Chống tham nhũng, ‘phía bên kia’ bắt đầu phản công?

"Phía bên kia" đang bắt đầu phản công. Trong ảnh: Bộ trưởng Tô Lâm (trái) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau những Trần Thị Nguyệt Thu, Nguyễn Thị Xuân Trang, Vương Hà My, mới đây, công chúng bắt đầu thảo luận sôi nổi về Tô Hà Linh (ái nữ của ông Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Việt Nam),…

Sau những Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Huỳnh Tấn Việt, Bùi Nhật Quang, Nguyễn Thành Phong, Phạm Xuân Thăng, Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Trần Văn Nam – những Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN đã thôi… “phục vụ”, mạng xã hội và một số cơ quan truyền thông bắt đầu nhắc đến danh tính những cá nhân là thân nhân giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam.

Sau những Trần Thị Nguyệt Thu (phu nhân của ông Nguyễn Xuân Phúc – cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), Nguyễn Thị Xuân Trang (ái nữ của ông Nguyễn Xuân Phúc), Vương Hà My (ái nữ của ông Vương Đình Huệ – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam), mới đây, công chúng bắt đầu thảo luận sôi nổi về Tô Hà Linh (ái nữ của ông Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Việt Nam),…

Giống như cô My đột nhiên nổi như cồn sau khi khoe vừa tốt nghiệp Oberlin College – một trường đại học tọa lạc ở tiểu bang Ohio, Mỹ (1) – khiến thiên hạ thắc mắc vợ chồng ông Huệ đã làm gì để có thể trang trải chi phí được ước đoán tối thiểu cũng phải 85.000 Mỹ kim/năm [2]), cô Linh cũng đang nổi như cồn vì với mức thu nhập chính thức của ông Tô Lâm (khoảng 7.860 Mỹ kim một năm), ông lấy tiền từ đâu để trả khoản học phí khoảng 25.000 Mỹ kim/năm cho ái nữ (3) có thể theo học tại SOAS?

SOAS (School of Oriental and African Studies) tọa lạc ở London, Vương quốc Anh – một nơi vốn nổi tiếng là đắt đỏ nên khoản học phí 25.000 Mỹ kim/năm là chưa đúng và chưa đủ. Nếu kể cả chi phí ăn, ở, sách vở,… cho ái nữ mỗi năm thì con số thực chi chắc phải gấp năm, bảy lần mức thu nhập chính thức/năm của ông Tô Lâm. Nhân vật đang chỉ đạo điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự hàng loạt viên chức tham nhũng moi từ đâu ra khoản tiền ấy để lo cho ái nữ?

Không cần trả lời thì ai cũng biết vì sao ông Tô Lâm có thể cho con gái du học. Bởi ai cũng biết nên mới có chuyện cô Linh tốt nghiệp SOAS nổi như cồn. Có một điểm đáng chú ý là cô Linh khoe việc cô tốt nghiệp SOAS trên trang facebook của cô từ tháng 7 năm ngoái nhưng tháng giêng năm nay – lúc cha cô đang chỉ đạo mở rộng cuộc tấn công tham nhũng – chuyện cô du học tại Vương quốc Anh mới được giới thiệu với công chúng và vì vậy, cô phải vội vội, vàng vàng đóng trang facebook của cô (4).

Tô Hà Linh còn quá trẻ nên có lẽ cô chẳng đắc tội với ai đến mức phải vội vàng “mai danh, ẩn tích” trên mạng xã hội nhưng thân phụ của cô thì ngược lại. Điều đó cho thấy cuộc chiến được dán nhãn “chống tham nhũng” ở Việt Nam đã bước vào giai đoạn hết sức khốc liệt. Những cá nhân, những nhóm bị tấn công vì tham nhũng đang phản công. Có bên cố gắng bày ra để thiên hạ tường, vợ con Chủ tịch Nhà nước tham tàn đến mức nào. Có bên cố gắng minh họa Thủ tướng dính líu đến “sâu dân, mọt nước” ra sao. Cũng có bên chứng tỏ Chủ tịch Quốc hội chẳng sạch sẽ gì hơn và Bộ trưởng Công an cũng thế!.. Chống tham nhũng càng quyết liệt thì thiên hạ càng có thêm nhiều thông tin, bằng chứng để nhận ra, tại Cộng hòa XHCN Việt Nam chẳng có “bàn tay” nào… “sạch”!

***

Thu nhập chính thức của các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam chỉ dao động trong khoảng từ 5.000 Mỹ kim/năm đến 8.000 Mỹ kim/năm nhưng khó mà đếm xuể đã và đang có bao nhiêu viên chức cho con du học ở ngoại quốc. Ai cũng biết tại sao lại thế và các hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương xem đó như điều đương nhiên, thậm chí còn xem việc tốt nghiệp đại học ở ngoại quốc của con các viên chức như một “điểm son” để tuyển dụng, cất nhắc, chưa kể còn dựa vào yếu tố này để quảng cáo về “năng lực” của… đội ngũ kế thừa, thành ra chẳng khó khăn gì khi tìm ví dụ cho thực trạng trái khoáy này.

Đâu phải tự nhiên mà tất cả viên chức từ Tổng Bí thư trở xuống thẳng tay gạt bỏ đề nghị hình sự hóa “giàu có bất thường” (điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự, tịch thu tài sản của những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản của họ) khi sửa Luật Hình sự (5) vào các năm 2015 và 2017, Luật Phòng – chống tham nhũng vào năm 2018 [6]. Nên hiểu thế nào khi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN từng tuyên bố rất nhiều lần, ở nhiều nơi rằng chống tham nhũng tại Việt Nam “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai” nhưng cũng chính ông Trọng cương quyết từ chối công bố tờ khai tài sản của những cá nhân được đảng lựa chọn bởi “nhạy cảm và khó vì liên quan đến các quyền về đời tư (7)?

Nếu không gạt bỏ đề nghị hình sự hóa “giàu có bất thường” khi sửa Luật Hình sự và Luật Phòng – chống tham nhũng, không ngại… “nhạy cảm và khó” rồi bác bỏ đề nghị công bố công bố tờ khai tài sản của những cá nhân được đảng lựa chọn thì ắt không có chuyện trong cuộc chiến chống tham nhũng, “phía bên kia” khai thác chuyện con cái “phía bên này” du học và tốt nghiệp những đại học mà toàn bộ chi phí cho mỗi năm học xấp xỉ hàng trăm ngàn Mỹ kim/năm. Thu nhập chính thức chưa tới chục ngàn Mỹ kim/năm nhưng đủ khả năng tài chính để chi hàng trăm ngàn Mỹ kim/năm cho con cái du học thì làm sao đủ “sạch” để tẩy rửa hệ thống? Theo logic thì phải thắc mắc như thế chứ chấp nhận hình sự hóa “giàu có bất thường” thì còn gì các… hệ thống?

Trân Văn

Chú thích:

(1) https://thoibao.de/blog/2022/08/20/chu-tich-quoc-hoi-da-ho-suon-chinh-phuc-co-tan-dung-de-ha-guc/

(2) https://www.oberlin.edu/admissions-and-aid/tuition-and-fees

(3) https://www.soas.ac.uk/international/study-abroad-and-exchange/inbound-students-study-abroad-soas/study-abroad-fees-and

(4) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/mang-xa-hoi-ro-ri-hinh-anh-con-gai-to-lam-tot-nghiep-dai-hoc-o-anh/

(5) http://dantri.com.vn/phap-luat/giau-bat-thuong-co-the-bi-tich-thu-tai-san-1386181152.htm

(6) https://dantri.com.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-nhieu-can-bo-co-tai-san-rat-lon-ma-khong-the-giai-trinh-20180910105202887.htm

(7) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-ke-khai-tai-san-can-bo-la-van-de-rat-kho-nhay-cam-1286576.tpo

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.