Chính quyền và đối lập tại Canada

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm thứ ba, 5 tháng 10 vừa qua, Toàn Quyền Canada Bà Adrienne Clarkson đã đọc một bài diễn văn chính thức tại Quốc Hội Canada nhân kỳ họp khai mạc của nhiệm khóa mới.

JPEG - 43 kb
Thủ tướng Paul Marin và Toàn quyền Adrienne Clarkson

Thủ Tướng Canada, Ông Paul Martin, Chính phủ thiểu số thuộc đảng Tự Do, đã bắt tay vào công việc mới với những khó khăn và áp lực từ nhiều mặt, mà nặng nhất là từ phe đối lập, đảng bảo thủ do Stephen Happer lãnh đạo, hiện đang chiếm 99 ghế, trong khi đảng Tự do chiếm 135 ghế. Tuy nhiên, 1 ghế do Peter Milliken được chọn làm Chủ tịch Quốc Hội, theo nguyên tắc không được bỏ phiếu. Stephen Happer đã tố cáo Chính quyền không giữ lời hứa là sẽ cộng tác với phe đối lập tại Hạ Viện, mà điển hình là bài diễn văn mở đầu phiên họp trình bày đường lối của chánh phủ (the Speech from the Throne) đã không được Chánh phủ tham khảo ý kiến với đảng đối lập. Tuy nhiên, theo Tony Valery, lãnh tụ khối dân biểu theo phe chính quyền tuyên bố là Ông đã gặp các lãnh tụ đối lập trước khi bài diễn văn này được đọc trước Hạ Viện. Happer tỏ ra không bằng lòng kiểu báo tin như kể trên và tuyên bố: “tôi không biết đó là điều tham khảo ý kiến vì đây chỉ là những lời nói lơ mơ về những điều sẽ trình bày, mà được kể như là đã tham khảo ý kiến”.

Mặt khác, Ông Jack Layton, lãnh tụ đảng Tân Dân Chủ cũng cho rằng, ông ta cảm thấy lạ khi Paul Martin đã không tỏ ra sốt sắng khi thương lượng với các đảng đối lập để tìm một thỏa thuận chung và hành động như kiểu đang lãnh đạo một chính quyền chiếm đa số. Trước những tấn công của các phe đối lập, Thủ Tướng Paul Martin đã cho rằng, ông ta đã làm hết nhiệm vụ phải làm đối với các phe đối lập, và điều cần phải làm trước mắt, là phải thực hiện những lời đã hứa với cử tri. Ông cũng tuyên bố, những lời hứa sẽ được thi hành, và tất cả chương trình hành động, đều được trình bày trong bài diễn văn ngày hôm nay, theo đó, 3 điều chính mà chính phủ phải thực thi là: chấn chỉnh hệ thống y tế, cải thiện hệ thống săn sóc trẻ em và chỉnh đốn đời sống của các thổ dân.

Cái khó của Thủ Tướng Paul Martin là làm sao có thể thông qua các chương trình do Đảng Tự Do đề ra, khi đảng này chiếm thiểu số ghế tại Quốc Hội, một sự kiện chưa từng xảy ra từ 25 năm. Theo thống kê, hiện nay số ghế của các đảng phái được chia ra như sau: Đảng Tự Do với 134 ghế, Đảng Bảo thủ chiếm 99 ghế, Khối Quebecois chiếm 54 ghế, Đảng Tân Dân Chủ có 19 ghế và 1 ghế độc lập. Như vậy, để thông qua chương trình thực hiện của mình, Thủ Tướng Paul Martin phải thuyết phục ít nhất một đảng đối lập, và chỉ hy vọng chiếm được sự ủng hộ của đảng Tân Dân Chủ và các dân biểu thuộc khối Quebecois.

Trước viễn ảnh của một chính quyền thiểu số như hiện nay, theo các nhà phân tích chính trị, đều e ngại cho Paul Martin sẽ gặp phải nhiều khó khăn, nếu không muốn nói có thể bị thay đổi. Thời hạn mà đảng Tự Do cầm quyền, có thể kéo dài khoảng 18 tháng. Tuy nhiên, Cử tri Canada hiện nay không muốn thay đổi cấp lãnh đạo tại Ottawa, và họ cũng mong đợi đảng Tự Do thực hiện những lời đã hứa.. Mặt khác, nếu có sự thay đổi, các đảng đối lập chưa chắc gì đã đạt được những thành qủa như hiện nay, đó là chưa kể đến những tổn phí về việc tổ chức bầu cử, gây gánh nặng cho người dân. Với hy vọng này, chính phủ của Paul Martin hy vọng qua hết nhiệm kỳ.

Mặt khác, tuy là một Quốc gia độc lập, nhưng chính trường Canada cũng ảnh hưởng không ít với chính trường tại Hoa Kỳ. Nếu đảng Dân Chủ thắng ở Mỹ, thì đảng Bảo thủ của Canada sẽ không đạt được 99 ghế như hiện nay, nếu có cuộc bầu cử lại.

Qua những sinh hoạt chính trị tại Canada, trong một thể chế dân chủ, người ta nhận thấy sự quan trọng của thế đối lập trong chính quyền. Thế đối lập để xây dựng đất nước và đặt quyền lợi người dân và quốc gia lên trên, buộc nhà cầm quyền phải tôn trọng những gì mà người dân đòi hỏi. Đây cũng là một hình ảnh thực thi dân chủ tại các quốc gia dân chủ khác trên thế giới, không riêng gì tại Canada.

Riêng tại Việt Nam, sau gần 60 năm cầm quyền tại miền Bắc, và 30 năm tại miền Nam, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là một đảng duy nhất cai trị nhân dân, không chấp nhận thế đối lập để tôn trọng tự do dân chủ cho người dân. Từ sự kiện độc đảng này, mọi quyền tự do của người dân đều bị nhà nước dẹp bỏ, và Việt Nam không thể nào phát triển, khi đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn còn là độc quyền cai trị nhân dân ta.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.