Công An Hà Nội Dập Tắt Cuộc Biểu Tình Của Dân Oan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin Hà Nội – 6 giờ sáng nay, ngày 22-7-2008, 200 người dân thuộc huyện Đông Anh (ngoại thành Hà Nội) xuống Trung ương để kiện về vấn đề đất đai, kiên quyết không cho chính quyền xã, huyện thành phố lấy đất để làm khu chế xuất công nghiệp, vì giá đền bù không hợp lý (27 triệu/sào). Cả đoàn 200 người chia làm 2 xe ô tô, đem theo cả cờ, biểu ngữ, đến địa bàn Yên Viên thì bị công an huyện phối hợp cùng công an quận Long Biên, bao gồm cả cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động 113, An ninh quận Long Biên, dân quân tự vệ cùng với các lực lượng An Ninh thành phố như PA 35, PA 38… chặn lại trước chân Cầu Đuống (cách trung tâm thủ đô Hà Nội 10 km), kiên quyết không cho đi tiếp. Trước tình hình đó, tất cả bỏ xuống đi bộ, 130 người dân bị cả lực lượng công an vô cùng hùng hậu vây bắt tống lên xe ô tô của huyện và quận trở về nhà theo lệnh của công an thành phố. Chỉ 70 người dũng cảm vùng vẫy thoát ra được, tiếp tục bảo nhau đón xe ôm đi tiếp. Đến địa bàn phường Đức Giang, gần cầu Chương Dương thì bị công an thành phố, công quận và công an phường Đức Giang dàn quân đón bắt, đưa tất cả về trụ sở… “đón tiếp”.

Sau hơn 5 tiếng đồng hồ làm việc căng thẳng, tất cả đã lần lượt bị cưỡng bức trở về nhà bằng xe ô tô của công an thành phố. Số may mắn thoát ra để sang cổng uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội gặp lãnh đạo, đưa đơn không đáng kể.

Khoảng 12 giờ trưa, cuộc biểu tình đã hoàn toàn bị dập tắt sau khi gây ắc tách một đoạn giao thông quanh khu vực Cầu Đuống vài km, trong vòng hai tiếng đồng hồ.

Tức nước sẽ vỡ bờ, mất đất, mất nguồn sinh sống, mất quyền làm người, bà con dân oan các tỉnh thành cả nước nói chung và dân oan huyện Đông Anh sẽ còn tiếp tục đổ về Hà Nội khiếu kiện dài ngày, đông người, có sự chỉ đạo, tổ chức, kèm khẩu hiệu, biểu ngữ cuả chính những người trong làng, cùng chung quyền lợi

Theo một nguồn tin từ phía chính quyền quận Long Biên cho biết, nếu áp dụng biện pháp 1: Giải thích, dỗ dành, cưỡng bức bà con về không được, lực lượng công an sẽ được quyền áp dụng biện pháp 2, nghĩa là phải đàn áp bằng mọi cách để không một ai tràn qua cầu Chương Dương sang Hà Nội, làm náo loạn an ninh thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cảnh quan, v.v…

Càng ngày chính quyền Hà Nội càng tỏ ra bất lực lúng túng trước nhiều vụ việc trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống cũng như chính trị. Không đàn áp thì không được, họ lo dân “nghiện” biểu tình, tiếp tục bảo nhau “làm loạn” , mà đàn áp lại sợ dân phẫn nộ, mất lòng tin

Cái gì phải đến sẽ đến. Chế độ độc tài dù không chịu rút lui êm đềm, nhưng không thể đảo ngược được lòng dân, và phải nhận về hậu quả nhỡn tiền, khi cố tình đánh vào nhân dân cũng chính là tự tiêu diệt chính mình.

Người đưa tin: Nhóm phóng viên dân chủ tại huyện Đông Anh, Long Biên, Hà Nội.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.