Câu chuyện một kẻ chuyên quyền

Càng thất bại trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine, Putin càng lồng lộn điên cuồng, hăm dọa với hàm ý rằng ông ta sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí nguyên tử. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ cuối tháng Hai, 2022 Tổng Thống Putin đã làm chuyện phi nghĩa, dùng lực lượng quân sự áp đảo mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” để thôn tính Ukraine. Sự thôn tính được ngụy trang dưới bức màn lịch sử Đại Nga để cuối cùng kết luận Ukraine cũng thuộc nước Nga và Liên Xô đã sai lầm khi công nhận Ukraine là một trong 15 nước cộng hòa. Nhưng cho dù nắm trong tay binh hùng tướng mạnh, Putin đã thất bại thảm hại vì ông không ngờ đến lòng dũng cảm của người Ukraine và vị tổng thống của họ.

Càng thất bại, Putin càng lồng lộn điên cuồng. Đe nẹt NATO, hăm dọa EU, qua đó gởi một thông điệp thách thức Hoa Kỳ với hàm ý rằng ông ta sẽ không ngần ngại sử dụng sức mạnh của vũ khí nguyên tử nếu quyền lợi “sinh tử của nước Nga” bị xâm phạm. Putin chỉ nói tới quyền lợi của nước Nga mà phớt lờ quyền lợi của nước láng giềng.

Ai cũng biết, Putin hiện sở hữu trên 6.000 đầu đạn nguyên tử thừa hưởng từ ngày Liên Xô qua đời, đủ các loại từ chiến lược tới chiến thuật với những hỏa tiễn ICBM bắn tới bất cứ đâu. Nhưng Putin quên rằng, nước Nga có thì nước khác cũng có và dư sức phản đòn. Hiện nay N.Club (Nuclear Club) ngoài nước Nga còn có Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên, chưa kể một vài nước đang lấp ló ngoài cửa như Iran, Israel… Như vậy, Putin đâu có hơn gì ai, mà nếu có hơn thì chỉ hơn ở chỗ mồm loa mép giải hù dọa người khác.

Chẳng qua ông ta nắm được cái thóp của Âu Châu và Mỹ, lúc nào cũng muốn tránh một cuộc đối đầu giữa các đại cường có thể dẫn tới chiến tranh thế giới lần 3, một cuộc chiến chỉ có thể giải quyết bằng sức mạnh của vũ khí nguyên tử mà mức độ tàn khốc không thể đo lường. Lãnh đạo Tây Phương trong N.Club người nào cũng có một va-li nguyên tử để bấm nút tấn công và ngăn chặn những hành động điên rồ.

Và chắc chắn một điều, họ là những người lãnh đạo có trách nhiệm, chẳng những với con dân nước họ mà còn với 4 tỷ con người khắp thế giới. Cho nên khi Putin lên giọng lu loa, phản ứng của Tây Phương và Hoa Kỳ rất chừng mực khiến có dư luận dè bỉu là… quá yếu. Có người còn nói Nga muốn chiến tranh nguyên tử thì Mỹ và Tây phương cứ chơi luôn coi ai thắng ai. Đó là kiểu nói đầy cảm tính, nhưng các lãnh đạo cường quốc nắm trong tay vận mệnh đất nước thì không thể bốc đồng.

Người ta còn nhớ năm 1962 tức cách đây đúng 60 năm , Liên Xô mang hỏa tiễn đến bố trí trên lãnh thổ Cuba, sát nách Hoa Kỳ, đặt thế giới trên bờ vực thẳm của một cuộc quyết đấu vô tiền khoáng hậu. Tuy nhiên thảm họa nguyên tử may mắn được tránh khỏi nhờ sự tương nhượng phút chót giữa Tổng Thống Mỹ Kennedy (1917-1963) và Thủ Tướng Liên Xô Khrushchev (1894-1971). Nếu họ không phải là những người có trách nhiệm thì thế giới lúc ấy sẽ có bao nhiêu tỷ người trở thành nạn nhân của cuộc chiến trả đũa bằng vũ khí nguyên tử?

Đây gần như là lần duy nhất trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh mà hai đại cường suýt đụng độ trực tiếp. Và phải đợi đến 30 năm sau, năm 1991 khi lá cờ Liên Xô được kéo hạ trên nóc điện Kremlin, người ta mới thở phào nhẹ nhỏm với viễn ảnh một thế giới hòa bình. Nhưng đó là chuyện của thế kỷ 20 và ít ai ngờ vào đầu thế kỷ 21, Âu Châu lại lên cơn sốt vì một kẻ độc tài xuất thân từ hàng ngũ KGB nắm trong tay hơn 6.000 đầu đạn nguyên tử.

Theo sự ước tính của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Nga hiện sở hữu 6.255 đầu đạn nguyên tử, so với 5.550 của Hoa Kỳ. Con số lần lượt của các nước khác như Anh 225, Pháp 290, Ấn Độ 156, Pakistan 165, Trung Quốc hơn 200 và đang gia tăng một cách đáng kể. Ngoài ra hai quốc gia Israel và Bắc Triều Tiên cũng được cho là sở hữu từ vài chục đầu đạn nguyên trở lên.

Tục ngữ Trung Hoa ngày xưa có câu “đồng quy vu tận,” hiểu đơn giản là “cùng chết chung,” mô tả hai võ sĩ quyết đấu tung ra độc chiêu cuối cùng để hạ gục địch thủ nhưng cũng là lúc cả hai gục ngã vì đường gươm của đối thủ. Hy vọng ông Putin biết sợ cảnh này đừng bấm nút sảng!

Cuối cùng để kết luận, xin mượn câu nói đáng suy ngẫm của cố Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan (1911-2004): “Một cuộc chiến tranh nguyên tử không thể thắng và không bao giờ phải chiến đấu.”

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.