Chuyện Lạm Phát Ở VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chúng ta người đời thường, vẫn nhìn về các nan đề tài chánh theo các thước đo đời thường. Nghĩa là tới khi chuyện xảy ra trên đường phố, chúng ta mới thấm được các thăng trầm tài chánh. Đó là ngay ở chung quanh mình, huống gì là tới tình hình tài chánh xảy ra ở Việt Nam, nơi mà người thân của dân Việt hải ngoại vẫn nhẹ nỗi lo tài chánh hơn các giới khác, phần lớn là do tiền gửi về thường kỳ cho thân nhân.

Thí dụ, như nói về nỗi lo giá xăng dầu. Mới tuần trước đổ đầy bình xăng phải trả 40 đô la đã than thở không thôi, tuần này trả tới 60 đô la mà có khi còn mừng, tự nhủ rằng giá xăng ở San Francisco còn đắt hơn ở Quận Cam mình nhiều. Tối về xem TV, thấy TT Bush lên đài, người dân bực bội mới lầm bầm la mắng. Nói như thế để thấy người dân ở quê nhà cũng có những nỗi lo tương tự, mà chúng ta không đo lường chính xác được.

JPEG - 30.8 kb

Như mới tháng trước là hai trường hợp điển hình về biến động tài chánh ở Việt Nam: chỉ số trung bình thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giá 60%, và lạm phát lên tới 25%. Có nghĩa là, khi ông Nguyễn Tấn Dũng có tài sản cổ phiếu trị giá 100 triệu đô la (thử giả thiết để làm toán) trong quỹ đầu tư nổi tiếng của cô con gái tài danh, thì chỉ vài ngày sau đó, tài sản này co cụm mất 60%, nghĩa là ông Dũng chỉ còn sở hữu tài sản cổ phiếu có 40 triệu đô la thôi. Và cũng có nghĩa là, khi người dân thường cầm một số tiền ra chợ mua 100 kí gạo về, thì vài ngày sau cũng số tiền đó chỉ mua được có 75 kilo gạo thôi.

Tiền trên giấy thì không ai thấy, dù có đau lòng nhưng không gay gắt khẩn cấp. Nhưng thiếu vài kílô gạo trong ngày là chuyện cực kỳ bi thương cho những gia đình nghèo, thế nào vợ chồng cũng dễ gây gỗ, có khi con phải bỏ học hay bỏ thi nửa chừng, và những tan vỡ gia đình có thể sẽ theo sau.

Trường hợp đặc biệt về biến động tài chánh tuần này còn được nêu bật lên với cái chết của hai phụ nữ trong ngành tài chánh, và rồi thì tin đồn bay tứ phía, và rồi thị trường tiền tệ lại xáo trộn. Bản tin trên đài RFA hôm 27-6-2008 cho biết, trích:

JPEG - 66.2 kb

“…hiện có những tin đồn gây xáo trộn thị trường tiền tệ, xuất phát từ cái chết của hai nhân viên ngân hàng mà công an cho biết là tự tử tại một khách sạn ở Sài Gòn.

Bản tin trên báo Thanh Niên về vụ tự tử của 2 nhân viên ngân hàng ở Sài Gòn. Một vài nguồn tin trong số này cũng cho biết báo chí Việt Nam đã nhận chỉ thị ngưng loan tin tức về vụ này. Cùng lúc, có tin cho biết thêm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn thư gửi cho Ban Tuyên Giáo Trung ương và bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam hôm 25 tháng 6 năm 2008.

Văn thư yêu cầu hai cơ quan vừa nói chỉ đạo báo chí trong nước tạm thời không đưa tin về vụ việc này. Lý do nêu ra: “Đây là những thông tin rất nhạy cảm đến tâm lý khách hàng và dân chúng, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hoạt động của Ngân hàng Sacombank cũng như của hệ thống”.

Tin của các báo Thanh Niên và Dân Trí online ngày thứ tư 25 tháng 6 cho hay hai xác người được phát hiện trong một khách sạn tại Sài Gòn là hai nhân viên nữ của 1 ngân hàng thương mại cổ phần có chi nhánh ở Bình Dương.

Hai người nữ tên là Minh Hằng, 26 tuổi, và Khánh Tường 27 tuổi. Cô Tường là phó phòng giao dịch, cô Hằng là nhân viên.

Báo Dân trí thuật lại thông tin của Công an điều tra thành phố Hồ Chí Minh cho hay hai người đã thông đồng “thụt két” một khoản tiền lớn của ngân hàng để kinh doanh vàng, nhưng bị thua lỗ đến hơn 1 ngàn lượng, nên đã tự tử bằng thuốc tây.” (hết trích)

Trong một giả thiết rằng hai cô thực sự tự tử, chứ không phải bị ám sát để bịt miệng hay để đổ tội thụt két, thì chuyện cũng có thể xem là một điển hình đặc thù cho sinh hoạt tài chánh tại Việt Nam.

Nơi đây chúng ta không bàn tới chuyện cao siêu như lý thuyết về lạm phát, hay sự chênh lệch giữa các giá trị tài chánh để người trong cuộc dễ đầu cơ khi có tin trong, mà chỉ nói chuyện như một người đời thường thôi, bởi vì bản thân người viết bài thực ra là kẻ ngoại đạo đối với thế giới tài chánh, một người chỉ nên dựa cột mà nghe thôi.

Trước hết là tin đồn. Tại sao Hà Nội và Sài Gòn lúc nào cũng có tin đồn? Tại sao Hoa Kỳ chỉ có thể có tin đồn trong sinh hoạt chính trị, mà không thể có tin đồn trong thế giới tài chánh? Và nếu có tin đồn trong giới kinh doanh, thì chỉ là chuyện giữa các công ty với nhau, thí dụ như nghe đồn Microsoft họp mật với Yahoo, mà không thể có chuyện tin đồn Quỹ Dự Trữ Liên Bang sắp tăng lãi suất vào thứ ba tuần sau? Bởi vì tăng lãi suất phải là một kết quả từ một buổi họp của nhiều người trách nhiệm, không cá nhân ai làm nổi. Và nhiều nhà phân tích từ tuần trước đã bàn tới bàn lui để đưa ra các tiên đoán rằng sẽ tăng lãi suất hay không, chứ không ai nói là đưa ra các tin đồn; bởi vì tiên đoán là dựa trên kết quả toán học và trên suy tính tập thể, còn tin đồn là dựa vào cá nhân.

JPEG - 9.4 kb

Chúng ta cũng không muốn bàn tới chuyện làm sao 2 cô này có thể “mượn” khoản tiền khổng lồ từ ngân hàng ra kinh doanh mà không sợ bị lộ, hay là chuyện có ai bao che để nhắm mắt cho 2 cô “mượn” mà kinh doanh. Chỉ muốn hỏi là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tư cách gì mà dám đòi Ban Tuyên Giáo Trung ương và bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam bịt miệng 700 cơ quan truyền thông và báo chí quốc nội để bưng bít tin này?

Hãy hình dung sang chuyện Mỹ. Thí dụ, như chuyện Tổng Thống Bill Clinton đã 9 lần dan díu tình dục với cô Monica Lewinsky trong thời điểm năm 1995-1997, và bị báo chí khui ra được vào 1998. Thử hình dung rằng TT Clinton ra chỉ thị cấm tất cả các báo chí, truyền hình Hoa Kỳ nhắc tới câu chuyện dan díu này? Không hề như thế. Đó chỉ mới là chuyện nhỏ, chuyện lặt vặt.

Bây giờ thử bàn chuyện lớn, chuyện an ninh quốc gia: như chuyện Tổng Thống Bush mấy năm qua. Có thể hình dung tới chuyện TT Bush ra chỉ thị cấm tất cả báo chí, TV Mỹ chỉ trích cuộc chiến Iraq, và chỉ thị tất cả phải tung hô lực lượng giải phóng quân Hoa Kỳ đang giúp “đồng chí Thủ Tướng al-Maliki của nước anh em Iraq”? Không hề có chỉ thị như thế.

Vậy mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biểu diễn màn quyền lực như thế… Mới biết, công cụ của nghề tài chánh ở VN, còn có độc chiêu bịt miệng báo chí. Để bảo vệ đồng tiền của ai? Của dân nghèo ngoài chợ, hay của các quan lớn sở hữu các tài sản cổ phiếu khổng lồ?

Trần Khải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.