Chuyên gia WHO sập bẫy Bắc Kinh

Ben Embarek, trưởng phái đoàn của tổ chức WHO, trong buổi họp báo công bố kết quả điều tra về nguồn gốc virus Corona tổ chức hôm 9/2/2021 tại Vũ Hán. Ảnh: SCMP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 9 tháng Hai, sau gần một tháng điều tra nguồn gốc dịch bệnh Covid-19, phái đoàn WHO đã họp báo tại thành phố Vũ Hán công bố kết quả. Đáng lẽ sau khi hoàn thành nhiệm vụ, phái đoàn nên trở về Genève, Thụy sĩ là nơi tổ chức Y Tế Thế Giới đặt trụ sở để họp báo. Nhưng họ lại chọn Vũ Hán để quanh co tuyên bố rằng không tìm thấy nguồn gốc virus Corona. Như vậy chuyến đi coi như thất bại vì không đưa ra được những gì mà thế giới mong đợi với những kết luận mơ hồ và đầy mâu thuẫn của trưởng phái đoàn Ben Embarek. “Khả năng virus bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm, vốn là chủ đề của các thuyết âm mưu, là rất khó xảy ra và không cần nghiên cứu thêm.”

Kết quả công bố giống như một lời biện hộ mạnh mẽ đối với nước chủ nhà. Nó cho thấy phái đoàn chuyên gia của WHO không cho thấy sự minh bạch cần có hay sự độc lập của các nhà khoa học, mà chỉ tô đậm thêm điều có thể gọi là phái đoàn WHO sập bẫy Bắc Kinh. Chính vì thế mà Hoa Kỳ và Anh là hai nước đầu tiên lên tiếng không công nhận kết quả điều tra vì thiếu sự minh bạch quá rõ ràng.

Chỉ hai ngày sau, truyền thông Úc tỏ ý nghi ngờ kết quả điều tra của nhóm chuyên gia WHO. Đài truyền hình Sky News của Úc ngày 14 tháng Hai nói báo cáo của WHO không trung thực vì ít nhất có 3 thành viên trong phái đoàn trước đây có “quan hệ mờ ám” với Bắc Kinh. Qua sự điều tra và tiết lộ của đài truyền hình Sky News cho thấy Bắc Kinh đã sử dụng chiêu “mua chuộc” để thao túng nhóm chuyên gia, sau khi dùng 2 chiêu đầu “ngăn cản” và hăm dọa” đã thất bại. Sự mua chuộc này nhằm hướng tới một kết luận về Covid-19 hoàn toàn có lợi cho Bắc Kinh.

Ba chuyên gia được Sky News nêu tên được biết đều có làm ăn buôn bán với Bắc Kinh. Điều này càng cho thấy các chuyên gia của WHO trong phái đoàn vào Vũ Hán đều có sự đồng ý của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cho nên kết quả điều tra là kết quả bị mua chuộc cũng là điều hiển nhiên.

Nói cách khác, chuyến đi gọi là để điều tra của WHO vào Vũ Hán hoàn toàn bị sập bẫy của Bắc Kinh. Và những gì phái đoàn báo cáo rõ ràng là có lợi cho nhà cầm quyền Trung Quốc mà không đem lại chút lợi ích nào cho thế giới. Sự khống chế của Trung Quốc đối với các cơ quan Liên Hiệp Quốc trong những năm gần đây đã quá rõ ràng.

Có thể kể ra gần đây nhất, năm 2019 Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu), Thứ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đắc cử tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO). Tháng Ba, 2019 Bắc Kinh chiếm một ghế trong một hội đồng thuộc Tổ chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC); hội đồng 5 thành viên này có quyền tuyển chọn các báo cáo viên về vi phạm nhân quyền. Tổng thư ký Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU) hiện nay là Houlin Zhao giữ ghế này từ 2015 với nhiệm kỳ 7 năm.

Ngoài ra trước đây, Trung Quốc đã từng đưa được một nhân vật  là thứ trưởng công an vào ghế chủ tịch INTERPOL, nhưng sau đó Mạnh Hoành Vỹ bị lừa về nước và bị bắt năm 2018 về tội tham nhũng. Sự kiện Mạnh Hoành Vỹ cho thấy tất cả những nhân vật lãnh đạo người Trung Quốc dù ở trong tổ chức nào trên thế giới đều bị Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ. Vì thế việc Bắc Kinh khống chế được WHO hay những tổ chức khác là chuyện không làm ai ngạc nhiên. Qua sự kiện này, một lần nữa cho người ta thấy mấy điều sau:

1/ Trung Quốc đã ngang nhiên coi thường sự quan tâm của cả thế giới trong việc truy tìm nguồn gốc virus Corona để chung sức ngăn chặn dịch bệnh trong tương lai. Bằng những thủ thuật gian trá, giấu giếm thông tin, xoá bỏ vết tích, Trung Quốc hoàn toàn không hợp tác với phái đoàn điều tra của WHO vì sợ sự thật bị khám phá;

2/ Sự thiếu minh bạch của WHO là do bị Trung Quốc khống chế một cách rõ ràng. Ngoại trừ các nước như Anh, Mỹ, Nhật, Úc và Âu châu các quốc gia còn lại không mạnh dạn lên tiếng đòi làm rõ để ngăn chặn sự thao túng của Trung Quốc trong tương lai. Điều đó được coi như một sự khuyến khích khiến Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt trong thời gian tới, vì họ tự biết có thể dùng ảnh hưởng tài chính và chính trị để mua chuộc, o ép các nước nhỏ đi theo mình;

3/ Ngày 15 tháng Hai, Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã lên tiếng kêu gọi thế giới ký một hiệp ước toàn cầu chống đại dịch nhằm “bảo đảm sự minh bạch về chia sẻ các dữ liệu thông tin” khi dịch bệnh bùng phát. Sự kiện này là điều cần thiết, nhưng quan trọng hơn hết là thế giới cần có một hội nghị độc lập bao gồm những chuyên gia kinh tế để đưa ra những nhận định và phân tích chính xác về thảm nạn Covid-19 hiện vẫn đang hoành hành.

Khi nguồn gốc và sự thiệt hại do Covid-19 gây ra được xác định, bất cứ quốc gia nào dù vô tình hay cố ý phát tán virus Corona đều phải chịu trách nhiệm và lên án nghiêm khắc.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.