Chưa bao giờ Việt Nam bị hại bởi người láng giềng “hữu nghị” như từ 1979 đến nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam không hề khiêu khích và xâm phạm vào đất Trung Quốc. Thế mà năm 1979, Trung Quốc huy động hàng chục sư đoàn “dạy cho Việt Nam một bài học”, giết hại dân và tàn phá bốn tỉnh của Việt Nam; đánh chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên – Hà Giang của chúng ta; năm 1988, đánh đắm tàu hải quân, giết hơn 70 chiến sĩ, sĩ quan và chiếm một số bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của chúng ta.

Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận.

Sau khi nêu ra phương châm 16 chữ 4 tốt với lãnh đạo ta, họ đã nghiễm nhiên đứng được trên nóc nhà Đông Dương, vị trí chiến lược xung yếu của ta, khai thác Bốc-xít, di hậu họa cho hàng triệu đồng bào ta.

Các công ty của họ thuê rừng 50 năm để trồng cây bạch đàn, trước tiên là chặt cây phá rừng, tạo thêm nguyên nhân gây lũ lụt cho ta. Bạch đàn là cây ăn rất hại đất, hết hạn thuê, họ rút đi để lại cho ta hàng dãy hecta đất trống đồi trọc, vì không cây gì mọc được. Đây là một mưu kế rất thâm hiểm hại ta. Nguy hiểm hơn nữa là các công ty của họ thuê các khoảnh rừng trong đó ôm cả những đồi cao 600-700m tại các huyện Tràng Định, Bảo Lộc của Lạng Sơn và Tiên Yên của Quảng Ninh, có nơi chỉ cách biên giới Trung Quốc 700m. Họ phá rừng để trồng bạch đàn, phá rừng làm đường vào khu rừng họ thuê, họ làm đường xoáy trôn ốc lên đỉnh các đồi cao nói trên. 50 năm không ai kiểm soát được, họ có xây dựng công sự gì trên đỉnh các cao điểm ấy cũng không ai biết, liệu có để sau này sử dụng như cao điểm 1509 ở Vị Xuyên trước đây không?

Ngoài việc năm 1974, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta, họ tự ý vẽ một cái “lưỡi bò” rất phi pháp bao chiếm gần hết biển Đông của Việt Nam, khoanh vùng cấm ngư dân ta vào đánh cá trong hải phận của mình, bắn chết, bắt ngư dân ta, tịch thu tài sản, ngư cụ, giam giữ, phạt tiền, dùng “tàu lạ” đâm chìm tàu cá của ngư dân ta.

Cậy có hải quân mạnh, tập trận diễu võ dương oai ở Biển Đông, uy hiếp ta, luôn tuyên bố sẽ “thu hồi” Tây Sa, là Trường Sa của Việt Nam, mà họ to mồm nhận xí là của họ.

Họ thuê dài hạn một đoạn bờ biển ở Đà Nẵng, nói là để xây dựng “khu vui chơi giải trí”, xây nhà máy điện nguyên tử chỉ cách biên giới tỉnh Quảng Ninh 60km, nếu rò rỉ phóng xạ thì bên ta mang họa.

Trên thượng nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc xây một hệ thống đập trong đó có đập Tiểu Loan, chặn mất một khối nước vô cùng lớn. Nam Bộ của chúng ta ở cuối dòng sông, mùa khô đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu nước, liệu còn nuôi được cá tra, cá basa nữa không? Có đủ nước tưới cho các vùng cây trái không? Vựa lúa Nam Bộ có bị ảnh hưởng không? Sông cạn, nước mặn sẽ dâng sâu vào nội địa, triều cường càng dữ, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh liên quan sẽ sống ra sao? Trung Quốc chặn nguồn nước thượng lưu của một con sông quốc tế, thật là một kế hoạch ích kỷ, ác độc.

Họ trúng thầu một loạt nhà máy nhiệt điện và một số công trình, họ tự do đưa ồ ạt lao động của họ vào. Thế là, trên khắp đất nước ta, từ “nóc nhà Đông Dương”, từ rừng núi tới đồng bằng, đến ven biển đã có hàng vạn người Trung Quốc rải ra, có là mối nguy tiềm ẩn không?

Từ những tình hình trên, rõ ràng Việt Nam ta bị hại đủ đường, và bị o ép tứ phía. Vì đâu nên nỗi này? Nhân dân ta nghĩ gì?

N. T. V.

Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2010/12…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.