Cộng Sản Việt Nam Vào WTO

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 18.1 kb

Bản tin của hãng thông tấn AP loan tải, hôm 19 tháng 10, cho biết Tổ Chức Mậu Dịch Thương Mại Thế Giới (WTO) có thể sẽ thu nhận Cộng sản Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này vào ngày 8 tháng 11 tới đây, trong một phiên họp của WTO tại Thủ đô Bruxelles, Bỉ. Trong khi đó, quốc hội Cộng sản Việt Nam cũng đang chuẩn bị tinh thần để phê chuẩn văn kiện gia nhập WTO, dựa trên những cam kết mà phía Hà Nội đã đồng ý trong các lần đàm phán song phương với một số thành viên WTO trong nhiều năm qua. Với những tin tức này, việc Cộng sản Việt Nam gia nhập WTO sẽ diễn ra trước khi 21 nguyên thủ các quốc gia trong khối APEC nhóm họp tại Hà Nội trong hai ngày 18-19 tháng 11 năm 2006.

Cộng sản Việt Nam đã mất gần 11 năm đàm phán để gia nhập WTO, khởi đầu từ năm 1995 sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Trong 11 năm này, Hà Nội đã trải qua nhiều đoạn đường đàm phán khá chông gai với bốn quốc gia: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản; nhưng sau khi Hoa Kỳ đồng ý trên nguyên tắc việc ủng hộ Hà Nội gia nhập WTO trong cuộc đàm phán vào tháng 6 vừa qua, những khó khăn then chốt coi như tháo gỡ. Hà Nội muốn Hoa Kỳ ban cho họ quy chế mậu dịch bình thường vĩnh viễn (PNTR) cùng lúc với thời điểm gia nhập WTO nhưng phía Hoa Kỳ chưa lên tiếng chính thức. Lý do là nhiều dân biểu, nghị sĩ và cả Ủy Ban Tôn Giáo Hoa Kỳ đòi hỏi Cộng sản Việt Nam phải có hành động cụ thể trong việc từ bỏ những áp chế chính trị, ngăn chận tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Ngoài ra, một trong những văn kiện mà phía Hoa Kỳ đòi hỏi Hà Nội phải hủy bỏ ngay tức khắc trong lần này là nghị định 31/CP, do Võ Văn Kiệt ký vào tháng 12 năm 1997, cho phép lực lượng công an có thể bắt giữ mọi người một cách vô tội vạ. Theo nhiều nguồn tin tổng hợp tại Việt Nam thì giới lãnh đạo Hà Nội chưa có kết luận chính thức về việc bỏ hay giữ Nghị định 31/CP, vì nhóm giáo điều ở trong đảng cho rằng bỏ nghị định 31/CP trong lúc này chẳng khác nào khuyến khích những hành động chống đối đảng và nhà nước phát tác rộng lớn hơn. Trong khi phe chủ trương bãi bỏ nghị định 31/CP cho rằng nó đi ngược lại nguyên tắc xây dựng ’nhà nước pháp quyền’ và chỉ tạo thêm lý cớ cho các quốc gia Tây phương tiếp tục lạnh nhạt, bất hợp tác với Hà Nội.

JPEG - 1.5 kb

Thật ra thì quy chế PNTR không liên hệ gì đến việc gia nhập WTO, mà chỉ là ân huệ giúp cho hàng hóa của Việt Nam dễ dàng hơn trong việc nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hà Nội mong muốn quy chế PNTR được Hoa Kỳ ban ra cùng lúc với việc được gia nhập vào WTO là muốn tạo một tác động lớn trong dư luận Hoa Kỳ, đặc biệt nhắm vào khối người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Hà Nội muốn dùng hai thành quả này để mà khoe khoang các trò ảo thuật của chính họ trong việc che dấu những tội ác đối với dân tộc Việt Nam, nhất là trong lúc họ đang ra tay đàn áp các nhà đối kháng một cách thô bạo trong những tháng vừa qua. Nói cách khác, Hà Nội đang muốn dùng hai thành quả gia nhập WTO và được Hoa Kỳ cấp quy chế PNTR trong lúc đăng cai tổ chức Hội nghị APEC tại Hà Nội để tuyên truyền về ’sự ổn định chính trị’ và ’sự chính thống đối với quốc tế’ để mà che dấu những chống đối gay gắt của các nhà dân chủ ở trong nước.

Mặt khác, nếu nhìn thuần túy trong mối quan hệ song phương về kinh tế, người ta thấy là Cộng sản Việt Nam đang gặp vận tốt trong năm 2006, khi được gia nhập WTO. Bởi vì nhờ sự hội nhập này, Hà Nội có nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng nền kinh tế và mở rộng sự trao đổi nhiều chiều với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, xét về mặt thực chất của nền kinh tế Việt Nam và khả năng quản lý đất nước của giới lãnh đạo hiện nay, người ta thấy là Cộng sản Việt Nam sẽ vô cùng vất vả đối phó với nhiều loại áp lực, khi chính thức bước chân vào cuộc cạnh tranh không tương nhượng của 149 đối thủ. Những áp lực này không chỉ thuần túy về kinh tế mà còn bao gồm cả hành chánh và con người. Đó là những lãnh vực liên quan đến quyền lao động, tác quyền, bảo hiểm, nhân quyền, v.v… mà mọi quốc gia thành viên không những tôn trọng mà còn phải thi hành theo sự khuyến cáo chung của WTO. Do đó, mặc dù Hà Nội vào được WTO, chúng ta còn nhiều cơ hội để tiếp tục vận động tạo những áp lực có thể làm trong thời gian tới như:

JPEG - 2.9 kb

Áp lực đầu tiên là sự cam kết mở cửa buôn bán và thi hành đúng các điều khoản quy định của WTO mà Hà Nội đã ký khi tham gia. Đây là điều mà Hà Nội đang lo, vì nó sẽ làm cho họ mất dần khả năng kiểm soát mọi điều mà từ trước đến nay đảng Cộng sản Việt Nam muốn ’cầm chặt’ mọi thứ, để dễ dàng khống chế. Khi đã nói đến mở cửa buôn bán, không chỉ tuân thủ các thủ tục đầu tư, mậu dịch, trao đổi hàng hóa mà còn tuân thủ cả những dịch vụ về thông tin, internet và nhất là đơn giản các thủ tục hành chánh. Chắc chắn là sau khi gia nhập WTO, xã hội Việt Nam phải mở rộng và đây là lúc ngọn gió dân chủ sẽ thổi mạnh mẽ đến từng ngỏ ngách, mà các lực lượng dân chủ không cộng sản phải khai thác.

Áp lực thứ hai là Hà Nội sẽ bị theo dõi về việc bảo hộ các mặt hàng xuất cảng của khu vực quốc doanh. Cho đến nay, sau 20 năm mở cửa, Cộng sản Việt Nam vẫn coi các công ty quốc doanh là chủ đạo, tư doanh chỉ hiện hữu một vị trí rất nhỏ trong nền kinh tế của cả nước. Hơn thế nữa, đa số các mặt hàng mà những công ty quốc doanh xuất cảng đều liên hệ đến nông – lâm – thuỷ sản và ngành may, dệt. Những ngành này, Hà Nội đã phải có chính sách bảo hộ mới đủ sức cạnh tranh trong nhiều năm qua, nên sẽ trở thành vấn đề lớn sau khi gia nhập WTO. Chắc chắn là Cộng sản Việt Nam không thể tiếp tục hỗ trợ trực tiếp vì chính Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến vấn đề này và hăm dọa là sẽ có biện pháp trả đũa khi phát hiện có những bằng chứng bảo hộ từ ngân sách nhà nước. Mối lo của Hà Nội là chất lượng của nền kinh tế tại Việt Nam vẫn còn quá yếu kém về mặt kỹ thuật lẫn quản lý; do đó, nếu không có sự bảo hộ từ nhà nước, các công ty sẽ không đủ vốn để đầu tư sản xuất.

JPEG - 3.8 kb

Áp lực thứ ba là những phê phán vi phạm nhân quyền của các quốc gia Tây Phương, từ những vận động của Cộng đồng người Việt tỵ nạn. Tuy không trực tiếp liên hệ đến các điều khoản mà Hà Nội cam kết khi gia nhập WTO; nhưng với khả năng tranh thủ sự hậu thuẫn của chính giới quốc tế về tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam, cộng đồng người Việt có thể điều hướng sự quan tâm của dư luận vào những cao điểm tranh đấu cho nhân quyền, cho sự tự do tôn giáo tại Việt Nam. Nói cách khác, khi Hà Nội bước vào WTO tức là bước vào chỗ làm ăn buôn bán sòng phẳng, tôn trọng các giá trị chung của nhân loại chứ không thể làm theo những luật lệ riêng của mình. Vì thế, đây là cơ hội thuận lợi để cộng đồng người Việt hải ngoại gia tăng những đòi hỏi cải tổ của chế độ Hà Nội

Tóm lại, việc Cộng sản Việt Nam theo đuổi 11 năm (1995-2006) để hoàn thành lộ trình gia nhập WTO vào ngày 8 tháng 11 năm 2006, cho thấy là họ đã đi quá chậm. Sự chậm trễ này, không phải là sự đắn đo của Hà Nội qua các thủ tục đàm phán mà chính vì thái độ thiểu hiểu biết và thiếu tự tin trong các cuộc đàm phán, cho nên đất nước Việt Nam đã bị đói rách như ngày nay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.