Chánh án Argentina yêu cầu bắt giữ hai lãnh tụ Trung Quốc vì đàn áp Pháp Luân Công

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Reuters – 22.12.09

KD lược dịch

Theo bản tin của Reuters tường thuật bởi PV Luis Andres Henao từ Buenos Aires (22.12.09), một thẩm phán tòa án Argentina đã yêu cầu Trung Quốc bắt giữ cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và một viên chức cao cấp khác về “tội ác chống nhân loại” qua việc bắt giữ, đàn áp, và tra tấn tín đồ giáo phái Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công xem đó là một án lệnh lịch sử về vấn đề nhân quyền mặc dù tổ hợp luật sư của họ cho rằng đây chỉ là hình thức mà thôi vì Trung Quốc sẽ không tuân thủ pháp lệnh này. Thẩm phán liên bang Octavio de Lamadrid đã yêu cầu Interpol ban hành lệnh truy nã cựu chủ tịch TQ Giang Trạch Dân và cựu bộ trưởng cục An Ninh Lou Gan sau 4 năm dài điều tra các tố giác về tội tra tấn và giết hại môn đồ Pháp Luân Công.

Phỏng theo một bản copy của pháp lệnh, hai nhân vật này bị truy nã về “tội ác chống nhân loại ở Trung Quốc” bao gồm tội diệt chủng và tra tấn. Giang Trạch Dân đã giữ chức chủ tịch Trung Quốc từ năm 1993 đến 2003.

Thẩm phán De Lamadrid đã phát lệnh truy nã dựa vào Hiến Pháp 1994 của Argentina cho phép tòa án Argentina đề cập đến vấn đề nhân quyền ở các quốc gia khác. Trong quyết định của ông, thẩm phán De Lamadrid nói rằng “nếu quyền luật pháp lý phổ biến không được công nhận, chúng ta sẽ công nhận việc miễn truy tố tội ác, điều mà cộng đồng thế giới muốn tránh khỏi.”

Ông Alejandro Cowes, một luật sư Argentina đại diện cho giáo phái Pháp Luân Công, cho biết rằng: “Đây là một án lệnh lịch sử vì đây là lần đầu tiên chúng tôi sử dụng quyền hạn pháp lý phổ biến để điều tra tội ác vi phạm ở một quốc gia khác.” Trong khi đó thì một luật sư khác cũng trong cùng tổ hợp nhận định rằng đây chỉ là một quyết định có tính chất hình thức mà thôi vì rất có thể nó cũng sẽ như những quyết định vô hiệu quả khác mà giáo phái Pháp Luân đã thúc đẩy được ở Pháp, Tây Ban Nha, và những nơi khác.

Tổng thống Argentina bà Cristina Fernandez sẽ đến Trung Quốc vào tháng Giêng tới đây để bàn thảo quan hệ thương mại song phương. Bà Fernandez đã từng thúc đẩy các tòa án nhân quyền ở Argentina để xét xử các cựu viên chức quân sự Argentina về tội lạm dụng quyền lực đàn áp cánh tả trong cuộc “chiến tranh bẩn” vào những năm 1976-1983.

Cuộc đàn áp ròng rã cả thập niên đã khiến giáo phái Pháp Luân Công phải hoạt động ngầm tại Trung Quốc. Nhưng ngược lại, giáo phái này đã phát triển nhanh chóng ở các quốc gia khác, nơi nó đã chuyển hóa thành một phong trào chống lại sự cầm quyền của ĐCS TQ.

Hàng nghìn người đã bị bắt giữ, đàn áp, và giết hại kể từ khi Pháp Luân Công được chính quyền TQ xem là một tà giáo kể từ năm 1999.

Trung Tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp, nơi đã lưu trữ nhiều tài liệu về việc tra tấn những môn đồ Pháp Luân ở Trung Quốc, nói rằng chỉ trong năm vừa qua, đã có đến 104 thành viên đã chết bởi tra tấn trong lúc bị giam giữ, khiên số người chết được ghi nhận trong 10 năm qua tăng đến 3,242 người.

“Tôi nghĩ kết quả tố tụng này là một tin tốt vì nếu (người Trung Quốc) thấy rằng có ai đó nói rằng đây là một việc làm sái trái, kể cả khi ở Argentina, họ sẽ bắt đầu nghĩ rằng những gì chính quyền đang nói với họ không thật sự đúng,” phỏng theo lời của cô Liwie Fu, chủ tịch của giáo hội Pháp Luân tại Argentina và cũng là người khởi tố.

Những thông tin khác:

* Theo tài liệu của Argentina gọi là “Tài liệu Nazis”, có hơn 1 nghìn tội phạm chiến tranh thuộc Đức Quốc Xã sau đệ nhị thế chiến đã được quốc gia này cho trú ẩn. Những tội phạm chiến tranh này đã được mời mọc và được bảo vệ tránh những cuộc lùng soát và khởi tố bới chính quyền các nước khác. Có nhiều người trong danh sách này rất lạ với những người săn lùng tội phạm chiến tranh ĐQX. Có nhiều người bị các quốc gia khác kết án tử hình nhưng lại biệt tích.

– “Chiến tranh bẩn” là một chiến dịch quân sự khởi xướng bởi tướng lãnh Argentina để đàn áp phe đối lập thuộc cánh tả. Nó được bắt đầu khi một lực lượng quân đội dẫn đầu bởi Tướng Jorge Videla lên nắm quyền vào ngày 24 tháng 3, 1976 sau một thời gian bất ổn chính trị với bạo động gia tăng sau khi cựu tổng thống Juan Peron qua đời.

– Quân đội muốn quét sạch nhóm khủng bố cánh tả – nhưng sự khủng bố của chính quyền còn tệ hại hơn những gì đất nước này từng chứng kiến. Có khoảng 10,000 đến 30,000 người chết hoặc mất tích trước khi Argentina trở lại XH dân chủ sau khi TT Rau Alfonsin đắc cử tháng 10 năm 1983.

– Theo lời kể của các nhân chứng sống, những người “mất tích” là những ai được xem là đối lập, bị bắt đi trong những đợt truy lùng bởi những lực lượng mặc thường phục. Sau khi bị bắt họ được giải đến 1 trong số 300 địa điểm giam giữ. Nổi tiếng nhất là Trung Tâm Cơ Khí Hải Quân ESMA ở thủđô Buenos Aires.

– Phần đông bị tra tấn bằng giật điện và các phương pháp khác. Trẻ em bị tra tấn trước cha mẹ, và cha mẹ bị tra tấn trước con cái mình. Việc tra tấn kéo dài vài tuần và thường kết thúc khi nạn nhân tắt thở.

* Quân đội đã cố gắng để mọi người được miễn xét xử với tội ác vi phạm trong cuộc chiến tranh bẩn này khi quyền lực được chuyển đổi vào năm 1983. TT Alfonsin đã thu hồi lệnh miễn xét xử, nhưng mãi đến 20 năm sau, Quốc Hội mới thông qua quyết định này, mở đường cho các phiên tòa xét xử. Thêm 2 năm nữa Tòa Tối Cao Pháp Viện mới công nhận quyết định này.

* Theo hiến chương 1994 của Argentina, ngành lập pháp chia làm 4 bộ phận. Bộ phận thứ tư, Ombudsman, là một bộ phận độc lập không hoạt động dưới thẩm quyền của ai cả. Trách nhiệm của bộ phận này là che chở và bảo vệ các quyền căn bản con người, bảo đảm các quyền dân sự, và quản lý chính quyền.

Nguồn:
* http://www.nytimes.com/1993/12/14/w…
* http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas…
* http://en.wikipedia.org/wiki/Consti…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.