Chính Trị Bình Dân – Bản mới – PDF

Quyển sách “Chính Trị Bình Dân” và tác giả Phạm Đoan Trang. Ảnh: Luật Khoa tạp chí
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuốn sách “Chính trị bình dân” được tác giả Phạm Đoan Trang quyết định cho xuất bản bản mới với nhiều chỉnh sửa, bổ sung trong một dịp khá đặc biệt: chín năm kể từ khi tác giả bị công an bắt và giam giữ lần đầu tiên.

Download:

Chính trị bình dân – Bản mới – 2018 (PDF)

Đó là vào ngày 28/8/2009, khi Đoan Trang còn là phóng viên của VietNamNet. Cô khi đó đang gây được tiếng vang lớn với các bài viết sắc sảo về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cũng như các bình luận chính trị trên chuyên trang Tuần Việt Nam. Vụ bắt bớ đó không chỉ có Đoan Trang, mà còn có hai blogger nổi tiếng là Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).

Đoan Trang bị giam giữ chín ngày tại Trại tạm giam B14 (Hà Nội). Không cáo trạng nào được đưa ra, cũng không có bản án nào được tuyên. Sự kiện đó là một bước ngoặt khiến nhà báo “lề phải” Đoan Trang dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ.

Viết trên Facebook về biến cố này, Đoan Trang cho biết, “trong những ngày ấy và những tháng rất đen tối sau đó, tôi sợ công an lắm, nhưng trong đầu tôi cũng hình thành một câu hỏi: Tôi là nhà báo, nghĩa là tạm được gọi là có nghề nghiệp, học vấn, địa vị trong xã hội, mà còn bị công an đè bẹp như một con gián, để từ chỗ vô tội trở thành có tội, nhận tội như bổ củi. Vậy thì những người dân thấp cổ bé họng, khi giáp mặt cơ quan công quyền, họ còn bị chà đạp tới mức nào? Ai bảo vệ họ? Ai xót thương họ? Ai cứu họ?”

Đó cũng là lý do mà “Chính trị bình dân” ra đời.

Kể từ khi xuất bản lần đầu ngày 22/9/2017 trên Amazon, “Chính trị bình dân” đã được nhiều bạn đọc đón nhận như một cẩm nang đơn giản, dễ hiểu về chính trị, đặc biệt là chính trị Việt Nam. Ít nhất 3.000 bản in đã đến tay bạn đọc cả trong và ngoài nước.

Ngày 09/2/2018, một số bản in cuốn sách này đã bị Hải quan Đà Nẵng thu giữ, hai tuần sau đến lượt tác giả bị công an bắt tại nhà riêng, đưa về đồn ở Hoàn Kiếm, Hà Nội để “làm việc” về cuốn sách. Trong bối cảnh đó, Luật Khoa tạp chí đã quyết định công bố miễn phí bản điện tử vào ngày 27/2.

Trong bản mới này, tác giả bổ sung thêm một số nội dung vào Phần III, “Dân chủ”, bao gồm các đề mục:

– Sự khác nhau giữa dân chủ và tự do;
– Khái niệm dân chủ tự do;
– Bốn trụ cột của dân chủ hay là bốn bộ phận chính cấu thành nền dân chủ tự do.

Các khái niệm cánh tả, cánh hữu, chủ nghĩa dân tuý và thói mị dân cũng được tác giả Đoan Trang giải thích trong Phần IV, “Các chủ nghĩa”.

Vốn dĩ, cuốn sách này được xuất bản qua trang thương mại điện tử Amazon với mức giá 20 USD (tương đương khoảng 450.000 đồng). Bản điện tử cũng được xuất bản trên Smashword với giá 5 USD (tương đương khoảng 120.000 đ).

Như tác giả đã nhiều lần thông báo trên Facebook cá nhân, toàn bộ số tiền bán sách được chuyển cho Quỹ Lương Tâm, một quỹ từ thiện được lập ra để giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Nếu đọc bản PDF và muốn trả tiền mua sách, bạn đọc có thể gửi tiền tới Quỹ Lương Tâm theo tài khoản ngân hàng:

Nguyễn Quang A
Số tài khoản: 0541000287869, Vietcombank Chương Dương, Hà Nội

Hoặc tài khoản Paypal: quyluongtamvn@gmail.com.

Chúng tôi đề xuất mức giá đối với bản PDF là 50.000 đồng.

Nguồn: Luật Khoa tạp chí

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.

Hai chiếc xe ôtô điện VinFast giữa dòng xe máy tại Hà Nội. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP

Đằng sau kế hoạch Hà Nội cấm xe xăng là lợi ích riêng của ông Phạm Nhật Vượng

Thực vậy, chính phủ và Hà Nội phối hợp khá nhịp nhàng. Chính phủ thì ra chỉ thị cấm xe xăng trong vành đai 1, Hà Nội thì ra chỉ thị sẽ tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số và giá trông giữ xe đối với xe xăng trong toàn địa bàn thành phố. VinFast của ông Vượng thì tổ chức chiến dịch đổi xe xăng lấy xe điện Vin trong cùng dịp này.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.