“Con Xin Lỗi…”

Bảy trong số 39 người thiệt mạng trong xe tải ở Anh. Nguồn: Daily Mai
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe trên cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng.” Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình.

Ta cho đi hết, cho hết c… từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, cả tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết,… rời bỏ đất nước mình!

Người dân nghèo khó ra đi, người giàu có cũng ra đi, cán bộ quan chức chính quyền cũng tìm cách thu vén đưa con cái cùng tài sản ra đi. Ngày xưa, thuyền nhân ra đi bất kể sống chết. Ngày nay, đất nước hoà bình, phát triển, người dân cũng ra đi bất kể sống chết. Chúng ta mất hết, mất hết, … khế trên cây cũng không còn. Thỉnh thoảng lại nghe vọng lại những lời xin lỗi vang lên từ những chuyến xe tải đông lạnh:

 – “Con Tuân đây. Con xin lỗi. Con không chăm sóc được mọi người. Con xin lỗi. Con không thở được. Con muốn quay về với gia đình mình. Mọi người hãy sống tốt.”

 – “Con không thở được. Con xin lỗi. Con phải đi bây giờ”

 – “Con xin lỗi bố mẹ nhiều mẹ ơi, con đường đi nước ngoài không thành, mẹ ơi, con thương bố mẹ nhiều, con chết vì không thở được”

Có lúc lời xin lỗi ấy lại thầm lặng hoà cùng tiếng sóng biển. Chúng ta chỉ được biết đến khi những quốc gia sở tại thông báo về những thây người Việt trôi ở vùng biển Đài Loan, hay chiếc phao trống người, bập bềnh trôi ở vùng biển tây Flanders Thuỵ Sĩ.

Ôi! Xin lỗi, xin lỗi, … ai là người cần nói lời xin lỗi, cái anh ba, cô út áo nâu khăn rằn ngày xưa đó ơi!

Làng quê, bãi mía, cầu ao, ánh trăng nằm đó đơn côi. Trong căn nhà, mẹ ngồi nhớ con. Nhớ những tháng ngày nhà mình còn là mái lá, nhớ tiếng cười con rớt lại nơi cây khế, nơi gốc mít, nơi bờ ao trước hiên nhà. Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu tự dưng mà nghe đứt ruột:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay

(Chạy Tây – Nguyễn Đình Chiểu)

 ***

Nói với K&T:

Con ạ, Cách đây năm năm, cũng đúng vào ngày 23/10/2019, một thảm trạng xảy ra tại hạt Essex, đông bắc London đã làm chấn động toàn thể nước Anh. Cảnh sát đã được thông báo rằng trong một xe tải đông lạnh (container) tại khu công nghiệp Waterglade có 39 người nhập cư đã chết vì ngạt thở.

Vụ việc này cũng gây rúng động chính trường Vương quốc Anh từ Thủ Tướng Boris Johnson cho đến các vị lãnh đạo những đảng phái chính trị. Sự rúng động đến từ nỗi thương tâm dành cho những ước mơ thiện lành của những người trẻ VN Người ta vẫn nghĩ rằng đi ra nước ngoài mọi sự dễ dàng hơn, kiếm tiền dễ, có thể gửi được nhiều tiền về để giúp đỡ gia đình, để xây nhà to cho bố mẹ, để giúp nuôi các em ăn học…”

Những lời xin lỗi được tìm thấy trong 50 chiếc điện thoại mà cảnh sát Anh thu thập từ hiện trường đã được công bố trong một phiên toà xử những kẻ buôn người ở Luân Đôn: Lời xin lỗi đầu tiên là của một người tên Tuân gởi cho vợ, con và mẹ của anh. Lời thứ hai của một người nam gởi cho gia đình. Lời cuối cùng của cô Nguyễn Thị Trà Mi gởi lại cho bố mẹ.

Nhiều người dân địa phương đã đến đặt hoa ở nơi ấy. Nơi những người trẻ Việt Nam ra đi, mang theo với mình niềm mơ ước về một miền đất hứa và một tình yêu thắm thiết dành cho người thân và gia đình.

Nguyệt Quỳnh

(Nguyệt Quỳnh – Chuyện Kể cho K&T)

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”