Công Ty Nhà Nước Đổ Thừa Cho Các Tai Họa Kinh Tế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủ tướng Việt Nam cải tổ lại các công ty quốc doanh
Việc vay mượn của các công ty nhà nước một phần bị đổ thừa cho các tai họa kinh tế
James Hookway, Wall Street Journal 23/6/08,

Khánh Ðăng lược dịch

HÀ NỘI – Thủ tướng Việt Nam nói rằng ông ta dự định sẽ cải tổ lại các công ty quốc doanh đầy quyền thế hiện đang là nguyên nhân dẫn đầu cho sự đảo ngược đột ngột vận may của đất nước ông ta, vốn từng là một quốc gia có nền kinh tế nóng hổi ở Ðông Nam Á bây giờ phải vùng vẫy để đẩy lui một cuộc khủng hoảng bị lèo lái bởi nạn lạm phát.

JPEG - 22 kb

Trong khi đến Hoa Kỳ vào hôm Thứ Hai trong một chuyến viếng thăm đã được dự định đến Hoa Thịnh Ðốn, ông Nguyễn Tấn Dũng bị nhiều áp lực để ngăn ngừa những rắc rối của Việt Nam không trở thành một đám mây mù bao phủ các quốc gìa khác, mà trong môi trường kinh tế tốt lành của vài năm vừa qua, đã di chuyển nhanh chóng từ bên lề để đi vào dòng chính thống của tư bản chủ nghĩa và thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài.

Nhiều trong những quốc gia đó — được biết như là những quốc gia “tiền đồn” theo cách nói của giới đầu tư – hiện đang cố gắng đương đầu với sự đi xuống của kinh tế toàn cầu.

Một phần các khó khăn của Việt Nam là các đại công ty quốc doanh và từng đợt vay mượn mà họ đã thực hiện để bành trướng ra từng đầu đường xó chợ của đời sống kinh doanh trong cả nước

JPEG - 7.3 kb

Ðầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài đổ vào đưa thêm tiền vô nền kinh tế, mà vài nhà kinh tế lập luận rằng (nền kinh tế) không có khả năng linh động để hấp thụ một cách đủ nhanh. “Trong vài tháng qua, Việt Nam đã phải đối diện với một số khó khăn của nạn lạm phát vì nền kinh tế của chúng tôi còn non nớt và cũng vì những vấn đề du nhập vào từ bên ngoài”, ông Dũng cho biết khi trả lời những câu hỏi được viết gửi tới. “Thay đổi lại kết cấu và cải tổ lại các doanh nghiệp nhà nước … là một trong những nhiệm vụ chính yếu để làm mạnh mẽ kinh tế Việt Nam”, ông ta nói thêm.

Vào tháng Năm, tỷ lệ lạm phát hàng năm đứng ở mức hơn 25%. Thị trường chứng khoán của Việt Nam — sau khi cao hơn gấp ba giữa đầu năm 2006 và cuối năm 2007 — thì năm nay cho đến bây giờ đã tuột xuống mức 62%.

Chính phủ đã cắt mức tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm nội điạ) ước lượng cho năm nay xuống còn khoảng 7% từ một mức 8% đến 9% trước đây. Ðơn vị tiền tệ Việt Nam, đồng bạc VNÐ, đã bị suy yếu trầm trọng, vì nạn lạm phát hoành hoành, và được tiên đoán là sẽ còn mất giá thêm đối với đồng đô la.

Trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ, ông Dũng sẽ gặp gỡ cựu Chủ tịch Ban quản trị Ngân khố Liên bang Hoa Kỳ để bàn thảo tìm ra phương cách hồi phục lại giá cả tài sản đầu tư và chứng khoán bấp bênh vì nạn lạm phát (asset bubble), cũng như hội đàm với Tổng thống Bush. Các vấn đề của Việt Nam hiện đang làm cho các nhà đầu tư thận trọng về các quốc gia tiền đồn khác.

Một vài quốc gia có nguồn hàng hóa dồi dào đã phát đạt hơn, đặc biệt là ở vùng Trung Ðông, là nơi các nước như Lebanon, Oman và Qatar nhìn thấy chỉ số chứng khoán của họ tăng hơn 20%.

JPEG - 34 kb

Nhưng các nền kinh tế khác cũng đặt căn bản trên chế tạo sản xuất đã nhìn thấy thị trường của họ bị suy sụp vì các nhà đầu tư rút tiền bạc của họ ra, một phần là vì nhu cầu đòi hỏi đang bị chậm lại ở Hoa Kỳ và Âu Châu, và một phần là do những sợ hãi về nạn lạm phát gia tăng mà tình trạng của Việt Nam như một lò lửa đang bùng cháy. Bulgaria đã từng nhìn thấy chỉ số cổ phần chính thức rơi xuống 24% kể từ đầu năm nay, Romania bị rơi xuống 16% và Ukraine rớt xuống 25%.

“Có một chút xíu thuộc về cái chủ đề ghê sợ đối với toàn bộ phân đoạn này, một phần vì những gì đang xảy ra ở Việt Nam”, theo Spencer White, một cựu phân tích gia của công ty đầu tư tài chánh Merrill Lynch, đã rời bỏ để gia nhập vào một tổ hợp môi giới tại TPHCM.

Cho đến bây giờ thì đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam chưa bị ảnh hưởng gì nhiều.

Sau khi thu hút được 20 tỷ Mỹ kim từ đơn xin đầu tư trực tiếp nước ngoài, ông Dũng nói Việt Nam sẽ nhận được 22 tỷ Mỹ kim từ các đơn xin như vậy trong 6 tháng đầu năm 2008 và vẫn là một triển vọng hấp dẫn cho giới đầu tư.

“Tôi tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mau lẹ và quay trở lại một tỷ lệ tăng trưởng nhanh chóng có khả năng chịu đựng được”, ông nói.

Nhưng tình trạng lao động đình công đang lan rộng vì hàng chục ngàn người rời bỏ đồng quê lên làm việc trong những xí nghiệp lắp ráp điện tử và dệt may đang nếm mùi kinh tế đi xuống trầm trọng.

“An toàn để nói rằng tất cả chúng tôi tụ họp ở nơi đây chỉ để nhận biết về giá cả gia tăng như chong chóng và ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát đang gây ra trên môi trường kinh doanh tại Việt Nam”, ông Michael Pease, chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ đồng thời là Tổng giám đốc công ty Ford Việt Nam đã phát biểu trong một cuộc hội thảo kinh doanh tại Hà Nội hồi đầu tháng này.

Ông Dũng, 58 tuổi, là thủ tướng trẻ nhất của Việt Nam khi ông ta nhậm chức vào năm 2006, một năm sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới. Việt Nam, là một kẻ đến tương đối trễ đối với việc mở rộng kinh tế, có một vai trò kiểu mẫu mạnh mẽ ở Á Châu và là một mô hình rõ ràng để bắt chước về giá lao động rẻ, mức tăng trưởng xuất cảng mạnh sẽ là cơ cấu hoạt động rất tốt cho các nước láng giềng.

Giới lãnh đạo Viêt Nam đã bảo bọc cho các công ty quốc doanh với các khoản vay mượn có lãi xuất rẻ mạt để họ có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài mà nhà nước đang cố gắng ve vãn, thậm chí cả các lãnh lạo cũng khuyến khích cỗ vũ cho các doanh nghiệp tư nhân.

Ông Dũng nói một trong những chính sách phát triển trọng tâm của Việt Nam là xây dựng những tập đoàn kinh tế quốc doanh hùng mạnh “để họ có thể trở thành những trụ cột của nền kinh tế”.

JPEG - 6.4 kb

Những người cố vấn cho ông Dũng cho biết chính sách này đã bị ảnh hưởng bởi cái lề lối mà các công ty Nam Hàn, được biết như là các chaebols, đã bành trướng khắp nơi trong nền kinh tế của nước đó. Các nhà kinh tế nói rằng chính sách đó được đưa ra ở một cái giá khiến các bộ phận doanh nghiệp tư nhân nhỏ hơn nhưng có hiệu quả hơn, với các mối liên hệ trực tiếp với nhà nước ít hơn, bị chèn ép đẩy lui.

Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Vietnam Oil & Gas Corp), hay còn gọi là PetroVietnam, đã chuyển hướng vào ngành ngân hàng và hiện thời đang cho xây dựng một khách sạn 5 sao tại khu kinh doanh mới ở ngoại ô Hà Nội, mặc dù Việt Nam đang chờ đợi cả một thập niên để cho công ty này hoàn tất một xưởng lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tập đoàn điện lực Việt Nam (Vietnam Electricity Corp) đã đầu tư nặng nề vào ngành viễn thông và mới đây đã cam kết 250 triệu Mỹ kim vào việc phát triển một khu du lịch gần bờ biển, làm giận dữ nhiều người dân Việt Nam hiện đang thỉnh thoảng phải chịu đựng cảnh bị cúp điện.

Tại Vinashin, tức là Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tổng giám đốc quản trị Pham Thanh Bình đã vay mượn 3 tỷ đô la để trang trải cho việc mở rộng của công ty vào ngành kinh doanh hàng hải và chế tạo sản xuất, nhằm yểm trợ cho các hoạt động đóng tàu chủ yếu của họ. Vinashin cũng khuếch trương vào ngành ngân hàng, giao dịch chứng khoán và thậm chí nấu cả bia rượu.

****

Vietnam’s Premier to Shake Up State Companies
Firms’ Borrowings Partially Blamed For Economic Woes
James Hookway

HANOI — Vietnam’s prime minister said he plans to shake up the powerful state companies that have been a leading cause of his nation’s sharp reversal of fortune as the once-hot Southeast Asian economy now struggles to avert an inflation-driven crisis.

As he arrives in the U.S. Monday for a scheduled visit to Washington, Nguyen Tan Dung is under pressure to prevent Vietnam’s troubles from casting a cloud over other countries that, in the benign economic environment of the past few years, were moving swiftly from the fringes into capitalism’s mainstream and attracting vast amounts of foreign investment.

Many of those nations — known as “frontier” countries in investor parlance — are already trying to cope with the global economic slowdown.

Part of Vietnam’s problem is its massive, state-owned companies and the wave of borrowing they undertook to expand into every nook and cranny of the country’s business life.

Strong foreign-investment inflows put yet more money into the economy, which some economists argue didn’t have the flexibility to absorb it quickly enough. “Over the last few months, Vietnam has been facing some difficulties with inflation because of our immature economy and also problems imported from overseas,” Mr. Dung said in answer to written questions. “Restructuring and reforming the state-owned enterprises…is one of the key tasks in strengthening Vietnam’s economy,” he said.

In May, annual inflation stood at more than 25%. Vietnam’s stock market — after more than tripling between the beginning of 2006 and the end of 2007 — has dropped 62% so far this year.

The government has cut its GDP-growth estimate for this year to around 7% from a previous 8.5% to 9%. The Vietnamese currency, the dong, has weakened sharply, exacerbating inflation, and is expected to fall still further against the dollar.

During his U.S. visit, Mr. Dung will meet with former Federal Reserve Board Chairman Alan Greenspan to discuss ways to recover from an inflationary asset bubble, as well as talk with President George W. Bush and investors. Vietnam’s problems already are making investors wary about other frontier nations.

Some commodity-rich nations have thrived, particularly in the Middle East, where Lebanon, Oman and Qatar have all seen their stock indexes rise by more than 20%. But other manufacturing-based economies have seen their markets slump as investors pull out their cash, partly because of slowing demand in the U.S. and Europe, and partly because of fears about rising inflation that Vietnam’s situation is stoking. Bulgaria has seen its main share index fall 24% since the beginning of the year, Romania has fallen 16% and Ukraine has dropped 25%. “There is a bit of a thematic aversion to this whole segment, partly because of what’s been happening in Vietnam,” said Spencer White, a former Merrill Lynch analyst who left the company to join a Vietnamese brokerage in Ho Chi Minh City.

So far, foreign direct investment in Vietnam hasn’t been much affected.

After attracting $20 billion in foreign-direct-investment applications last year, Mr. Dung said Vietnam will receive at least $22 billion in such applications in the first six months of 2008 and remains an attractive prospect for investors.

“I believe Vietnam’s economy will quickly recover and return to a rapid and sustainable growth rate,” he said. But labor strikes are spreading as tens of thousands of people who moved from the countryside to work in Vietnam’s electronics and textiles factories experience their first serious economic downturn.

“It is safe to say that all of us gathered here are only too aware of spiraling costs and the negative effect that inflation is having on the business environment in Vietnam,” Michael Pease, chairman of the American Chamber of Commerce and general director of Ford Motor Co. in Vietnam, told a business conference in Hanoi earlier this month.

Mr. Dung, 58 years old, was Vietnam’s youngest prime minister when he took office in 2006, a year after the country joined the World Trade Organization. Vietnam, as a relative latecomer to economic opening, had strong role models in Asia and explicitly mimicked the cheap-labor, strong exports growth model that worked so well for its neighbors.

Vietnam’s Communist leaders bolstered state-owned companies with cheap money so they could compete with the foreigners the government was also trying to woo, even as leaders fostered private enterprise.

Mr. Dung said one of Vietnam’s core development policies was to build strong, state-owned conglomerates “so they can become pillars of the economy.” People who advise Mr. Dung said the policy was influenced by the way South Korean companies, known as chaebols, expanded across that country’s economy. Economists said the policy came at the cost of crowding out smaller, more efficient private-sector businesses with less direct links to the government.

Vietnam Oil & Gas Corp., or PetroVietnam, moved into banking and is now building a five-star hotel in Hanoi’s new business district on the edge of town, even though Vietnam has been waiting for a decade for the company to complete its first oil refinery. Power generator Vietnam Electricity Corp. has invested heavily in telecommunications and recently committed $250 million to a beach-resort development, angering many ordinary Vietnamese who are dealing with intermittent black-outs.

At Vinashin, or Vietnam Shipping Industry Group, Chief Executive Pham Thanh Binh borrowed $3 billion to finance the company’s expansion into shipping lines and manufacturing businesses to support its primary shipbuilding operations. Vinashin also expanded into finance, stock-trading and even brewing beer.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.