Chương trình tặng 1.000 cuốn sách “Phản kháng phi bạo lực”

Sách "Phản kháng phi bạo lực" của tác giả Phạm Đoan Trang. Ảnh: FB Nhà xuất bản Tự Do
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà Xuất Bản Tự Do thông báo:

CHƯƠNG TRÌNH TẶNG 1.000 CUỐN SÁCH “PHẢN KHÁNG PHI BẠO LỰC”

Ngày 12 tháng Bảy, 2019 vừa qua, một nhóm khoảng hơn 20 người gồm các nhà hoạt động và gia đình các tù nhân lương tâm đã đến Trại giam số 6 ở Nghệ An để thăm và đồng hành cùng các tù nhân lương tâm đang tuyệt thực vì phản đối điều kiện giam giữ hà khắc. Đoàn đã bị an ninh Nghệ An đàn áp tàn khốc dù đa số họ đều là người già, có người trên 70 tuổi như nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, con gái tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Vợ chồng nhà văn, nhà hoạt động Huỳnh Ngọc Chênh – Nguyễn Thuý Hạnh dù cũng trên dưới 60 tuổi vẫn bị chúng đánh đập tàn bạo.

Trước thực tế này, chúng ta nhận ra rằng đã đến lúc phong trào đòi dân chủ – nhân quyền và các hoạt động phản kháng cần phải có chiến lược và có tổ chức một cách bài bản hơn để tránh những thiệt hại về người và tài sản.

Phản kháng phi bạo lực không có nghĩa là để yên, để mặc kệ và chịu trận cho đối phương ra đòn. Ngược lại, chúng ta cần phải có sự tính toán cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động. Cần phải có những kế hoạch bài bản và kín kẽ, cần phải lựa chọn các chiến thuật phù hợp cho từng hành động cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất và tổn thất thấp nhất . Cần phải có cả sự chuẩn bị cho các hành động tự vệ một cách chính đáng mà vẫn giữ được tính chất phi bạo lực.

Nhìn sang phong trào biểu tình của người dân Hong Kong, ta có thể nhận ra những cuộc biểu tình, dù ở quy mô lớn hay nhỏ đều rất bài bản. Mọi hành động đều chuẩn mực và hiệu quả, mọi sự phối hợp đều nhịp nhàng, ăn khớp, mọi phát ngôn đều chính xác và chừng mực… Nhưng, chúng ta đều hiểu rằng, để có được những cuộc xuống đường quy mô và bài bản như vậy, giới trẻ Hong Kong đã phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện các phương thức ứng xử đúng đắn, các kỹ thuật đấu tranh chuyên nghiệp. Hành động của họ có thể nói là mang tính chuẩn mực của đấu tranh phi bạo lực.

Vậy những chuẩn mực đó là gì và được xây dựng như thế nào?

Để giải đáp điều này, chúng tôi muốn TẶNG CHO BẠN – NHỮNG NGƯỜI KHAO KHÁT TỰ DO và DÂN CHỦ, NHỮNG NGƯỜI QUAN TÂM ĐẾN HIỆN TRẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM – cuốn sách “Phản kháng phi bạo lực” của tác giả Pham Đoan Trang

Cuốn sách gồm 8 chương và một phụ lục, đem đến cho bạn những nguyên tắc cơ bản và thực dụng của đấu tranh phi bạo lực (hay “bất bạo động”, theo cách dịch lâu nay ở Việt Nam). Hiểu được các nguyên tắc đó, người thực hành chúng sẽ biết kiềm chế hơn, biết hành động có chiến lược và bài bản hơn để tránh rơi vào hỗn loạn và bế tắc, cũng như tránh được những cái bẫy gian hiểm mà đối phương tung ra.

Đây là một cuốn cẩm nang ngắn, gọn, dễ hiểu nhằm mục đích hướng dẫn về cách thức hành động để thay đổi xã hội theo hướng phi bạo lực. Cuốn sách này sẽ hữu ích cho bất kỳ ai muốn đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình (ví dụ như dân oan) hoặc đấu tranh chống các tệ nạn (ví dụ như nhóm đánh BOT, phản đối ấu dâm, bảo vệ môi trường…) hoặc muốn thay đổi xã hội một cách toàn diện để xây dựng một thể chế dân chủ trong tương lai.

Chương trình tặng sách “Phản kháng phi bạo lực” được khởi động từ hôm nay, 14 tháng Bảy, 2019, cho đến khi tặng hết 1.000 cuốn sách, không giới hạn đối tượng nhận sách. Sách dày 107 trang, nhiều hình ảnh và in màu.

Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi hoặc các nhà hoạt động, các facebooker chính trị nổi tiếng để sớm được sở hữu cuốn sách này.

SÁCH ĐƯỢC TẶNG MIỄN PHÍ, bạn chỉ phải thanh toán tiền ship (vận chuyển) khi nhận sách.

Nhà xuất bản Tự Do

Nguồn: FB Nhà xuất bản Tự Do

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)