Chuyên gia Cabestan: “Không rõ Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan” chống Trung Quốc bằng cách nào

Trong những năm gần đây Hoa Kỳ gia tăng bán vũ khí tấn công cho Đài Loan. Trong ảnh, giàn phóng HIMARS với các hỏa tiễn chiến thuật ATACMS có tầm bắn tối đa hơn 300 km (gấp đôi chiều rộng eo biển Đài Loan). Ảnh chụp màn hình US Army
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 23/05/2022, tại Nhật Bản, tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố Mỹ sẽ can thiệp để bảo vệ Đài Loan. Đối với một số nhà quan sát, phát biểu của lãnh đạo Hoa Kỳ gây sốc, bởi điều này cho thấy dường như nước Mỹ đã từ bỏ chính sách ‘‘mập mờ chiến lược’’ duy trì từ nửa thế kỷ qua, vốn cho phép bảo vệ tình hình nguyên trạng hai bên bờ eo biển Đài Loan. Thực hư ra sao?

Chính sách ‘‘mập mờ chiến lược” của Hoa Kỳ gắn liền với việc tôn trọng nguyên tắc ‘‘Một nước Trung Hoa,” và không khẳng định sẽ trực tiếp bảo vệ Đài Bắc, nếu Bắc Kinh tấn công hòn đảo. Về phần mình, Trung Quốc coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ nổi loạn, và càng ngày càng khẳng định không loại trừ dùng vũ lực để thu hồi hòn đảo.

Tuyên bố bảo vệ Đài Loan của Tổng thống Biden liệu có đi ngược lại chính sách ‘‘mập mờ về chiến lược’’ truyền thống của nước Mỹ ? (*) RFI xin giới thiệu trích đoạn bài phỏng vấn Giáo sư Jean-Pierre Cabestan, của trang mạng chuyên về châu Á Asialyst (**). Theo nhà Trung Quốc học, Đại học Baptist Hong Kong, Hoa Kỳ một mặt đang có xu hướng từ bỏ một phần chính sách “mập mờ về chiến lược,” trong bối cảnh đe dọa gia tăng từ Trung Quốc, nhưng hiện tại chưa rõ Mỹ sẽ can thiệp như thế nào để bảo vệ hòn đảo, mặt khác, tuyên bố chính thức bảo vệ Đài Loan có thể khiến Mỹ bị động trước kịch bản Đài Loan đơn phương tuyên bố độc lập. Với chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, thái độ của Trung Quốc với Đài Loan cũng cần được xem xét trong liên hệ mật thiết với cuộc xâm lăng Ukraine của Nga.

Ông Cabestan nhấn mạnh: Nếu Trung Quốc chiến thắng trong cuộc can thiệp Đài Loan thì sẽ không chỉ là “sự cáo chung của nền hòa bình tại Châu Á – Thái Bình Dương, được Mỹ bảo trợ, mà còn là sự thất bại nghiêm trọng của thế giới dân chủ, đối diện với khối độc tài, do Trung Quốc và Nga dẫn đầu.” Đây sẽ là một bước ngoặt lớn với những hệ quả “nghiêm trọng còn hơn cả xung đột tại Ukraina.”

***

Phải chăng các hệ quả của cuộc xâm lăng Nga tại Ukraine, từ ngày 24/02, giúp chế độ Tập Cận Bình rút ra được nhiều bài học cho vấn đề Đài Loan?  

Dĩ nhiên là như vậy. Chính quyền Trung Quốc sẽ rút ra tất cả những bài học có ích với họ. Tôi tin rằng Bắc Kinh theo dõi sát xung đột tại Ukraine. Trung Quốc cố gắng xem xem liệu cuộc xâm lược Đài Loan của Nga có mang lại cho Trung Quốc một số cơ hội mới, hay ngược lại, cuộc xung đột này khiến triển vọng giải quyết “vấn đề Đài Loan” – bao gồm các biện pháp quân sự – ngày càng trở nên xa vời, với Bắc Kinh.

Vậy theo ông, cán cân nghiêng về bên nào?  

Tôi cho rằng cuộc chiến tại Ukraine khiến Tập Cận Bình và chính quyền Trung Quốc sẽ phải rất đắn đo suy nghĩ, trước khi quyết định tấn công Đài Loan. Hiện tại, có nhiều luận điểm nghiêng về cả hai phía. Lập luận căn bản đầu tiên ủng hộ cho cuộc tấn công Đài Loan dĩ nhiên liên quan đến các diễn biến rất đáng lo ngại về tương quan lực lượng giữa Trung Quốc và Đài Loan. Đài Loan hiện tại chỉ có các phương tiện hạn chế để đủ sức ngăn cản hay chống lại một can thiệp quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc rất có thể sẽ chuyển sang hành động, sáp nhập Đài Loan bằng biện pháp quân sự, cho dù giá phải trả rất cao. Nếu trường hợp đó xảy ra, Đài Loan phải nhân nhượng, thậm chí chấp nhận – trước khi xung đột kết thúc – một giải pháp chính trị hiển nhiên sẽ rất có lợi cho Bắc Kinh. Xét về tương quan lực lượng, cán cân nghiêng hẳn về phía Trung Quốc, trong lúc tương quan lực lượng Ukraine – Nga ít bất lợi cho phía Ukraine hơn nhiều. So với người Ukraine, tinh thần kháng chiến của dân Đài Loan cũng thấp hơn.

Phải chăng tương quan lực lượng với quân đội Đài Loan, cùng với sự hỗ trợ của Mỹ và của Nhật Bản, cũng không thật nghiêng về phía có lợi cho Đài Loan?  

Vâng, chắc chắn là như vậy. Dĩ nhiên phản ứng của Mỹ trước việc Nga tấn công Ukraine có thể khiến Đài Loan kết luận rằng, trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công, Mỹ sẽ chọn giải pháp hậu thuẫn về quân sự tài chính cho Đài Loan, bao gồm khả năng gia tăng cung cấp vũ khí phòng ngự, nhưng không can thiệp quân sự trực tiếp. Giống như với Ukraine, không có liên minh chính thức giữa Mỹ và Đài Loan. Có luật về Đài Loan Taiwan Relation Act, thông qua đó, Washington cam kết sẽ hỗ trợ Đài Bắc các vũ khí phòng thủ và xem mọi hành động xâm phạm đến sự ổn định tại eo biển Đài Loan như một “chủ đề quan ngại đặc biệt” với nước Mỹ. Tuy nhiên, luật này không bắt buộc Hoa Kỳ can thiệp trong một xung đột trực tiếp với Trung Quốc, nếu Bắc Kinh quyết định tấn công. Đây là điều mà người ta gọi là chính sách ‘‘mập mờ chiến lược’’ của Mỹ, mà hiện vẫn là lập trường chính thức của Washington.

Lẽ dĩ nhiên, chúng ta có thể thảo luận về tính chất ‘‘mập mờ chiến lược’’ này của Mỹ, trong lúc Washington từ nhiều năm nay ngày càng hướng đến sự sáng tỏ hơn về chiến lược. Tính chất “mập mờ” này đã một phần được dỡ bỏ, bởi Tổng thống Joe Biden, bởi các lãnh đạo quân sự Mỹ. Các tuyên bố này khẳng định phương án can thiệp quân sự của Mỹ trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan, cuộc tấn công không phải do phía Đài Loan khích động. Tuy nhiên, Mỹ sẽ thực hiện cam kết nói trên như thế nào? Hiện tại điều này không rõ. Và một điểm quan trọng mà Hoa Kỳ vẫn rất lưỡng lự trong việc dỡ bỏ hoàn toàn chính sách “mập mờ chiến lược.” Chính sách này cho phép bảo vệ Mỹ chống lại mọi tuyên bố độc lập đơn phương của Đài Loan.

Như vậy, nếu như Đài Loan phải một mình chiến đấu chống lại Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, chỉ được Mỹ và Nhật Bản hậu thuẫn về mặt hậu cần, Đài Loan rõ ràng ở trong một tình thế rất dễ tổn thương. Một lập luận khác cũng đáng gây lo ngại là việc, như ta biết, có nhiều người từng bác bỏ khả năng chính quyền Putin tấn công Ukraine. Mà, ông ta đã đưa ra quyết định như vậy, truyền thẳng từ trên xuống, không thông qua ai. Về phần mình, hiện tại Tập Cận Bình cũng tập trung trong tay rất nhiều quyền lực, đến mức mà người ta có thể tự hỏi, liệu ông ta có ở cũng một vị thế để làm điều đó không. Được kích động bởi một chủ nghĩa dân tộc mà chúng ta biết đang sôi sục và ám ảnh với mục tiêu giải quyết vấn đề Đài Loan ngay trong thế hệ cầm quyền hiện nay, Tập Cận Bình cũng có thể chuyển sang hành động, và hành động một cách gấp rút.

Rõ ràng có một sự nôn nóng về phía Trung Quốc, và tương lai của Trung Quốc, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, “sự phục hưng” quốc gia và quốc tế của Trung Quốc liên hệ mật thiết với sự thống nhất hoàn toàn lãnh thổ, bao gồm việc sáp nhập hoàn toàn Đài Loan.

Nếu Trung Quốc thua trong cuộc chiến tranh này, phải chăng đảng Cộng Sản Trung Quốc và Tập Cận Bình đều sẽ tiêu vong?  

Tôi không chắc về chuyện này. Tôi biết là có một số người nghĩ rằng: Một thất bại quân sự của Trung Quốc là một hiểm họa sống còn với đảng Cộng Sản Trung Quốc. Mà điều này rất không chắc chắn. Căn cứ vào tính chất sôi sục cao độ của chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc, theo tôi, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ trở nên mạnh hơn sau thử thách này, bất kể kết quả ra sao, và ngay cho dù quân đội Trung Quốc phải gánh chịu một thất bại hoàn toàn hay một phần. Trong trường hợp thất bại, lực lượng chính trị nào hiện có ở Trung Quốc có khả năng đe dọa được đảng Cộng Sản? Chúng ta thấy rõ là lãnh đạo Nga Putin hoàn toàn biết cách chỉnh lại các phạm vi của cuộc can thiệp mà Matxcơva tiến hành, đặc biệt về các mục tiêu, sau khi diễn biến trên thực địa khác với các kế hoạch ban đầu. Nếu như cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống lại Đài Loan diễn biến xấu, Tập Cận Bình rất có thể đưa ra một số mục tiêu mới, và khẳng định đã giành chiến thắng. Và, bất luận thế nào, Đài Loan sẽ phải nhân nhượng, bằng cách này hay cách khác, ít nhất là ở mức tối thiểu. Tôi không cho rằng đảng Cộng Sản Trung Quốc và hệ thống chính trị Trung Quốc bị đe dọa trực tiếp bởi một cuộc xung đột quân sự với Đài Loan, kết thúc bằng một thất bại. Hiện tại, trong nội bộ của đảng Cộng Sản Trung Quốc, không có lực lượng nào có khả năng thay thế. Điều này không có nghĩa là một thất bại sẽ không gây ra các phân hóa trong nội bộ đảng Cộng Sản. Chúng ta có thể hình dung là những phân hóa nội bộ này sẽ dẫn đến một chính sách tái thống nhất “ôn hòa hơn,” ví dụ như nối lại với “chiến lược phát triển hòa bình” trong quan hệ giữa hai bờ eo biển mà chủ tịch trước đây của Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào, đã từng cổ vũ. Nhưng tôi cho rằng, ngay cả trong hàng ngũ giới tinh hoa Trung Quốc, xuất hiện những phân hóa như vậy, cũng sẽ không dẫn đến một sự thay đổi chế độ.

Phải chăng không có bất cứ một tranh luận nào trong giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc về kịch bản tấn công Đài Loan?  

Tôi dè dặt về điều này, bởi chắc hẳn có những lãnh đạo của đảng Cộng Sản ít hào hứng với một can thiệp quân sự chống Đài Loan, trong đó có các nhà cải cách như Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hay Phó thủ tướng phụ trách kinh tế Lưu Hạc (Liu He), kể cả trong giới lãnh đạo Quân đội Trung Quốc, là những người liên quan trước tiên đến một cuộc phiêu lưu như vậy. Họ ắt phải khá lo ngại về việc xem xem có đạt được các mục tiêu quân sự mà đảng giao cho, có các phương tiện để đạt mục tiêu không, hay ngược lại, tốt hơn hết là cần phải tiếp tục sử dụng các “vùng xám,” nằm giữa trạng thái chiến tranh và hòa bình, để mở rộng hơn một vùng mất an ninh đối với Đài Loan, tại khu vực xung quanh hòn đảo, làm nao núng dần dần tinh thần của người Đài Loan, và buộc họ phải có những nhân nhượng, đặc biệt ít nhất là chấp nhận nguyên tắc “Một nước Trung Hoa.”

Một vấn đề khác cần xem xem là Tập Cận Bình trên thực tế có được đủ quyền lực cá nhân như Putin hay không. Điểm này tôi cũng không chắc. Dĩ nhiên là ông Tập Cận Bình đã tập trung rất nhiều quyền lực trong tay. Tuy nhiên, một quyết định như tấn công Đài Loan, ông ta không thể đưa ra một mình. Như chúng ta biết, đảng Cộng Sản Trung Quốc gồm một số cấu trúc lãnh đạo, là Thường Vụ Bộ Chính Trị (7 thành viên), Bộ Chính Trị (25 thành viên) và Quân Ủy Trung Ương (7 thành viên).

Liệu ông Tập Cận Bình có thể đưa ra quyết định này một mình, nếu như đa số thành viên trong ba cấp lãnh đạo này tỏ ra dè dặt? Đây là câu hỏi mà tôi đặt ra. Lẽ dĩ nhiên, Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương (với hơn 200 thành viên) hoàn toàn nằm ngoài nhóm chóp bu. Một quyết định như tấn công Đài Loan chỉ liên quan đến ba cấp này. Tôi cho rằng Tập Cận Bình buộc phải được sự chấp thuận chính thức của cả ba cấp lãnh đạo này.

(…)

Theo ông, Đài Loan chuẩn bị như thế nào trước một cuộc xâm lăng từ Trung Quốc?  

Đài Loan không chỉ được vũ trang tốt, mà các lực lượng vũ trang Đài Loan cũng đang cải thiện khả năng phòng vệ, với việc hướng đến tái lập nghĩa vụ quân sự dài hạn, bằng cách cải thiện việc sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng dự bị. Đài Loan cũng được trang bị các vũ khí tấn công mạnh hơn, đang tăng cường chiến thuật mang tên “con nhím.” Cụ thể là củng cố việc bảo vệ các cơ sở nhạy cảm và tăng cường khả năng răn đe của các vũ khí tấn công quy ước, đối mặt với đe dọa Trung Quốc.

Bắc Kinh có thể bất chấp khả năng Mỹ can thiệp, để tấn công Đài Loan hay không?  

Trung Quốc không thể bỏ qua khả năng can thiệp rất lớn của Mỹ, cho dù làm như vậy sẽ là gia tăng nguy cơ bùng phát xung đột hạt nhân, chiến tranh vượt tầm kiểm soát và châm ngòi nổ cho Đệ Tam Thế Chiến, nhưng nguy cơ gắn liền với một can thiệp như vậy. Liệu Trung Quốc có thực sự muốn chịu trách nhiệm về tất cả những điều này? Đây là điểm khác biệt lớn so với Ukraine. Ukraine không nằm trong phạm vi bảo đảm an ninh của phương Tây, không tham gia vào NATO. Ngược lại, cho dù Đài Loan không phải là một đồng minh chính thức của Mỹ, tôi khó lòng hình dung làm thế nào Hoa Kỳ lại có thể bỏ rơi Đài Loan, mà không khiến các liên minh của nước Mỹ trong khu vực bị suy yếu đến mức không thể đảo ngược. Đặc biệt là các liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan. Như vậy là khiến toàn bộ niềm tin được đặt vào nước Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương đứng trước bờ vực tan vỡ.

Chúng ta có thể đặt vấn đề một cách khác: Đối với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, liệu có thể để cho Trung Quốc chiến thắng trong cuộc can thiệp Đài Loan? Nếu điều này xảy ra, thì không chỉ là sự cáo chung của nền hòa bình tại Châu Á – Thái Bình Dương, được Mỹ bảo trợ, mà còn là sự thất bại nghiêm trọng của thế giới dân chủ, đối diện với khối độc tài, do Trung Quốc và Nga dẫn đầu. Đây sẽ là một bước ngoặt lớn với những hệ quả nghiêm trọng và lâu dài còn hơn cả xung đột tại Ukraine. Để bổ sung sức nặng cho các luận điểm này, có thể lưu ý thêm là Quân đội Trung Quốc chưa từng được thử thách từ rất lâu. Ta không biết là Quân đội Trung Quốc sẽ hành động trên biển và trên không như thế nào. Bởi sẽ có đọ sức trên không và trên biển. Ai kiểm soát không trung sẽ kiểm soát được biển.

(…)

Trọng Thành

Ghi chú:

(*) Theo giới quan sát, đây là lần thứ ba trong vòng chưa đầy một năm, tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng khẳng định “can thiệp quân sự” để bảo vệ Đài Loan. Lần đầu tiên là vào mùa hè năm ngoái, trong một cuộc trả lời kênh truyền hình Úc ABC, ngày 19/08/2021, tổng thống Mỹ tuyên bố Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo vệ các đồng minh châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đải Loan, tương tự như với các đồng minh NATO, theo điều 5 của Hiến chương của khối, và đây là một nghĩa vụ thiêng liêng (“sacred commitment”). Lần thứ hai, ngày 21/10, trong một cuộc nói chuyện với cử tri, được truyền trên kênh CNN, nguyên thủ Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh đến cam kết này.  

Mỗi lần tổng thống Mỹ đưa ra cam kết bảo vệ Đài Loan, Nhà Trắng đều ngay lập tức nhấn mạnh chính sách của Hoa Kỳ với Đài Loan cho đến nay vẫn hoàn toàn nhất quán, có nghĩa là tiếp tục nguyên tắc “Một nước Trung Hoa,” không công nhận Đài Loan độc lập, với cam kết chung chung là sẽ hỗ trợ Đài Bắc về an ninh, để duy trì nguyên trạng.  

(**) Nul ne sait quelle forme prendrait l’engagement américain pour défendre Taïwan“, Jean-Pierre-Cabestan, Asialyst, ngày 30/05/2022.

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.