổ nhiệm” nhưng ý nghĩa nó như nhau. Củng cần nói thêm, ông Thắng vốn chỉ là phó bí thư, nhưng lại là ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương, nghĩa là “có giá” hơn cả bí thư, vậy mà cũng phải để cho anh phó chủ tịch UBND bổ nhiệm.

Điều khôi hài thứ hai quan trọng hơn cả vì nó sai luật. Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo Dục Chuyên Nghiệp (Bộ GD-ĐT), khẳng định việc để chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng là trái với điều 20 của Luật Giáo Dục Đại Học 2018. “Điều 20 có quy định về tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học: là người có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học. Hiệu trưởng sẽ quản lý các vấn đề liên quan đến trường đại học, với khối lượng công việc rất lớn. Quản lý nhà nước là công việc rất khác với quản lý nhà trường đại học. Một người làm quản lý nhà nước về giáo dục cho về làm hiệu trưởng một trường đại học cũng chưa chắc đã làm được, nói gì đến một người làm công tác quản lý nhà nước về làm hiệu trưởng.”

Ông Thắng có bằng tiến sĩ về tài chánh tiền tệ, ông có thể giỏi về chuyên ngành của ông nhưng quản lý một cơ sở giáo dục lại là một lãnh vực khác, đó là chưa kể trong 40 ngành học của Đại Học Hạ Long, không có ngành nào liên quan đến tài chánh, tiền tệ,

Điều khôi hài thứ ba ở chỗ ông Thắng dù có bằng tiến sĩ nhưng trong lý lịch lại chưa hề đi dạy, và theo ý kiến nhiều người thì điều đó không ổn. Hiệu trưởng một trường, nhất lả một đại  học thì nên là một giảng viên, một giáo sư, cũng như giám đốc bệnh viện nên là một bác sĩ, giám đốc một cơ xưởng thì nên là một kỹ sư… Vì cho dù chung quanh những vị này còn có nhiều cố vấn, nhưng khi các cố vấn không tìm ra tiếng nói chung thì người đứng đầu phải có khả năng quyết định, và dĩ nhiên để làm được việc này phải là người trong ngành.

Nhiều người còn nhớ tháng Mười, 2018, UBND TP.HCM đã bác đề nghị cho Giáo Sư Trương Nguyện Thành − một Việt kiều Mỹ nổi tiếng với danh hiệu “giáo sư quần đùi” − làm hiệu trưởng Đại Học Hoa Sen vì ông chưa đủ 5 năm trong công tác quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, cho dù trước đó ông đã từng giữ chức vụ hiệu phó Đại Học Văn Lang, hiệu phó Đại Học Hoa Sen và đã từng là viện trưởng khoa học của Viện Khoa Học và Công Nghệ Tính Toán thuộc Sở Khoa Học Công Nghệ TP.HCM. Nếu so sánh về chuyên môn thì ông Thắng còn kém xe ông “giáo sư quần đùi” về giáo dục lẫn quản lý, vậy mà vẫn nghiễm nhiên nắm chức hiệu trưởng như không có gì xảy ra!

Điều khôi hài thứ tư là ngoài chức chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, ông Thắng còn đảm nhiệm 7 chức vụ khác là ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XII, đại biểu Quốc Hội khóa XIV, phó bí thư tỉnh ủy, bí thư ban cán sự đảng UBND tỉnh, trưởng đoàn đại biểu Quốc Hội, trưởng ban hỗ trợ và xúc tiến đầu tư, trưởng ban an toàn giao thông của tỉnh… Bây giờ làm hiệu trưởng của một đại học gồm 3 ngành học, 40 bộ môn và gần 6000 sinh viên, không hiểu ông ta đào đâu ra thời giờ để hoàn tất ngần ấy công việc?

Thầy giáo Nguyễn Trọng Bình đã chia sẻ trên trang Giáo Dục điện tử rằng ông Thắng phải có phép thần thông cỡ như Tôn Ngộ Không mới có thể “phân thân” để cùng lúc hoàn thành tốt tất cả 9 chức vụ mà ông đảm trách.

Thời gian qua, không phải chúng ta đã có quá nhiều “bài học xương máu” liên quan đến vấn đề này hay sao? Nhãn tiền là cựu thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, cựu tư lệnh hải quân vừa bị tòa án quân sự tuyên án 4 năm tù giam về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do phải cùng lúc kiêm nhiệm quá nhiều việc?

Không phải chính ông cựu Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến mới đây đã khai tại tòa rằng vì chỉ được “đào tạo về quân sự 9 năm nhưng chưa từng qua trường lớp quản lý kinh tế nào” nên mới để xảy ra những sai phạm đó sao?

Và sau cùng, Trường Đại Học Hạ Long là trường công lập do tỉnh Quảng Ninh quản lý, ông Thắng vừa là chủ tịch tỉnh vừa là phó bí thư tỉnh ủy lại kiêm thêm chức hiệu trưởng thì ai sẽ kiểm tra, giám sát quyền lực và việc thực thi nhiệm vụ của ông?

Trong thời gian làm việc tại Đại Học Bách Khoa TP.HCM, bản thân tôi đã hai lần chứng kiến việc bầu bán hiệu trưởng. Vào những thời điểm ấy các phòng ban bàn tán xôn xao về “công tác nhân sự,” những khả năng tín nhiệm của ba vị hiệu phó cũng như các ứng viên tiềm tàng. Thế nên lý do mà Đại Học Hạ Long đưa ra là “nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao nên mới cử lãnh đạo tỉnh về làm” là cực kỳ vớ vẩn. Làm như bốn, năm trăm thầy cô và nhân viên của trường không đào ra được một khuôn mặt có khả năng điều hành không bằng?!

Vậy thì điều gì khiến việc “chưa có tiền lệ” này lại xảy ra. Nên nhớ trước đó, hiệu trưởng của trường Đại Học Hạ Long đã từng do phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, bà Vũ Thị Thu Thủy kiêm nhiệm. Nay khi bà Thủy nghỉ hưu, lại cũng một viên chức của tỉnh xuống thay thế. Theo Tuổi Trẻ Online thì “trước khi chị Thủy nghỉ hưu, đảng ủy nhà trường đã thống nhất bầu Chủ Tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng làm hiệu trưởng. Cán bộ cốt cán của trường đều rất vui và phấn khởi với kết quả này.”

Một câu hỏi rất đáng được đặt ra là tại sao đảng ủy nhà trường lại can thiệp vào chuyện bầu bán? Phải chăng Hội đồng trường Đại Học Hạ Long đã phân hóa đến mức không bầu ra được một vị hiệu trưởng mới ?! Đó là chưa nói đến  vai trò hoàn toàn mờ nhạt của Bộ Trưởng Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ.

“Một đít chín ghế!” Đúng là những chuyện chỉ có ở Việt Nam.

Phạm Minh Hoàng

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.