Công an Hà Nội bắt tạm giam nhà báo Nguyễn Vũ Bình

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình. Ảnh: Facebook/ Nguyễn Vũ Bình
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một blogger của Đài Á Châu Tự Do, vừa bị công an Hà Nội bắt tạm giam hôm 29/2 chưa rõ cáo buộc, đây là vụ bắt giữ nhà hoạt động nổi tiếng Việt Nam thứ hai chỉ trong một ngày.

Ông Bình, sinh năm 1968, từng có 10 năm làm việc tại tạp chí Cộng sản dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng biên tập và tham gia nổi bật trong các phong trào dân chủ, nhân quyền ở Hà Nội.

Trong hai bài viết cuối cùng trên trang blog của RFA vào ngày 20 và 22/2 vừa qua, ông Bình phân tích về phong trào dân chủ trong những năm vừa qua, cho rằng “quy luật của tất cả các chế độ toàn trị cộng sản là nó sẽ tự sụp đổ trước sức nặng của chính nó,” đồng thời nhận định “nó sẽ xảy ra trong tương lai rất gần.”

Một người trong gia đình ông Nguyễn Vũ Bình muốn giấu danh tính với lý do an ninh nói với phóng viên hôm 1/3/2024:

“Công an đưa Nguyễn Vũ Bình về nhà đọc lệnh khám xét, đọc danh sách những đồ vật, giấy tờ bị thu giữ… rồi đưa đi, nhưng không có còng tay.”

Người này cho biết thêm, ông Bình khi đi có gói theo quần áo và công an không giao bất kỳ giấy tờ nào cho gia đình.

Luật sư Nguyễn Văn Đài trong cùng ngày cho hay, vào ngày 28/2 ông Bình nhận được giấy triệu  tập của cơ quan An ninh điều tra Hà Nội đi làm việc vào ngày hôm sau “liên quan đến việc tham gia phát trực tiếp video clip trên kênh YouTube TNT Media Live.” Ông nói với RFA qua điện thoại:

“Chương trình này là ông Nguyễn Vũ Bình làm chung với tôi từ năm 2021 và kéo dài đến tháng 6 năm 2022 thì dừng lại, lý do lúc đó là cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội đã mời ông Nguyễn Vũ Bình lên làm việc kéo dài khoảng một tuần.

Cuối cùng thì họ đặt điều kiện là ông phải dừng ngay chương trình TNT Media.”

Cũng theo Luật sư Đài, ông Bình đồng ý dừng xuất hiện trên chương trình chuyên điểm tin, phân tích thời sự, chính trị của Việt Nam trên kênh YouTube thuộc sở hữu của Radio Tiếng Nước Tôi có trụ sở tại San Jose, California.

Ông Bình cũng đồng ý không phát biểu về vấn đề chính trị trong nước khi trả lời báo đài quốc tế, nhưng không thỏa hiệp việc công an cấm ông giao du với những người chính quyền cho là “thành phần chống đối.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài, người từng bị bỏ tù ở Việt Nam trước khi được tạm hoãn thi hành án và đi tị nạn tại Đức nhận định:

“Tôi cho rằng đây là chiến dịch khủng bố trắng đối với những người bất đồng chính kiến, bởi vì trong những năm qua họ hầu như đã bắt hết những người bất đồng chính kiến rồi và ông Nguyễn Vũ Bình cũng như ông Nguyễn Chí Tuyến đã im lặng một thời gian rất lâu theo yêu cầu của phía nhà chức trách Việt Nam.

Nhưng cuối cùng họ cũng không buông tha, họ cũng lôi lại chuyện cũ mà hai bên thống nhất đã bỏ qua đối với nhau.”

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trong email gửi RFA khẳng định:

“Việt Nam đang cố gắng ngăn chặn mọi tường thuật chỉ trích về những gì đang xảy ra trong nước, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi họ đang theo phía sau Nguyễn Vũ Bình, người đã can đảm tiếp tục nói lên sự thật trước quyền lực trong suốt những năm qua.

Chính quyền nên công nhận rằng ông ta có quyền lên tiếng và không đưa ra bất kỳ cáo buộc hình sự nào đối với ông ta. Tương tự như vậy, Nguyễn Chí Tuyến không làm gì sai trái đến mức phải bị bắt, và chính quyền phải thả anh ta ngay lập tức và vô điều kiện.”

Đại diện của tổ chức chuyên theo dõi tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới cho rằng, “Chính phủ dường như quyết tâm tiêu diệt mọi phe đối lập còn sót lại” và “đã đến lúc các nhà ngoại giao cùng với quan chức Liên hợp quốc phải công khai đứng lên bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.”

Ông đề nghị cộng đồng quốc tế cần chỉ ra cho Chính phủ do đảng Cộng sản lãnh đạo thấy rằng, việc tiếp tục đàn áp nhân quyền “sẽ đe dọa quan hệ thương mại, quan hệ ngoại giao và làm suy yếu mục tiêu của bộ trưởng Ngoại giao là Việt Nam được tái đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.”

Hồi tháng 12/2003, Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Vũ Bình bảy năm tù giam về tội danh “Gián điệp,” cáo buộc ông Bình liên hệ bằng thư điện tử và gửi các tài liệu do ông soạn thảo và tập hợp “có nội dung xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền tại VN cho một số tổ chức phản động ở nước ngoài để những tổ chức này sử dụng vu cáo, chống lại Nhà nước ta.”

Ông được đặc xá tha tù trước thời hạn vào năm 2007 và tiếp tục tham gia các hoạt động ôn hòa cổ vũ nhân quyền.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hai lần trao giải thưởng Hellman-Hammett vào năm 2002 và năm 2007 cho ông, ông cũng là Hội viên danh dự của tổ chức Văn bút Quốc tế.

Ông Bình là blogger thứ tư của Đài Á Châu Tự Do hiện đang bị cầm tù, ba người kia là các ông Trương Duy Nhất, Nguyễn Tường Thụy và Nguyễn Lân Thắng.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.

Hai chiếc xe ôtô điện VinFast giữa dòng xe máy tại Hà Nội. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP

Đằng sau kế hoạch Hà Nội cấm xe xăng là lợi ích riêng của ông Phạm Nhật Vượng

Thực vậy, chính phủ và Hà Nội phối hợp khá nhịp nhàng. Chính phủ thì ra chỉ thị cấm xe xăng trong vành đai 1, Hà Nội thì ra chỉ thị sẽ tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số và giá trông giữ xe đối với xe xăng trong toàn địa bàn thành phố. VinFast của ông Vượng thì tổ chức chiến dịch đổi xe xăng lấy xe điện Vin trong cùng dịp này.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.