Công Bằng Và Phẩm Giá

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 44.6 kb
Giáo sư Samantha Power.

Bà Samantha Power không phải là người dễ đứng ra công khai xin lỗi người khác. Năm nay 37 tuổi, làm giáo sư Ðại Học Havard, bà cũng là một nhà báo, đã viết mấy cuốn sách tranh đấu cho phẩm giá và mạng sống của con người khắp thế giới, đặc biệt cho người dân các nước bị đàn áp hoặc bị thủ tiêu hàng loạt. Một trong những cuốn sách đó đã được trao giải Pulitzer vào năm 2003, một giải thưởng được kính trọng ở Mỹ. Nhưng ngày hôm qua, bà Power đã phải khiêm cung ngỏ lời xin lỗi trước bàn dân thiên hạ: “Tôi đã nói những lời không thể tha thứ được… Tôi xin gửi tới Nghị Sĩ Clinton và Nghị Sĩ Obama những lời xin lỗi thâm sâu nhất của tôi…”

Lầm lỗi của Samantha Power là bà đã nói với một nhà báo Âu Châu, dù đã ngỏ ý xin đừng đăng báo, một câu về bà Hillary Clinton, nói rằng, “Mụ đó là một quái vật…” Tất nhiên, trong tiếng Anh không có chữ “mụ đó.” Bà Power chỉ dùng đại danh từ số ba giống cái “she,” chúng ta có thể dịch là “nó, chị ấy, ả, y thị, bà ta, con mẹ đó, vân vân.” Chúng tôi dịch là “mụ đó” cho sát với nội dung câu chuyện. Bà Power chỉ phải xin lỗi vì chữ “quái vật,” monster!

Bình thường, gọi người khác là “quái vật” đã xúc phạm người ta rồi, đáng xin lỗi lắm. Nhưng gọi một nhà chính trị bằng danh hiệu đó cũng có khi được xã hội chung quanh nghe qua rồi bỏ. Bà Samantha Power phạm lỗi nặng vì bà là một cố vấn chính trị cho Nghị Sĩ Barack Obama, đối thủ đang tranh cử với bà Clinton! Ngay sau khi báo bên Anh đăng tin, báo bên Mỹ loan tin theo, bà Power không có đường nào khác là phải xin lỗi và xin rút ra khỏi bộ tham mưu của ông Obama.

Chắc từ nay bà Power sẽ không muốn dính tới chính trị nữa. Dậy học hay viết báo được tự do hơn, lâu lâu có “nói vung vít” gọi một nhà chính trị là “quái vật” cũng không ai chấp làm gì – có khi còn kèm theo lời xin lỗi các con quái vật để chúng đừng cảm thấy bị xúc phạm! Các nhà chính trị xưa nay vẫn quen chịu đòn, họ dễ tha thứ những lời mạo phạm. Trừ khi nếu không tha thứ mà lại cực lực lên án thì đánh được đối thủ, cái lợi hiển nhiên quá, bỏ qua rất uổng! Nếu bà Power gọi Tổng Thống Sarkozy hay Tổng Thống Bush bằng từ ngữ đó, chắc không ai thèm nhắc lại. Nhưng ở đây lại khác, nếu không kịp xin lỗi, bên bà Clinton sẽ coi đây là một cơ hội bằng vàng để khai thác tấn công ông Obama! Một người làm chính trị, dù chỉ giúp vận động tranh cử cho một vị tổng thống tương lai, người đó sẽ bị xã hội soi mói, phán đoán, sẽ bị đặt trong những giới hạn, ràng buộc, kỷ luật nghiêm khắc hơn người khác.

Mỗi xã hội có những quy tắc sống được coi là đúng, trái với sai; là thiện, trái với ác; là phải, ngược với trái. Ông chồng có thể âu yếm gọi vợ mình là “mụ khủng long của tôi ơi!” Nhưng cũng danh hiệu đó mà đem gán cho bà hàng xóm thì sẽ bị bà ấy kiện ngay. Kiện nhau ra tòa là đi tìm công lý, tìm lẽ phải. Nhưng ngay cả khi người ta không có lý do để kiện nhau ra tòa, trong cách cư xử cũng có những quy tắc gọi là để sống cho phải đạo, là đứng đắn, lịch sự, là có lễ nghĩa.

Tranh đấu cho lẽ phải, đi tìm công lý tương đối dễ. Vì nói chung loài người có thể đồng ý với nhau về những quy tắc bảo vệ công lý. Cuốn sách của John Rawls, the Theory of Justice, ra đời cách đây gần 40 năm, có thể coi là một cái mốc đánh dấu những suy tư triết học về khái niệm Công Lý. Câu hỏi mà Rawls đặt ra là, trong xã hội mọi người phải theo những quy tắc nào để cộng tác với nhau trong cuộc sống chung? Ông viết cả một cuốn sách để trả lời, nhưng vì quý vị không đủ thời giờ đọc nên ở đây chỉ xin tóm tắt. Ðại ý Rawls nói rằng trên mặt chính trị chúng ta phải làm sao đạt tới quyền tự do của mọi người ở mức tối đa và quyền tự do của mọi người phải ngang bằng nhau; còn trên mặt kinh tế thì chúng ta chỉ chấp nhận sự bất bình đẳng khi những người ở mức thấp nhất trong xã hội cũng được hưởng tới mức tối đa cho họ.

Quy tắc về Công Lý của Rawls rất đơn sơ nhưng đã khích lệ biết bao nhiêu người thảo luận về vấn đề công lý từ đầu thập niên 1970 đến nay – tất nhiên trừ ở những xứ mọi người không được tự do thảo luận về công lý! Nhưng khi con người phải đòi hỏi nhau tôn trọng công lý, lúc đó là lúc đã khó nói chuyện với nhau rồi. Ăn ở với nhau làm sao đến nỗi phải đối xử với nhau cùng kỳ lý? Giống như cảnh người ta lâm vào khi lỡ miệng gọi bà hàng xóm là khủng long; bà ấy có thể kiện mình về tội nhục mạ (mặc dù không ai biết con khủng long hình thù xấu hay đẹp như thế nào); ông chồng bả lại có thể kiện về tội khác!

Một xã hội mà mọi người chỉ sống với nhau hoàn toàn bằng lý lẽ thì cũng không đáng sống, mặc dù đó là một xã hội lý tưởng cho giới luật sư. Ngay cả khi chúng ta quên lý luận, không cãi lý, bỏ nghề lý sự, không đối đãi nhau theo lối “xử nhân tận lý,” thì vẫn có rất nhiều quy tắc để mà sống, sống sao cho đáng gọi là sống như người với người. Khi được hỏi tại sao chúng ta phải tôn trọng nhân quyền, triết gia Isaiah Berlin trả lời, “Vì đó là cách duy nhất để loài người sống với nhau cho nó đàng hoàng tử tế – that is the only decent, even tolarable way human beings can live with each other.”

Sống tử tế với nhau, đó là một giá trị phải bảo vệ, phải được đề cao. Một xã hội tử tế, a decent society, là điều đáng theo đuổi khi chúng ta muốn xây dựng một nước Việt Nam trong tương lai, hay chỉ nói đến việc xây dựng cộng đồng những người Việt Nam sống ở hải ngoại, hoặc riêng ở miền Nam tiểu bang California này. Sống trong nước Mỹ, những cái gì thuộc phạm vi lẽ phải, công lý, đã có guồng máy chính trị, kinh tế, luật pháp của người Mỹ bảo vệ cho tất cả mọi người. Tuy là một quốc gia trẻ trung thiếu hẳn bốn ngàn năm văn hiến, nhưng họ có thói quen cái gì cũng thảo luận, biện hộ, cãi cọ nhau rất kỹ.

Nhưng muốn xây dựng một cộng đồng người Việt sống tử tế với nhau, có những điều chúng ta có thể học hỏi nơi người “bản xứ;” nhưng rất nhiều quy tắc chính chúng ta phải tự đặt ra, hoặc nhắc lại và mô phỏng những quy tắc mà tổ tiên đã truyền lại. Có như vậy mới sống tử tế với nhau được.

JPEG - 4 kb
Giáo Sư Avishai Margalit

Giáo Sư Avishai Margalit đã xuất bản một cuốn sách với tựa đề “The Decent Society,” xã hội tử tế, hoặc một xã hội có tư cách, có lễ mạo, có phẩm giá, dịch theo nhiều lối đều được. Ông viết, “Một xã hội tử tế đặt trên quy tắc nền tảng là không để cho con người bị sỉ nhục…” Ngay trong một xã hội sống trong công lý, con người vẫn có thể bị làm cho xấu hổ, bị làm nhục, mà không nền công lý nào có thể xóa được nỗi nhục nhằn ở trong lòng người.

Có lẽ nền văn minh Á Ðông đặt nặng giá trị cho một xã hội tử tế, một xã hội có lễ nghĩa, coi nó quan trọng hơn là đi tìm một xã hội có công bằng, đủ tự do. Khổng Tử có lúc nói rằng những người thuộc bậc trên (gọi là đại phu) chỉ nên dùng “lễ” đối với nhau; việc sử dụng hình luật là dành cho hạng người thấp kém (hình bất thướng đại phu). Khi nào đối đãi với những người thuộc hạng cao, những người biết lễ nghĩa, thì chúng ta dùng lễ nghĩa cũng đủ giải quyết, thông cảm. Như vậy cả hai bên đều đẹp mặt, đều thấy mình có giá trị. Khi đụng phải những người thuộc loại thấp kém quá, họ theo những quy tắc luân lý, những cách cư xử không cùng tần số với mình, khi không thể nào thông cảm được, thì lúc đó mới phải dùng đến lý, phải kiện thưa nhau ra tòa. Ra tòa, tức là phải đối đãi nới nhau “như Mỹ” vậy.

Nói “như Mỹ” sợ rằng nhiều người sẽ hiểu lầm đó là một tiếng bỉ báng, chê bai. Ông bố nào nói: “Thằng con tôi bây giờ nó như Mỹ” tức là đã có ý than phiền rồi! Không, chúng ta không nên kỳ thị người Mỹ, không nên cho là nền văn minh nước Mỹ thấp hơn phong hóa Việt Nam mình. Như lối Mỹ, ở đây chỉ có nghĩa là theo lối “thuần lý.” Nhưng người Mỹ không phải ai cũng chỉ sống thuần lý. Có hai lần tôi không may bị những người Mỹ đụng vào xe trong lúc ngừng ở ngã tư. Họ bước ra khỏi xe xin trao đổi số thẻ bảo hiểm, cư xử hoàn toàn thuần lý. Nhưng trước đó, mỗi người Mỹ này đều bầy tỏ nỗi ăn năn, ân hận, đều xin lỗi vì đã làm mất thời giờ của tôi, và ước mong không gây quá nhiều phiền nhiễu giấy tờ cho người bị đụng. Chuyện bồi thường đã có các hãng bảo hiểm lo, có nói thêm vài câu cũng không bớt được đồng nào. Nhưng con người đối xử với con người, ai cũng muốn sống cho có tư cách, có phẩm giá. Phải tạo chung quanh mình một xã hội tử tế, rồi chính mình sẽ được hưởng. Người Mỹ cũng như người Việt đều muốn sống như vậy.

JPEG - 19.7 kb

Chúng ta có may mắn đã sống trong một nền văn hóa Á Ðông, trọng lễ nghĩa; nay lại được sống trong một xã hội trọng luật pháp, trọng công lý. Ðây là một cơ hội để tổng hợp cả hai nền nếp đó mà sống với nhau. Năm nay sẽ có một cuộc bầu cử, rất nhiều chính trị gia người Việt sẽ xuất hiện, sẽ tranh cử với nhau. Hãy coi đó là một tin mừng. Trong chế độ dân chủ tự do càng nhiều người muốn tham dự việc công càng tốt. Nhưng đây cũng là một thử thách. Các nhà chính trị người Việt Nam sẽ cư xử với nhau như thế nào? Họ đã học được từ các nhà chính trị Mỹ đủ các kỹ thuật vận động tranh cử. Họ học được các luật chơi dân chủ cùng những thủ đoạn chen lấn nhau. Chúng ta sẽ vui mừng hơn nữa nếu các chính trị gia người Việt không những biết dùng các hành động hợp pháp để tranh cử mà sẽ còn biết giữ đúng phong cách của những bậc “đại phu” cư xử với nhau trong vòng lễ nghĩa nữa. Ðồng bào ta ở đây sẽ theo dõi, sẽ quan sát và phê phán. Không những thế cả đồng bào trong nước cũng theo dõi nữa. Nếu các nhà chính trị người Việt ở Mỹ hành động có tư cách, có phẩm giá, trong tinh thần tương kính, thì người Việt trong nước sẽ thấy cuộc sống tự do dân chủ là đáng sống, là đáng đòi được sống. Ngược lại, nếu người Việt ở đây làm chính trị trong một nước tự do dân chủ mà chỉ lạm dụng tự do, phá hoại và bôi nhọ người khác, thì sẽ làm cho đồng bào ngay ở trong nước cũng thất vọng. Họ sẽ mất tin tưởng ở tự do. Khi đó chỉ có chế độ cộng sản độc tài được hưởng lợi.

Cho nên xin kính chúc quý vị chính trị gia Việt Nam tham dự một mùa tranh cử có công bằng và có tư cách tử tế. Nhớ, đừng gọi ai là quái vật, ngay cả đối thủ chính trị của mình! (Người Việt;Friday, March 07, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.