Chỉ Số GDP Của Việt Nam Hiện Nay Chỉ Là Con Số Dổm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 7.3 kb
Tại các nước không phải cộng sản, khi chỉ số GDP tăng, tức là nền kinh tế phát triển, thì người dân hưởng được thêm nhiều phúc lợi.

Năm tới chỉ số GDP (Tổng sản lượng quốc nội) của Việt Nam sẽ tăng cao có thể lên đến 7,8%, đó là lời tuyên bố của các quan chức nhà nước CSVN trong hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam được tổ chức cuối năm ngoái tại Hà Nội.

Nhiều nhà phân tích kinh tế đặt câu hỏi có đúng như vậy không?… và tự trả lời là không. Đó chỉ là con số biểu kiến, chẳng có giá trị thật khi mà chỉ số sản xuất cũng như chỉ số kinh doanh của Việt Nam trong năm nay đều tụt giảm.

Ông Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế hàng đầu của chính quyền CSVN, cũng đã thú nhận như thế trong một cuộc phỏng vấn. Theo ông Doanh thì hiện nay các chỉ số về thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam đều thấp một cách… không đáng có. Ví dụ, chỉ số đầu tư tài chánh của các ngân hàng Thương mại ở ta rất thấp. Dịch vụ của những ngân hàng Việt Nam chưa bằng 10% ngân hàng các nước. Tỉ lệ nợ xấu (người vay không có khả năng trả) lớn, ngân hàng kém phát triển thì doanh nghiệp khó khăn, giống con người thiếu máu, mặt lúc nào cũng xanh xao. Ông Doanh còn cho biết là 64% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam rất khó mượn tiền ngân hàng, các ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không hề đến tay doanh nghiệp. Ưu đãi về lãi suất về thuế gần như không nhận được, nó lơ lửng ở đâu đấy.

JPEG - 6.6 kb
Ông Lê Đăng Doanh : “chỉ số về thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam đều thấp một cách… không đáng có”.

Cũng theo ông Doanh thì thị trường chứng khoáng của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Sắp tới có thể là 100 công ty niêm yết, chiếm 10% GDP, con số chúng ta đưa ra 2.400 doanh nghiệp cổ phần hóa cho ấn tượng nhưng thực chất mới chiếm 11% tổng số vốn doanh nghiệp nhà nước. Nếu ở trên cứ ép phải tăng GDP thì sẽ có chuyện tính GDP cấp tỉnh, cấp huyện cho đến cấp xã. Nếu cần một tiếng nói cảnh báo thì theo tôi là không nên chạy đua tăng trưởng theo bề rộng, không thể tiếp tục đầu tư một cách lãng phí, không chỉ tăng khối lượng đầu tư, tỉ lệ đầu tư để có con số GDP đẹp. Chúng ta đã có kinh nghiệm ở Hà Giang, khi trước đây tỉnh này đầu tư bệnh hoạn, nổi tiếng với câu ’’mỗi ngày có một công trình’’. GDP như thế tăng vọt, nhưng GDP đó có đem lợi gì đâu.

Còn theo tiến sĩ Trần Đình Thiên, Phó viện Kinh tế VN thì cái dở của nhà nước là vì muốn tăng trưởng cao nên đã sử dụng biện pháp hoàn toàn hành chánh : tăng vốn đầu tư.

Hiện tại ở Việt Nam, đầu tư đóng góp vào tăng trưởng từ 60% đến 65%, năng suất lao động, tất cả các yếu tố còn lại chỉ đóng góp 35-40%. Nếu chỉ tiêu được đưa ra như một tiêu chí đánh giá thì rất nhiều tỉnh thành sẵn sàng chạy vay xin vốn, tăng tiền đầu tư để có con số GDP đẹp nhằm báo cáo, lấy thành tích với trung ương. Về kinh tế học, hành vi này cực kỳ nguy hiểm. Nguồn vốn chảy theo ý định một số người, vào một số nơi là mảnh đất tốt cho tham nhũng.

Đầu tư duy ý chí tất yếu dẫn đến hậu quả đầu tư không cao, nhiều dự án giải ngân ồ ạt nhưng kết cục phá sản, người dân nợ nần, hạ tầng cơ sở xuống cấp. Cái đó không khác gì bệnh thành tích trong giáo dục. Đất nước sẽ như thế nào nếu con số GDP cứ cao nhờ kiểu đầu tư cho con số GDP kể trên. Nợ nần, cách biệt giàu nghèo, nền kinh tế kém sức cạnh tranh, sức mạnh ảo không may gặp biến cố kinh tế của thế giới dễ dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ.

JPEG - 3.2 kb
Chỉ số GDP mà nhà nước CSVN công bố là lấy chỉ số GDP các tỉnh công bố rồi chia đều, mà con số GDP các tỉnh đưa ra không có ai giám sát độ tin cậy.

Chỉ số GDP mà nhà nước CSVN công bố là lấy chỉ số GDP các tỉnh công bố rồi chia đều, mà con số GDP các tỉnh đưa ra không có ai giám sát độ tin cậy. Liên quan đến việc này thì ông Lê Mạnh Hùng, Tổng cục trưởng tổng cục Thống kê nói là: hiện tổng cục đang cố gắng giải quyết vấn đề đó, nhưng nó không dễ. Bởi nghị quyết phát triển kinh tế của địa phương đã dựa vào con số 5 năm trước rồi (mỗi lần đại hội đảng là đề ra chỉ tiêu). Nếu chỉnh sửa lại thì mục tiêu phát triển của tất cả địa phương đều không hoàn thành. Khi nói Việt Nam có cả ’’Tổng sản phẩm huyện nội’’, các chuyên gia nước ngoài đều cười, có đồng chí làm thống kê của một bộ còn nhờ tôi tính GDP cho bộ mình nữa. Tôi còn nghe một vị Bí thư tỉnh ủy nói trên truyền hình rằng ông coi GDP là tiêu chuẩn để luân chuyển cán bộ.

Tại các nước không phải cộng sản, khi chỉ số GDP tăng, tức là nền kinh tế phát triển, thì người dân hưởng được thêm nhiều phúc lợi. chỉ số GDP của Việt Nam năm nào cũng tăng, tăng vượt bực, tăng không ai bằng mà người dân vẫn đói khổ. Tại sao vậy, tại vì con số GDP của các nước là con số thật còn con số GDP của Việt Nam mà nhà nước Cộng sản công bố là con số dổm.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP

Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14/12/2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.