Chó giấy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây vài ngày, truyền thông trong nước phổ biến bản Nghị Định số 71/2015/NĐ-CP, về “quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam”, do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9/2015, và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2015. (*)

Nghị Định này gồm 4 Chương, 30 Điều. Điểm đặc biệt, trong phần đầu, ngoài những ghi chú là căn cứ theo các bộ luật kia khác thì có ghi thêm là Nghị Định này được ban hành “Theo đề nghị của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng”.

Trong Nghị Định này có 2 Điều làm người ta chú ý là Điều 4, Chương 1, quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới biển, và Điều 16, Chương 2, liên quan đến việc thực hiện quyền truy đuổi.

Trong bối cảnh của tình hình căng thẳng tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, một số những điều nghiêm cấm được đặc biệt lưu ý trong Điều 4 gồm có:

– Xây dựng, lắp đặt trái phép các công trình, thiết bị hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an toàn của công trình biên giới biển;

– Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

– Luyện tập, diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

– Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Trung Quốc, trong thời gian gần đây, ngày càng trắng trợn và mạnh bạo hơn trong việc vi phạm một số những điều bị nghiêm cấm kể trên.

Điều 16, Chương 2, liên quan đến việc thực hiện quyền truy đuổi của lực lượng tuần tra, kiểm soát có ghi là: “Khi các lực lượng này đã sử dụng tín hiệu yêu cầu các đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành thì người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật.”

Điều khoản này, quy định rõ ràng cách ứng xử khi có vi phạm, bao gồm việc được phép sử dụng vũ khí, phải chăng là để giải toả sự bất mãn của người dân Việt Nam về thái độ hèn nhược, vô trách nhiệm, của nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) khi để cho Trung Cộng tự tung tự tác, xâm phạm biển đảo, khai thác dầu khí, hải sản trong vùng biển đảo của Việt Nam, hà hiếp, đánh đập và giết hại ngư dân Việt, mà không có một phản ứng thích nghi nào ngoại trừ những tuyên bố huênh hoang nhưng hoàn toàn rỗng tuếch.

Tại sao bỗng dưng nhà nước CSVN lại đưa ra nghị định này bao gồm những biện pháp mà đáng lẽ đã phải có từ lâu, và điều thay đổi gì đã xảy ra khiến CSVN có thể lấy được quyết định này? Phải chăng là cục đá cản đường là Đại Tướng họ Phùng đã bị đông lạnh và phe muốn “thoát Trung” đã có cơ hội để biểu lộ đôi chút nỗi bực dọc đối với việc chèn ép quá mức của “đàn anh”?

Phải nói là Nghị Định 71/2015 đã nhận được sự ủng hộ khá rộng rãi của người dân tuy rằng hầu hết đều cho rằng nghị định này được đưa ra khá muộn màng, và lẽ ra đã phải có từ nhiều năm rồi. Phản ứng của người dân như vừa kể, phản ảnh tình yêu nước và tâm trạng hả hê tin tưởng là đã gỡ bỏ được nỗi nhục mang trong lòng bấy lâu nay, là hoàn toàn dễ hiểu và rất bình thường.

Tuy nhiên, có vài điều cần nói ra cho rõ.

Thứ nhất, quyền tự vệ và bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi của đất nước khi bị ngoại bang xâm lấn là quyền tự nhiên của mọi dân tộc, chẳng cần phải ra nghị định hay thông báo thì mới được làm. Lê Lợi, Quang Trung ngày xưa có cần phải ra nghị định rồi mới có quyền đánh đuổi giặc hay không? Thành thử, việc ra Nghị Định 71/2015 tuy là điều nên làm nhưng không thể được coi là lời giải thích thoả đáng cho thái độ thụ động, khiếp nhược, để cho ngoại bang lấn lướt từ trước đến nay của nhà cầm quyền CSVN.

Thứ hai, CSVN là những kẻ dối trá, luôn nói mà không làm. Hiến pháp và luật pháp do chính họ viết ra chứa đựng vô số những quyền lợi của người dân, từ nhân quyền đến dân quyền, đầy đủ các quyền tự do, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, … toàn là những điều hoa mỹ tốt đẹp nhưng thực chất chỉ với mục đích lừa phỉnh người dân Việt Nam, và CSVN không hề tuân thủ. Bằng chứng là các nhà tù CSVN vẫn đầy ắp tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị mà thế giới đang kêu gào CSVN trả tự do cho họ.

Nói như vậy để một lần nữa thấy rằng Nghị Định 71/2015 có thể chỉ là một quả lừa nữa như vô số những quả lừa khác mà người dân Việt, với bản chất hiền hoà, rộng lượng và cả tin, đã phải gánh chịu từ khi chế độ cộng sản hiện hữu tại Việt Nam đến nay.

Vì vậy, như người Việt thường nói, “thấy mới tin”!

Đối với tên hàng xóm Trung Cộng khổng lồ và hung tợn như hổ dữ, luôn coi đám lãnh đạo CSVN như chư hầu tay sai đã bị họ hoàn toàn khống chế, thì những trò múa may hù dọa không thực chất chắc cũng chỉ là những trò mãi võ Sơn Đông rẻ tiền của những con chó giấy mà thôi!

Ghi chú:

(*) http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=79412

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.