Công an ưu tiên việc gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo lệ thường và luật pháp thì chức năng, nhiệm vụ của công an tất nhiên là giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) quốc gia, bảo đảm yên bình cho nhân dân theo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của công an lại thấy rất khác.

Chưa có thông tin chính thức ở VN có bao nhiêu công an nhưng có lẽ Việt Nam là nước có tỷ lệ công an tính trên đầu người phải cỡ cao nhất thế giới mà theo thông tin “vỉa hè” là “cứ 6 lao động thì có một an ninh”. Con số này có cơ sở, bởi vì tôi đi nhiều nước chưa thấy nước nào “ra ngõ gặp công an” như ở ta. Ngay ở Mỹ, EU tuy có nạn khủng bố nhưng cũng rất ít gặp công an như ở VN.

Lực lượng như thế, ở các phường, xã còn có đội quân gọi là “dân phòng” quân số thường “ngang ngửa” với công an biên chế. Họ thường là những người về hưu non, không có nghề nghiệp ổn định. Có vẻ nhiệm vụ của họ là “tai, mắt” giúp cảnh sát khu vực (địa bàn) kiểm soát đến từng người trong từng hộ dân. Những khi công an có việc cần nhiều người thì đội ngũ dân phòng được huy động làm lực lượng “xung kích”. Mặc dù họ có vai trò nhất định trong việc bảo đảm ANTT nhưng có những trường hợp, người cậy thế công an có hành vi tàn ác với dân khi cưỡng chế đất đai, dẹp vỉa hè, chợ búa. Nếu xẩy ra vi phạm pháp luật thì cả công an và họ vô can.

Số lượng khổng lồ như thế nên mỗi khi có nhu cầu cưỡng chế đất đai, nhà cửa của dân là công an có ngay lực lượng khủng khiếp, nhiều khi quân số áp đảo người bị cưỡng chế nhiều lần. Trong những vụ cưỡng chiếm đất ở Văn Giang những nghìn CSCĐ trang bị đến “tận răng”, hàng ngũ trùng trùng, điệp điệp bao vây, bố ráp bắt bớ dân như trong bộ phim Waterloo. Tại Đồng Tâm tuy chỉ là cuộc họp của huyện bãi nhiệm bà chủ tịch HĐND xã Nguyễn Thị Lan mà cũng có “hàng vài trăm công an canh phòng, hàng nghìn công an bao quanh thôn Hoành hôm dân làng tổ chức một năm sự kiện Đông Tâm”, có những buổi xử án bình thường công an áp đảo người dự.

Một cảnh công an bố ráp dân làng ở Văn Giang.

Đặc biệt, công an tỏ ra quá thừa thãi nhân lực, tài giỏi, mẫn cán trong việc trấn áp, khủng bố, xúc phạm người bất đồng chính kiến. Tôi là một anh già hơn 70 tuổi, đã phục vụ ở chiến trường B, C, K 6 năm nay trong mình đầy bệnh tật, mấy năm trước có tham gia vài buổi biểu tình chống Tàu cộng xâm lược, Hà Nội triệt hạ 6. 700 cây, phản đối Formosa đầu độc biển Đông, viết các bài về cướp đất ở Hải Phòng, Văn Giang, Đồng Tâm… không làm gì sai pháp luật. Thế nhưng tôi thường xuyên bị an ninh canh cổng cản trở đi lại, khủng bố tinh thần, xúc phạm nhân phẩm. Có nhiều khi tôi không biết họ rình rập cửa nhà, cản trở mình đi lại vì sự kiện gì.

Hôm 22/4/2017 từ sáng có hai an ninh thường phục canh cổng không cho đi đâu. Khi vợ tôi hỏi họ canh tôi về việc gì và cam đoan “hôm nay đi thăm người ốm” thì nhân viên an ninh nói: “Hôm nay kỷ niệm 1 năm sự kiện Đồng Tâm,  chú nhà cô không được đi”. Khi tôi ra xe buýt họ theo từng bước, đến bến xe một người nhảy lên theo bám tôi suốt hai chặng đến tận Cổ Nhuế (Từ Liêm HN). Khi tôi vào nhà người thân thì nhân viên an ninh lẩn khuất ở đâu đó. Đây chỉ là một trong rất nhiều lần công an quá mễn cán ngăn cản, khủng bố, xúc phạm tôi công khai. Còn nữa những nhân viên, cơ quan ngày đêm theo dõi sổ sách, mạng, điện thoại, facebook, camera, email… của tôi và hàng trăm, hàng nghìn người bất đồng chính kiến ở TP.HCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Hải Phòng… thì việc chi phí nhân lực, vật lực là bao nhiêu?

Có những việc không thể hiểu nổi công an làm thế để làm gì. Hôm 21/4/2018 đoàn đại tá Nguyễn Đăng Quang, nhà báo, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, TS Đào Tiến Thi… về thăm bà con Đồng Tâm khi ra về hàng trăm công an, dân phòng với thái độ bất chính bao vây và “xẩy ra hai vụ TNGT trên 3km” để bà con “chủ nhà” phải bỏ công việc đấu tranh với đám người kia giải thoát đoàn. Không thể hiểu nổi công an bỏ ra lực lượng khổng lồ, công phu cản trở chúng tôi đến thăm bà con Đồng Tâm để làm gì? Trong khi đó không mấy ngày ở đất nước này vắng trọng án, tàn sát, cháy nhà, chung cư, tai nạn chết nhiều người.

Có những kiểu trộm cướp chỉ có ở xứ vô chủ như: trộm, cướp cà phê, tiêu, cao su, ngao… tập thể; nạn buôn lậu, khai thác cát, phá rừng… bừa bãi công khai chưa bao giờ giảm. Cướp giật lộng hành đến nỗi công an phải khuyến cáo dân, khách nước ngoài “khi ra đường không mang trang sức, không nghe điện thoại ngoài đường”… Hôm 13/5/2018 hai “hiệp sĩ” và một thường dân bị cướp giết chết, nhiều người bị thương chắc chắn không phải chuyện hiếm và duy nhất. Công an không bảo đảm được ANTT lại khuyến khích thường dân trực tiếp săn bắt cướp, tâng bốc họ là “hiệp sĩ”. Những người này có trách nhiệm cao với cộng đồng, rất đáng trân trọng nhưng đầy hiểm họa với họ do không có cơ sở pháp lý, không có kiến thức, kỹ năng chống trộm cướp, khi thắng thì được khen nhưng chẳng may làm cướp, bị thương, chết thì phải vạ ví như anh Nguyễn Ngọc Ánh làm chết trộm, cướp bị tù và bồi thường 75 triệu đồng.

Có thể nói, tình hình ANTT không tương xứng với chi phí của nhân dân dành cho ngành công an.

Lực lượng cực đông nhưng không chống được trộm cướp lại muốn dân làm việc thay mình, vậy công an ưu tiên việc gì?

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.