Cơ chế nào cho đất nước ngày mai?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một trong những trách nhiệm lớn nhất của Chính Trị là luôn tìm đường bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia để phát triển dân tộc, đất nước; và luôn tìm các đường lối, chính sách để cho nhân dân có cuộc sống no đủ, hạnh phúc hơn. Muốn làm được những điều đó thì đất nước phải được đặt dưới sự cai trị của luật pháp. Hệ thống cai trị phải luôn tôn trọng nhân dân, sự thật và luôn lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục đích.

Dưới thời phong kiến trung quân, các triều đại Việt nam đều lấy thi cử để tuyển dụng nhân tài. Nhờ vậy mà dưới thời vua hiền các nhân tài đã được chọn ra làm quan lãnh đạo đất nước. Chế độ phong kiến có vua hiền thì nước thịnh, còn hôn quân thì nước suy rồi mất.

Chế độ cộng sản đảng trị thì do những kẻ cuồng tín vào học thuyết Mác Lê Nin, và áp dụng tất cả các thủ đoạn cai trị của Stalin, Mao Trạch Đông. Từ đó, trên quan điểm giai cấp hoặc vì nhiệt tình bảo vệ đảng (đảng tính cao), cán bộ loại bỏ bằng mọi cách những người có kiến thức, có học lực, có bằng cấp ra khỏi chính quyền. Tại Việt Nam cán bộ Đảng ngay từ những ngày đầu đã giết nhiều nhân tài trí thức như Trương Tử Anh, Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu, vv… và liên tục cho đến nay với các vụ bắt giam hoặc quản thúc nhiều nhân tài trí thức như Nguyễn đan Quế, Lê công Định vv… Thực tế cộng sản là chế độ ngu trị để đổi lấy sự an toàn (còn gọi là “ổn định”) tối đa cho nền cai trị của Đảng.

Đảng CSVN ra đời năm 1930, đến năm 1954 thì họ nắm được chính quyền ở miền bắc; và đến năm 1975 thì chiếm được miền Nam. Nhưng từ năm 1975 đến 1986 cuộc sống ngày công của nông dân chỉ hai lượng lúa. Còn công nhân thì đồng lương tháng chỉ đủ sống 2 tuần. Trước sự thúc bách của thực tế năm 1986, “đổi mới hay là chết”, Đảng đã phải thừa nhận một ít quyền tư hữu của nhân dân. Và dù thấy rất rõ chỉ mới nới tay như thế mà cuộc sống người Việt hiện nay đã gấp hàng chục lần thời bao cấp, nhưng Đảng vẫn từ chối mở hẳn các xích xiềng. Kết quả là tại thời điểm 2010, nước Việt không chỉ vẫn là một nước nghèo mà còn đang có nguy cơ mất nước “mềm” vào tay Trung Quốc.

Thực tế cho thấy chủ trương toàn trị và ngu trị của giới lãnh đạo đảng CSVN vẫn không thay đổi. Cái cơ chế luôn nhân danh toàn đảng trong thực tế chỉ là phương tiện trong tay một thiểu số rất nhỏ ở chóp bu. Nhóm người này luôn đứng trên quyền lợi của đất nước, của nhân dân và của các đảng viên thường. Chế độ đảng trị không bao giờ vì quyền lợi của nhân dân, mà ngược lại, luôn coi dân là những đối tượng phản động tiềm ẩn.

Chế độ phong kiến, đất nước may mắn có vị vua hiền thì nước thịnh, gặp hôn quân thì nước suy. Đó là chế độ cha truyền con nối. Mọi quyền hành đều nằm trong tay vua, cho nên vẫn không phải là chế độ chính trị phục vụ tối đa cho quyền lợi của dân tộc.

Nhưng dù như vậy, qua vô số dẫn chứng, cuộc sống dưới các chế độ phong kiến nói chung vẫn còn văn minh, tự do, và nhân bản gấp trăm lần chế độ đảng trị cộng sản. Vì chế độ phong kiến vẫn thừa nhận quyền tư hữu, vẫn tôn trọng lịch sử và truyền thống của dân tộc, vẫn tôn trọng cách điều hành dân chủ tại địa phương – Phép vua thua lệ làng.

Vậy ngày nay đất nước cần phải có chế độ, cơ chế nào đế những người nắm quyền thực sự là những người luôn vì quyền lợi của nhân dân?

Muốn có chế độ, cơ chế luôn vì nhân dân thì chế độ đó phải đặt nhân dân lên trên hết. Đó là chế độ dân chủ. Người dân được quyền thực sự lựa chọn những người đại diện cho mình ra điều hành chính quyền. Chính quyền đó là những người làm thuê cho dân, được nhân dân trả lương và kiểm soát.

Muốn có một chế độ vì nhân dân thì luật pháp phải luôn tôn trọng mọi quyền con người chính đáng của nhân dân. Đó là các quyền đã được minh định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền: quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền tự do báo chí, quyền bầu cử, ứng cử, v.v… Mọi cá nhân, đảng phái, và ngay cả các bộ phận chính phủ cũng đều đứng ngang nhau trước pháp luật.

Vậy là chỉ có chế độ đa đảng mới thật sự cho người dân sự chọn lựa đúng nghĩa để gọi là “dân chủ”.

Chính phủ là cơ quan điều hành cao nhất và thống nhất của một nước. Chính phủ có quyền, nhưng cũng phải có trách nhiệm cao nhất đối với nhân dân và đất nước. Đó là bảo vệ độc lập, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ luật pháp, và bảo vệ nhân dân. Chính phủ điều tiết nền kinh tế nhưng không có chức năng buôn bán kiếm lời. Chính phủ không hoạt động cho quyền lợi riêng của đảng phái hay cá nhân nào, nhưng đề ra các đường lối, chủ trương, chính sách chung để cả đất nước phát triển tốt hơn.

Nhờ tôn trọng quyền con ngưòi nên các nước dân chủ điều hành xã hội không chỉ bằng các cơ quan công quyền mà còn bằng rất nhiều tổ chức dân sự khác nữa. Chính vì một phần lớn quyền lực được đặt vào tay các tổ chức dân sự nên các khuynh hướng độc tài rất khó nổi lên. Nền dân chủ thật sự ổn định và hiệu năng quản lý cũng tốt hơn nhiều so với các chế độ đặt trọn quyền điều hành trong tay chính phủ.

Vì mỗi vị trí cầm quyền được nhân dân bầu riêng, nên cùng lúc trong cả 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có nhân sự của nhiều đảng nắm giữ các văn phòng chính quyền. Không có đảng nào nắm toàn bộ chính quyền hay trọn cả một ngành để rồi sản sinh các thế lực độc tài. Đó là một trong những hình thức kiểm sát lẫn nhau.

Như vậy chỉ khi có bầu cử, ứng cử tự do thực sự thì những người tài đức mới được lựa chọn đưa lên lãnh đạo đất nước. Và chính phủ đó mới thực sự là chinh phủ của dân, do dân, và vì dân.

Kế đến, sự độc lập giữa 4 cột trụ lập pháp, tư pháp, hành pháp và báo chí bảo đảm sự cân bằng và kiểm soát lẫn nhau. Không cá nhân hay ngành nào có quyền lực tuyệt đối. Cụ thể như quốc hội do dân bầu trực tiếp và trả lương nên không phụ thuộc vào chính phủ (hành pháp). Do đó quốc hội luôn giám sát được chính phủ. Cũng vậy, Tư pháp hoàn toàn độc lập nên ai phạm tội cũng bị xử theo pháp luật, dù người đó đang nắm các văn phòng lập pháp hay hành pháp. Như thế mới thực sự có công lý và công bằng xã hội.

Các nhân sự nắm quyền trong mọi loại thể chế đều có khuynh hướng lạm dụng quyền lực. Đó là bản tính tự nhiên của con người. Nhưng cho đến nay, chỉ có chế độ đa đảng dân chủ pháp trị tam quyền phân lập mới hạn chế được sự lạm quyền hay thay thế dễ dàng các cá nhân đang nắm quyền mà thôi.

Trong chế độ dân chủ thực sự, quân đội công an không phụ thuộc vào các thế lực chính trị, đảng phái. Họ chỉ phục vụ Tổ quốc, nhân dân theo qui định của hiến pháp. Và chỉ khi đó họ mới thực sự là quân đội nhân dân, và công an nhân dân.

Tóm tắt lại, một đất nước lành mạnh và phát triển hiệu quả cần phải có một chính quyền dân chủ pháp trị, một nền kinh tế thị trường, và một xã hội dân sự. Đó là thế kiềng ba chân để cho dân tộc đứng vững, phát triển và mọi người cùng đoàn kết chumg tay xây dựng đất nước.

Tiếc thay tình trạng đất nước hiện nay đều đi ngược lại tất cả các nguyên tắc nêu trên. Chế độ đảng trị (thay vì pháp trị) gom tất cả lập pháp, hành pháp, tư pháp, báo chí, quân đội, công an và tất cả mọi phương tiện quốc gia vào tay mình. Thế là tất cả đều phục vụ Đảng chứ không phục vụ dân tộc. Tệ hơn thế nữa, mọi bộ phận này đều canh chừng dân giùm cho Đảng, hay nói chính xác hơn, cho một nhóm người ở thượng tần của Đảng. Họ đứng trên tất cả, trên nhân dân, trên hiến pháp.

Đảng cộng sản Việt nam từ năm 1930 đến năm 1986, ít nhất trên danh nghĩa họ còn có niềm tin, có lý tưởng là chủ nghĩa Mác Lê Nin. Nhưng từ năm 1986 đến nay thì lý tưởng cộng sản đã bị vất bỏ không thương tiếc. Đảng viên cộng sản ở mọi cấp hiện không còn đi theo một chủ nghĩa nào nữa ngoài chủ nghĩa quơ cào cho chính mình. Và ở vị trí càng cao càng dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi để giữ quyền lợi cho mình. Phân tích khách quan đầy đủ sẽ thấy đảng cộng sản nhân danh yêu nước đánh Pháp, đuổi Mỹ, nhưng rồi lại rước Tàu, Nga về. Tàu, Nga thì luôn lạc hậu và bất nhân hơn Pháp, Mỹ.

Độc tài luôn sinh ra bất mãn và chia rẽ. Nhân dân càng ngày càng thù oán, xa rời nhà nước. Chính vì vậy mà Việt Nam hiện đang có các đại hoạ: (1) nguy cơ mất nước từng phần vào tay Trung Quốc, (2) tệ nạn tham nhũng lan tràn vào mọi ngõ ngách xã hội, (3) tệ nạn chạy chức chạy quyền dẫn đến ngu trị, bất nhân trị, và (4) xã hội cành ngày càng suy đồi về đạo đức.

Tôi nghiên cứu các chế độ chính trị từ xưa đến nay và chủ nghĩa Mác Lê Nin rất nhiều năm. Tôi rút ra kết luận: chế độ đảng trị cộng sản là chế độ ngu dốt nhất, dối trá nhất, cơ hội nhất, tàn ác nhất, bất nhân nhất nhưng luôn hứa những điều tốt đẹp nhất.

Hiện chúng ta đang phải sống dưới sự cai trị của một đảng dối trá, cả xã hội dối trá. Mọi người phải dối trá để tồn tại. Ai bạo gan dám phơi bày suy tư, tình cảm thật của mình đối với đất nước với nhân dân thì đều bị Đảng đàn áp, doạ nạt. Thật là nhục nhã và đau lòng.

Tôi đã đọc rất nhiều đơn kiến nghị của các vị lão thành, nhiều sách, bài viết, bài blog, cũng như hầu hết các bài góp ý cho Đảng bàn về dân chủ, nhưng kết quả vẫn là ’’nước đổ đầu vịt’’.

Tôi mong những người cầm quyền hiện nay hiểu Mỹ, hiểu Nhật hiểu Trung Quốc, hiểu thời thế và hiểu hoàn cảnh hiện tại của dân tộc Việt Nam để sớm đưa Việt Nam thoát khỏi bốn đại hoạ trên. Chính sách cướp nước của Trung Quốc đối với Việt Nam là luôn thường trực. Một chính quyền toàn trị ngu dốt, dối trá toàn là bọn cơ hội thì làm sao mà tránh được sự đô hộ của Trung Quốc.

Tôi mạo muội viết bài này để trình các vị lão thành, trí thức cũng như nhân dân những gì tôi nghĩ thực sự là dân chủ để chúng ta cùng chung sức đấu tranh cho một chính quyền do dân vì dân và của nhân dân thật sự. /.

9/10/2010
THĂNG LONG

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.