Con Người Mới XHCN ở đâu cũng thế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mặc dù đã có nguyên một cuốn sách Người Trung Quốc Xấu Xí của tác giả Bá Dương xuất bản năm 1977, nhưng xem ra chẳng có hiệu quả gì đối với người Hoa lục, nghĩa là những thói hư tật xấu vẫn giữ nguyên, không hề thay đổi. Nơi nào có du khách Trung quốc là có ồn ào, chen lấn, xả rác, khạc nhổ bừa bãi. Đó là nhận xét chung của nhiều quốc gia Á châu, như Hàn quốc, Nhật Bản, Singapore và hầu hết các quốc gia ở Tây Âu.

Nhận xét này đã làm cho nhà cầm quyền Bắc Kinh khó chịu đến độ mới đây Phó Thủ tướng Trung quốc là ông Uông Dương đã chính thức lên tiếng kêu gọi người dân cố gắng bỏ những tật xấu ấy đi, đặc biệt đối với những người đi du lịch nước ngoài. Ngày 10/06/2013, trang điện tử của tờ Nhân Dân nhật báo loan tin ông Uông Dương trong một buổi họp với Cục Du lịch Trung quốc, phát biểu rằng ông rất hãnh diện khi thấy số người Trung quốc đi du lịch nước ngoài đứng hạng thứ nhất, hơn cả người Nhật, Mỹ và Đức; chứng tỏ đời sống kinh tế của người dân Trung quốc vươn lên mạnh, có tiền, có bạc để đi du lịch ngước ngoài. Ông nói tiếp: “Tuy nhiên tôi lại rất buồn khi người dân bản xứ, nơi mà dân ta đến du lịch, lại đánh giá thấp người Trung quốc những hành vi xả rác, khạc nhổ bừa bãi, mất trật tự, ồn ào, ăn cắp đồ đạc, vật dụng khách sạn,…”

Trong thực tế, tình trạng còn tệ hại hơn những nhận xét tổng quát của ông Uông rất nhiều, và đang cứ ngày một tệ hơn. Mới vài tuần trước, người ta bắt quả tang một công dân Trung Quốc đang lấy sơn xịt vẽ lên tường bên trong một kim tự tháp Ai Cập, tức một nơi được nhân loại xem là di sản tiến trình văn minh của cả loài người.

Về biện pháp, ông Uông cho rằng đã đến lúc phải thêm một số khoản mục vào điều 13 cuả Bộ luật hình sự Trung quốc để trừng phạt những công dân nào khi đi du lịch nước ngoài mà có những hành vi phá rối trật tự, vi phạm đạo đức xã hội, làm ô danh Trung quốc.

Các nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục đã phát biểu tràn ngập trên mạng Internet rằng việc xử phạt những người có hành vi làm xấu mặt quốc gia là cần thiết, nhưng đó chỉ là những biện pháp “chữa trên ngọn”. Gốc rễ của hiện tượng “con người Trung Quốc” hiện nay sâu thẳm và rộng hơn nhiều, bao gồm đủ loại giai cấp sang hèn, đủ loại trình độ học vấn. Chính vì số người “xấu tính” đó quá đông trong dân số nên có thể nói họ là “sản phẩm đương nhiên” của xã hội Trung Quốc, đặc biệt là hệ thống giáo dục Trung Quốc trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Khó có thể đổ hết trách nhiệm lên đầu họ, đặc biệt là những người trẻ không hề biết một nguồn ảnh hưởng nào khác từ lúc ra đời.

Trước hết, nhiều nhà xã hội học Trung Quốc đã cảnh báo từ lâu về hệ quả của chính sách chỉ cho phép mỗi gia đình có 1 con. Bên cạnh những tệ nạn như cố tình giết các bé gái sơ sinh, chính sách còn sản sinh loại văn hóa nuông chiều các “hoàng tử” dần dần thành các “ông trời con”, đặc biệt khi cha mẹ là các quan chức có quyền và tiền. Kế đến là hệ thống giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa dưới thờ Mao Trạch Đông. Đây là những năm tháng chỉ có Chủ Tịch Mao là người duy nhất quyết định tất cả các chuẩn mực về luân lý và đạo đức. Nhưng những chuẩn mực của ông thay đổi liên tục theo các nhu cầu chính trị. Nhiều điều đúng hôm nay qua tuần sau đã bị lên án. Nhiều người được ca tụng là gương sáng hôm nay qua tháng sau đã bị phỉ nhổ là kẻ thù nguy hiểm. Dân chúng run sợ, xóa sạch, và không dám giữ “tiêu chuẩn đạo đức” nào, như lời kể của một nhân chứng thời đó: “Ngày nào biết ngày nấy. Ai đả phá cái gì tôi đả phá cái đó. Ai vỗ tay cái gì tôi vỗ tay cái đó. Thậm chí có quan chức nào khóc trên đài phát thanh, phát hình vì chuyện gì đó, là mọi người lại khóc theo rất mùi mẫn, với đầy đủ nước mắt nước mũi giàn giụa. Nhưng thật sự là chẳng ai biết lằn ranh đúng, sai nằm ở đâu”.

Sau khi ông Mao qua đời và ông Đặng Tiểu Bình lên ngôi, tình hình có khá hơn. Ông Đặng không đặt nặng tiêu chuẩn lập trường chính trị, giai cấp, “mèo trắng hay mèo đen” nữa, mà khuyến khích thanh niên sinh viên suy nghĩ độc lập, tập trung vào mở mang kiến thức để mở mang đất nước. Nhưng càng được bung ra thế giới bên ngoài để học hành, sinh viên Trung Quốc càng thấy dân mình phải sống trong tình trạng bất thường, phải sống dưới chuẩn mực giá trị con người mà phần lớn nhân loại đã xem là hiển nhiên. Và thế là các phong trào yêu nước muốn giải phóng dân tộc khỏi lạc hậu dâng lên, mà cao điểm là cuộc thảm sát Thiên An Môn khi toàn bộ giới lãnh đạo dưới quyền tối cao của Đặng Tiểu Bình rúng động năm 1989.

Liền sau đó, cũng chính ông Đặng ra chính sách an toàn hậu Thiên An Môn. Đó là vừa dạy vừa ép thanh niên sinh viên chỉ lo làm giàu và đừng dính gì vào chuyện chung, từ xóm làng đến xã hội đến đất nước. Nói cách khác, sắc lệnh bất thành văn: mỗi người dân hãy tập trung lo chuyện riêng của mình, còn chuyện chung PHẢI để đảng và nhà nước lo. Cho đến nay, đây vẫn là chính sách hàng đầu của đảng và nhà nước Trung Quốc đối với dân, và đại khối người dân Trung Quốc cũng đã thấm nhuần cách hành xử theo chính sách này. Kết quả là một xã hội cực kỳ ích kỷ và vô cảm đối với người chung quanh. Trên mạng Internet đầy rẫy những đoạn phim làm rúng động cả thế giới, như cảnh 1 bé gái khoảng 5 tuổi bị xe cán 2 lần nằm ngay giữa lòng đường suốt 2 tiếng đồng hồ với hàng trăm người đi xe, đi bộ qua lại nhưng không ai dừng lại. Em không khác gì một con mèo, con chuột bị xe cán…

Nên theo chính các nhà xã hội học, tâm lý học Trung Quốc, cách hành xử bất lịch sự, ăn cắp vặt, xem thường tài sản người khác của các du khách Trung Quốc ở nước ngoài chỉ là một mặt biểu hiện khác của cùng não trạng nêu trên mà thôi.

Hiển nhiên không phải người dân Trung Quốc nào cũng như thế. Chính vì vậy mà những người còn tự trọng, khi cầm hộ chiếu Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đi ra nước ngoài đã than thở cùng một nỗi xấu hổ như Đức Cha Ngô Quang Kiệt khi ông di chuyển với hộ chiếu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trước những cặp mắt khinh bỉ, ngờ vực của nhân viên di trú và cả các nhân viên phục dịch ở các nước khác.

Thật vậy, nhiều tiệm ăn, tiệm buôn tại Thái Lan nay có những tấm cảnh cáo chỉ viết riêng cho người Việt bằng tiếng Việt mà thôi. Gần đây, cư dân mạng Việt Nam đã bị sốc khi thấy bảng cảnh cáo bằng tiếng Việt (và được dịch ra tiếng Nhật nhỏ bên dưới) được niêm yết tại một số cửa hàng ở tỉnh Saitama (Nhật Bản). Hầu hết các bảng cảnh cáo có cùng nội dung: Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu bị bắt sẽ bị phạt tù lên tới 10 năm. Ngay khi phát hiện chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường tuần tra.

Điều đáng buồn hơn nữa là không chỉ ở tỉnh Saitama, mà tại nhiều tỉnh khác ở Nhật cũng đã niêm yết bảng cảnh cáo có nội dung tương tự chỉ bằng tiếng Việt chứ không có tiếng nào khác.

Chắc chắn mức độ bị ăn cắp phải trầm trọng và lan tràn lắm thì các cửa hàng mới đồng loạt niêm yết bảng cảnh cáo như thế. Cảnh sát Nhật còn cho biết một số đường dây chuyển hàng ăn cắp về Việt Nam bán có liên quan đến nhân viên sứ quán và tổng lãnh sự Việt Nam ở Nhật. Cảnh sát Nhật cũng từng xin trát tòa lục soát các văn phòng chi nhánh hàng không Vietnam Airlines tại Nhật và khám phá nhiều thùng hàng ăn cắp đang chờ chuyển về Việt Nam.

Nhưng cũng như trường hợp người dân Trung Quốc. Khó có thể trách được những người Việt Nam “xấu tính” vì đồng bào chúng ta là sản phẩm tự nhiên của gần 70 năm “xây dựng con người mới XHCN”. Trong quá trình gọi là “xây dựng” đó, mọi chuẩn mực đạo đức truyền thống của cha ông đều bị khinh bỉ xếp vào loại tàn dư phong kiến; và mọi chuẩn mực luân lý từ các tôn giáo được cảnh báo chỉ là thuốc phiện. Tất cả bị tẩy xóa không thương tiếc để thay thế bằng cái gọi là “đạo đức cách mạng”, chứa đầy hận thù, gian dối, ích kỷ, và vô cảm. Và trong 2 thập niên qua tác động của khoảng trống đạo đức nêu trên lên xã hội Việt Nam lại nhân lên hàng trăm lần bởi thứ chủ nghĩa tư bản rừng rú đang được phép vận hành trên cả nước.

Tình trạng băng hoại trong mọi lãnh vực xã hội đã đến mức báo động mà chưa có ai biết phải làm gì. Chỉ thấy nhà cầm quyền “khẩn cấp bắt giữ” những ai dám vạch ra nguyên nhân cốt lõi của tình trạng băng hoại.

Liệu đến bao giờ người Việt Nam mới có thể gọi đây là hiện tượng “CON NGƯỜI CŨ XHCN” mà dân tộc chúng ta đã vượt qua và bỏ lại sau lưng?

Bước đầu tiên phải làm là gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.