Chỉ 1 giây thôi!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bạn bấm vào video clip này và sẽ thấy hình ảnh ngắn ngủi mà tôi muốn gửi đến Bạn. Video chỉ ngắn 1 giây đồng hồ nhưng đã cho tôi cảm hứng rất mạnh để viết những giòng dưới đây.

Trong video có 2 người.

Bà Angela Merkel, 64 tuổi, Thủ Tướng nước Đức, người được mệnh danh là “người phụ nữ quyền lực nhất thế giới”, “người lãnh đạo mặc nhiên của Âu Châu”. Bà Merkel lên làm Thủ Tướng đã 13 năm, từ năm 2005, và gần đây đã tuyên bố là sẽ không ứng cử chức Thủ Tướng vào lần tới vào năm 2021, nghiã là sau khi làm Thủ Tướng 16 năm, thời gian cầm quyền dài nhất của một lãnh đạo tại Châu Âu trong thời gian vừa qua.

Với học vị Tiến sĩ Hoá Học, đảm trách nhiều trách vụ quan trọng trong Liên Hiệp Châu Âu, bà Merkel được toàn thể lãnh đạo các quốc gia trên thế giới kính nể về khả năng, tư cách. Lúc nào cũng mang dáng vẻ hiền hoà, tươi cười, điềm đạm, người ta khó tìm thấy ở Bà những hình ảnh cau có, giận dữ hay nhăn nhó như các lãnh đạo quốc gia khác.

Ông Emmanuel Macron, 40 tuổi, là Tổng Thống trẻ nhất lịch sử nước Pháp, mới nhậm chức cách đây 1 năm 7 tháng.

Ông Macron có thừa những yếu tố khiến người ta phải thán phục.

Trong lãnh vực chính trị, việc Ông đắc cử Tổng Thống Pháp là một bất ngờ đối với mọi cánh của chính trị Pháp. Ông bất ngờ xuất hiện, vươn lên thật nhanh và đánh bại tất cả những đối thủ, ứng viên trong cuộc bầu cử Tổng Thống của các đảng lớn gần như độc quyền chính trị tại Pháp từ đã lâu. Chiến thắng của ông Macron được ví như một luồng gió mát trong đời sống chính trị và xã hội của nước Pháp, và của Âu Châu nói chung.

Về đời tư, nhất là về lãnh vực tình cảm, người ta không chỉ ngạc nhiên mà phải nói là “trố mắt” trước cuộc tình của Ông. Ở tuổi 19, ông Emmanuel yêu say đắm cô giáo dạy kịch nghệ, Brigitte Trogneux, 43 tuổi, hơn Ông 24 tuổi, đang sống với chồng và 3 đứa con.

Bất chấp những phản đối của gia đình và xã hội, Emmanuel và Brigitte tiếp tục yêu nhau và, qua bao gian lao, cuối cùng dẫn đến hôn nhân vào năm 2007, khi Emmanuel 30 tuổi và Brigitte 54 tuổi. Ông Macron từng nói: “Nếu không có Brigitte thì Ông không phải là Ông ngày hôm nay”.

Và họ xây đắp thiên tình sử song song với ước vọng chính trị, và Emmanuel Macron trở thành Tổng Thống Pháp ở tuổi 39 và Brigitte Macron, Đệ Nhất Phu Nhân, một danh hiệu mà Bà chẳng thích chút nào.

Chỉ một giây đồng hồ, 2 cái đầu lãnh đạo thế giới chạm vào nhau đã nói lên biết bao điều mà tôi không đủ chữ để diễn tả ra ở đây. Tôi đã xem đi xem lại video này không biết bao nhiêu lần, và mỗi lần xem lòng tôi lại dạt dào những cảm xúc khó tả và không thể không chia sẻ hình ảnh đó với Bạn ngày hôm nay.

Xem video này người ta khó tưởng tượng được rằng cách đây chỉ mới 73 năm, những đoàn xe tăng Panther với sức tàn phá khủng khiếp của Đức Quốc Xã đã cày xới nước Pháp để rồi Thế Chiến Thứ 2 kéo dài 6 năm trời, từ 1939 tới 1945, đã khiến cho 80 triệu người thiệt mạng, không tính những người bị thương còn nhiều gấp bội, và không kể những thiệt hại vật chất và những tác hại tâm lý trên mấy tỷ người còn sống.

Phải chăng bản chất của con người là “chóng quên”? Cũng có thể. Như người ta thường nói “Thời gian là liều thuốc tiên”! Khó mà phủ nhận.

Tuy nhiên, chỉ thời gian không thôi e rằng khó chữa lành được những vết thương quá lớn của hơn 70 năm trước, mà cần có sự cố gắng, nỗ lực vượt bực của con người nữa.

Tôi muốn nói đến Liên Hiệp Quốc, là tác phẩm vô giá của con người, nảy sinh từ sự thức tỉnh trước những thảm họa kinh hoàng do chính con người gây ra như Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến, và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, “đứa con” tuyệt vời của Liên Hiệp Quốc.

Không có Liên Hiệp Quốc (26/6/1945) và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (10/12/1948) liệu thế giới loài người có được như ngày hôm nay không, và liệu chúng ta có được cái hạnh phúc nhìn cái giây phút tuyệt vời khi 2 mái đầu Merkel và Macron chạm nhau, cho phép chúng ta ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn cho nhân loại?

Tiếc thay, các lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đi ngược giòng tiến hoá của nhân loại, coi Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền như kẻ thù, và trở thành kẻ thù của nhân dân Việt Nam!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.